Mục đích Ý nghĩa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 91 - 96)

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinhviên

3.2.3.1.Mục đích Ý nghĩa

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

3.2.3.1.Mục đích Ý nghĩa

Theo quan điểm dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm. Người học là chủ thể tích cực, chủ động tìm ra tri thức bằng hành động của chính mình, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, giúp đỡ trò tìm ra tri thức.

Đặc biệt, đối với đào tạo theo học chế tín chỉ thì thời gian lên lớp giảm, thời gian học nhóm và tự học tăng lên. Vậy câu hỏi đề ra cho các giảng viên là phải dạy trên lớp như thế nào để phát huy hết được vai trò của người thầy và thúc đẩy, phát huy năng lực tự học của trò? Phải có hình thức kiểm tra thế nào để sinh viên nghiên cứu và phát huy tính chủ động của họ?

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tích cực hoá hoạt động tự học của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tính tự giác, tích cực tự học của sinh viên

3.2.3.2. Nội dungcủa giải pháp

Nội dung của phương pháp này bao gồm:

- Quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và việc thực hiện chương trình dạy học. - Quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp của giảng viên.

- Quản lý chỉ đạo việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và việc thực hiện chương trình dạy học.

Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, trường xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với từng chuyên ngành. Tuy nhiên, khi thực hiện theo học chế tín chỉ thì chương trình đào tạo phải được cấu trúc lại nên khi thực hiện thì giảng viên phải đảm bảo lịch trình phải thực hiện hết sức chính xác. Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho mỗi giảng viên tiến hành dạy học một cách chủ động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành, quản lý hoạt động dạy của nhà trường, của khoa được đồng bộ, hiệu quả.

Để có thể thực hiện tốt công việc này mỗi giảng viên phải nắm vững một số vấn đề sau:

+ Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, cấu tạo nội dung chương trình môn học. + Nguồn giáo trình, tài liệu tương ứng

+ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của trường.

+ Kinh nghiệm, cách thức lập kế hoạch giảng dạy môn học, trong đó có sự đảm bảo về thời gian, điều kiện kinh phí cùng với sự kiểm định, kiểm tra tính khả thi tương ứng.

- Quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp của giảng viên.

Giải pháp quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Các cán bộ quản lý của khoa, trường phải có kế hoạch, tạo điều kiện tốt, điều hành hữu hiệu công việc này dựa trên các yếu tố sau:

+ Xác định mục tiêu giáo án phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chung của chương trình bộ môn, hướng vào người học. Mục tiêu yêu cầu bài giảng đề ra càng có thể đo đếm, kiểm chứng được mức độ đạt được càng tốt.

+ Nội dung bài học phải phù hợp với chương trình môn học.

+ Nội dung giáo án phải thể hiện được tính toàn diện, thể hiện được những đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giúp người học tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề.

+ Những thông tin trong môn học cần bám sát với thực tiễn nhằm giúp sinh viên dễ dàng thích nghi với công việc khi ra trường.

- Quản lý chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy hiệu quả là phải thích hợp với đối tượng người học cụ thể và điều kiện giảng dạy cụ thể. Để tiến hành đổi mới phương pháp dạy

học, trước hết phải làm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức được xu hướng đổi mới của giáo dục. Xét về mối quan hệ dạy học giữa người dạy và người học đã tạo ra những nhân tố mới về các kiểu phương pháp dạy học như:

+ Dạy học cộng tác: Thầy cung cấp vấn đề, giới thiệu cách giải quyết. Trò tự giải quyết vấn đề. Thầy kiểm tra, đánh giá kết quả.

+ Dạy học Ơristic nêu vấn đề: Thầy nêu vấn đề. Trò tự tìm cách giải quyết vấn đề. Thầy kiểm tra, đánh giá.

+ Dạy học tích cực: Phát huy triệt để tính chủ động, tích cực hoạt động tự nhận thức của người học, coi người học là chủ thể trong quá trình hoạt động nhận thức cũng có nghĩa là “Lấy người học làm trung tâm”.

+ Dạy học cá thể hoá, theo nhóm: là một kiểu dạy học tích cực theo một dạng riêng.

+ Dạy học bằng phương pháp giải quyết tình huống giúp sinh viên tự khẳng định mình bằng kiến thức đã học và tự học để giải quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống.

+ Kỹ thuật hoá việc dạy học: Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại (thiết bị nghe, nhìn, công nghệ tin học, máy vi tính…) hỗ trợ cho thầy và trò theo phương pháp chương trình hoá, mô hình hoá…

Đối với đào tạo theo tín chỉ, thời gian lên lớp giảm nhưng vai trò của người thầy không vì thế mà bị lu mờ, trái lại vai trò của người thầy càng đặc biệt, đó là vai trò điều khiển, hướng dẫn, cố vấn, kiểm tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Kiểm tra, đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ có rất nhiều điểm khác biệt so với đào tạo theo niên chế. Tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học và đề cao trách nhiệm của người thầy. Thầy là người nắm được nhiều thông

tin nhất để đánh giá chất lượng học tập của người học. Đánh giá học phần trong đào tạo theo tín chỉ là đánh giá quá trình đào tạo không chỉ bằng các bài kiểm tra, bài thi cuối môn học mà còn đánh giá bằng:

+ Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận)

+ Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao)

+ Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế + Bài thi kết thúc môn.

Điều này làm cho sinh viên phải học tập, kiểm tra trong suốt học kỳ chứ không phải chỉ trông chờ vào kết quả của kỳ thi đầy may rủi. Vì thế khi điểm học phần không đạt thì sinh viên phải học lại, chứ không thể đơn thuần là tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2 như học chế niên chế.

Việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa giáo dục và dạy học. Qua kiểm tra, đánh giá sinh viên biết được mức độ nắm bài học của mình để tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân, phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Cũng nhờ có kiểm tra đánh giá mà giảng viên thấy được đặc điểm của từng học sinh, đó là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của mình.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Giảng viên giúp sinh viên xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa nội dung học tập.

Nhà trường tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng học, khai thác hiệu quả thư viện, nhằm nâng cao nhận thức và hứng thú học tập cho sinh viên, tạo điều kiện cho giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

Khoa tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lí nhằm đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên..

3.2.4. Giải pháp 4: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tự học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 91 - 96)