Mối liên quan giữa các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 104 - 107)

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinhviên

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

3.3. Mối liên quan giữa các giải pháp

6 nhóm giải pháp quản lý hoạt động tự học đã được nêu ở chương 3 có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học theo học chế tín chỉ của sinh viên của trường ĐH KTCN Long An. Nó thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự học của sinh viên. Mỗi giải pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng và trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, do vậy các giải pháp đó không độc lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết thống nhất và ràng buộc lẫn nhau.

Giải pháp thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy và học theo học chế tín chỉ là giải pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò là nền tảng cho các giải pháp khác bởi vì khi có nhận thức đúng đắn thì mới có thái độ đúng và từ đó mới có hành vi đúng. Vì vậy nếu giảng viên và sinh viên không có nhận thức đúng đắn về phương thức đào tạo mới, không vươn lên thích ứng với hoàn cảnh mới thì mọi giải pháp khác đều là vô nghĩa.

Ngày nay, khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi cả nhà trường phải có những đổi mới cơ bản về tư duy để đáp ứng với yêu cầu chuyển từ đào tạo mà người thầy làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Đây là vấn đề thuộc về tư tưởng nên không thể một sớm một chiều, do vậy trên con đường chuyển đổi, nhà trường cần có lộ trình và liên tục phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.

Đồng thời, nó cũng đòi hỏi sự đổi mới trong phương pháp học, từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phương pháp. Cái chúng ta cần của sinh viên ngày nay không phải là kiến thức ghi chép được trong một quyển sách mà thầy đọc trò ghi như trước kia mà là phương pháp học sáng tạo, để giải quyết những

vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên thì một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được đó là hệ thống cố vấn học tập.

Trong hệ thống đào tạo này, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khoá. Đăng ký khối lượng học tập, quyết định sẽ học những môn nào trong học kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với người học. Đăng ký đúng với năng lực của bản thân sẽ mang lại kết quả học tập tốt, làm cho sinh viên phấn khởi hơn trong học tập. Đăng ký vượt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả học tập kém làm sinh viên hoang mang, bối rối, ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ học sau và có thể có những sai lầm tiếp trong đăng ký các học phần tiếp theo. Chính vì vậy, CVHT phải là những người hiểu rõ quy chế, nắm được năng lực, hoàn cảnh cụ thể của từng sinh viên, tư vấn, giúp đỡ các em trong việc đăng ký các môn học

Để nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn thì ngoài sự tích cực từ phía sinh viên thì phải kể đến những giảng viên, những người trực tiếp tham gia vào quá trình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn sinh viên phương pháp, kỹ năng tự học. Việc quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức mới cho giảng viên là một trong những giải pháp cần thiết để thông qua các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tích cực hoá hoạt động tự học của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tính tự giác, tích cực tự học của sinh viên.

Sẽ không thể đổi mới phương pháp dạy - học được nếu như không có sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo khi triển khai đào tạo tín chỉ phải đáp ứng đầy đủ và linh hoạt.

Bên cạnh đó, cần phải có sự đồng tâm hợp lực của tất cả các thành viên, các đơn vị chức năng trong hệ thống quản lý nhà trường. Việc phân cấp quản lý đào tạo cho các đơn vị trong toàn trường cùng tham gia tích cực sẽ tạo nên một luồng

gió mới, phát huy cao độ sức mạnh của các phòng ban chức năng, các khoa đào tạo và từng cán bộ, giảng viên thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo và nó như một chất xúc tác hỗ trợ, thúc đẩy các giải pháp quản lý tự học phát triển.

Hệ thống quản lý cần sắp xếp gọn, nhẹ và tất cả vì sự phục vụ cho sự phát triển của sinh viên là mấu chốt và tiền đề cho các nội dung quản lý khác.

Cuối cùng là phải tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên, nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, giảng viên, và ý thức tự học của sinh viên. Để từ đó, phát huy được những mặt mạnh, cũng như tìm ra nguyên nhân của hạn chế, để có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Tóm lại, mỗi giải pháp đều có một vai trò và ý nghĩa riêng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Quản lý hoạt động tự học sẽ chỉ đạt hiệu quả khi 6 nhóm giải pháp được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w