- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinhviên
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
2.3.1. Thực trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò tự học.
về vai trò tự học.
Hoạt động học ngày nay muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phải học cách học, nghĩa là trong quá trình học tập, sinh viên không chỉ hướng vào chiếm lĩnh tri thức, mà còn phải chiếm lĩnh ngay chính những tri thức về hoạt động học. Điều then chốt của sự “học” là “thông tin”, sức mạnh của con người ngày nay phụ thuộc vào năng lực nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, đề ra những quyết định kịp thời và có hiệu quả.
Với phương thức đào tạo theo tín chỉ chủ yếu là tự học. Muốn cho hoạt động tự học có hiệu quả, thì phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của tự học và từ đó hình thành những quyết tâm, ý chí phấn đấu để thực hiện mục tiêu học tập. Các hình thức, giải pháp giáo dục thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên đó là: giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức và mục tiêu đào tạo, xây dựng môi trường học tập theo nhóm sẽ giúp sinh viên hình thành động cơ, thái độ học tập đúng
đắn dẫn đến ham muốn và say mê học tập nghiên cứu nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của mình.
Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý về ý nghĩa công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường ĐH KTCN Long An
TT Nội dung Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Hình thành tính kỉ luật, tự giác, thói quen và nề nếp học tập cho sinh viên
68 30 2
2 Rèn luyện cách học tập, làmviệc, tư duy cho sinh viên 74 26 0
3 Hình thành và phát triển nhâncách cho sinh viên 62 34 4
4
Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
82 18 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo) Qua khảo sát, nhận thấy công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên là một công tác quan trọng. Nó hình thành tính kỷ luật, tự giác, thói quen và nề nếp học tập cho sinh viên; rèn luyện cách học tập, làm việc, tư duy cho sinh viên; hình thành và phát triển nhân cách và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cho sinh viên, trên 60% nội dung khảo sát cho rằng rất quan trọng, trên 25% là quan trọng và dưới 4% là không quan trọng.
Bảng 2.7. Đánh giá về hoạt động giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức về mục tiêu đào tạo
TT Giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức về mục tiêu ĐT Tần số thực hiện % Mức độ thực hiện % Thườn g xuyên Không thườn g xuyên Chưa thực hiện Tốt Trung bình Chưa tốt 1 -Phổ biến mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Phổ biến quy định, quy chế nội quy hoạt động tự học
100 0 0 52 48 0
2
- Nâng cao nhận thức về sứ mệnh của nhà trường, vai trò của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập quốc tế
66 28 6 38 50 12
3
- Tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về tự học với sinh viên các trường bạn
18 36 46 16 52 32
(Nguồn: Phòng Đào tạo) Sau khi khảo sát kết quả thu được như sau:
- Việc phổ biến quy định, quy chế, nội quy hoạt động tự học tần số thực hiện thường xuyên là 100%, với mức độ thực hiện tốt 52% và mức độ trung bình là 48%.
- Nâng cao nhận thức về sứ mệnh của nhà trường, vai trò của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập quốc tế với tần số thực hiện thường xuyên chiếm 66%, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chỉ đạt 38%.
- Tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về tự học với sinh viên các trường bạn tần số thực hiện thường xuyên là 18%, còn số lượng lớn 46% sinh
viên chưa bao giờ tham gia giao lưu học hỏi các kinh nghiệm về tự học với sinhviên trường bạn.
Nhận xét: Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức cho sinh viên về mục tiêu đào tạo đã được nhà trường quan tâm và được thực hiện vào đầu các năm học, nhưng để có được những kết quả khích lệ hơn nữa đòi hỏi công tác này phải được thường xuyên tổ chức và bằng nhiều hình thức khác nhau. Học thầy không tày học bạn, vì vậy cần phải tổ chức cho sinh viên giao lưu tham quan học hỏi sinh viên các trường bạn, tổ chức các chuyên đề về tự học có thể sinh viên khoá trên hướng dẫn truyền đạt kinh nghiệm cho sinh viên khoá dưới. Làm được như vậy sẽ tạo môi trường tự học tích cực, khuyến khích, kích thích sinh viên tự tìm tòi nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh tri thức.