Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 44 - 47)

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinhviên

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định đến kết quả của hoạt động tự học. Trong quá trình tự học, yếu tố nội lực của cá nhân người học là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học. Sự trợ giúp của yếu tố ngoại lực chỉ có tác dụng hỗ trợ, kích thích các yếu tố nội tại phát triển. Nội lực của sinh viên bao gồm:

- Những yếu tố với tư cách là thành phần cấu trúc của hoạt động tự học đó là nhận thức về tự học, động cơ tự học, thái độ tự học, kỹ năng tự học.

- Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học với tư các là tiềm năng tự học của học sinh như yếu tố bẩm sinh, di truyền và một số kỹ năng tự học.

- Yếu tố sức khỏe các nhân: hoạt động tự học là hoạt động cần nhiều năng lượng thần kinh, do vậy đòi hỏi học sinh phải có sức khỏe tốt thì mới đảm bảo cho hoạt động tự học đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố như:

- Nhận thức về tự học của sinh viên: nhận thức đúng sẽ giúp sinh viên tự ý thức về vai trò quan trọng việc tự học từ đó sinh viên sẽ tự giác trong việc tự học. Sự tự giác sẽ giúp sinh viên định hướng được học để làm gì, từ đó tạo cho sinh viên động cơ học tập tích cực. Nhận thức về hoạt động tự học của sinh viên thể hiện ở:

+ Quan niệm đúng về tự học.

+ Nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò của tự học. + Nhận thức được những nội dung và cách thức tự học.

+ Nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.

- Thái độ tự học: “Thái độ học tập là những tâm thế được hình thành nhờ học tập mang nặng màu sắc cảm xúc tạo ra sự phản ứng triệt để, dễ chịu, hoặc không thoải mái với người, tình huống hoặc ý tưởng nào đó”. Chính vì thế mà thái độ học tập có ảnh hưởng đến việc học. Nếu sinh viên có nhu cầu học, mục tiêu, thích thú, say mê thì sẽ hình thành nơi họ thái độ chuyên cần, nghiêm túc, khắc phục khó khăn để học tốt. Còn ngược lại, việc học chỉ là gánh nặng, là sự ép buộc dẫn đến thi cử đối phó, quay cóp….

- Kỹ năng tự học: sinh viên có được kỹ năng tự học tốt sẽ dễ dàng biến các kiến thức thành tri thức của bản thân. Nó bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch tự học, kỹ

năng đọc và nghiên cứu tài liệu, kỹ năng hệ thống kiến thức đã học, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá quá trình học.

Tóm lại, có nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động tự học, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trò cốt lõi, các yếu tố khách quan đóng vai trò chi phối. Nắm được các yếu tố chi phối hoạt động tự học sẽ giúp quản lý tốt hoạt động tự học của sinh viên. Rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tự học cùng với việc xác định mục đích, động cơ tự học, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học là cần thiết, điều quan trọng là sinh viên phải có các kỹ năng tự học đó là: đọc sách, ghi chép, hệ thống hóa, khái quát hóa, tự kiểm tra đánh giá,v.v… để quản lý hoạt động tự học của sinh viên có hiệu quả cần phát triển hứng thú học tập, duy trì tính tích cự, chủ động sáng tạo và tư duy khoa học của sinh viên trong hoạt động tự học.

Kết luận chương 1

Sau khi trình bày các khái niệm và thuật ngữ có liên quan, chương 1 của luận văn đã đi vào tìm hiểu mục đích và nội dung của công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên hiện nay, và nhất là khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Qua đó, toàn bộ chương 1 đã vạch ra một cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, đây là nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w