- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinhviên
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
2.3.2. Thực trạng về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Kinh tế Công nghiệp Long An
Đội ngũ giảng viên của trường là những giảng viên có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, với đội ngũ giảng viên trẻ, do vậy việc đổi mới phương pháp giảng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ giảng viên chưa có ý thức áp dụng phương pháp dạy học tích cực, chưa tích cực khai thác, tận dụng trang thiết bị hiện đại vào việc dạy học, chưa có phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với đào tạo theo tín chỉ.
Bảng 2.8. Các phương pháp dạy học được sử dụng tại trường ĐH KTCN Long An TT Các phương pháp dạy học Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện 1 Giảng giải 60 40 0 2 Thuyết trình 42 40 18
3 Dạy học nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề 56 32 12
4 Gợi mở vấn đáp 24 56 20
5 Thảo luận nhóm 40 44 16
(Nguồn: Phòng Đào tạo) Nhận xét: qua bảng phân tích cho ta thấy giảng viên có nhiều phương pháp dạy khác nhau. Trong đó, phương pháp giảng giải vẫn được sử dụng thường xuyên nhất với mức độ thực hiện là 60%, kế đến là phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề đạt 56%, điều này chứng tỏ các giảng viên đang dần khác phục quan điểm dạy học kiểu giáo điều, truyền thụ kiến thức một chiều, trên cơ sở phát huy tư duy biện chứng, tư duy sáng tạo, hình thành và rèn luyện ý chí làm việc độc lập, sáng tạo cho sinh viên. Phương pháp thuyết trình và thảo luận nhóm được sử dụng trên 40% trong hoạt động giảng dạy, phương pháp gợi mở vấn đề chưa được sử dụng thường xuyên chỉ đạt 24%. Trong hoạt động giảng dạy nhà trường còn khuyến khích các giảng viên sử dụng sơ đồ tư duy nhằm giúp sinh viên có thể vận dụng hết khả năng của mình trong học tập. Tuy nhiên, ta vẫn còn thấy một bộ phận giảng viên chưa áp dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực theo yêu cầu của dạy học theo học chế tín chỉ.
Bảng 2.9. Các hoạt động của giảng viên trong vấn đề tự học của sinh viên trường ĐH KTCN Long An
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện % Đánh giá kết quả %
Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện Tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt 1 Hướng dẫn cho sinh viên
các nội dung tự học; giới thiệu sách, tài liệu; hướng dẫn sinh viên cách
thu thập và xử lý thông tin. 2 Hướng dẫn phương pháp tự học hiệu quả. 62 38 0 18 34 48 0 3 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực. 54 32 14 12 26 44 18 4 Sử dụng trang thiết bị, công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.
48 42 10 18 24 46 12
5
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
80 20 0 26 34 40 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo) Bảng tổng hợp khảo sát 50 giảng viên cho thấy việc giảng viên:
- Hướng dẫn cho sinh viên các nội dung tự học; giới thiệu sách, tài liệu; hướng dẫn sinh viên cách thu thập và xử lý thông tin 68% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, còn lại 32% cho rằng thực hiện không thường xuyên. Về chất lượng 20% ý kiến đánh giá tốt, 22% đánh giá tương đối tốt, 58% đánh giá là trung bình
- Hướng dẫn phương pháp tự học có hiệu quả: có 62% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, còn lại 38% cho rằng thực hiện không thường xuyên. Về chất lượng 22% ý kiến đánh giá tốt, 38% đánh giá tương đối tốt, 40% đánh giá là trung bình.
Nhìn chung ta thấy giảng viên có ý thức trong hướng dẫn sinh viên về nội dung tự học, phương pháp tự học có hiệu quả giới thiệu sách, tài liệu. Tuy nhiên, hoạt động hướng dẫn phương pháp tự học hiệu quả của giảng viên còn ít, vẫn
còn một bộ phận ở mức độ không thường xuyên và đánh giá kết quả thì phần trăm trung bình vẫn chiếm tỷ lệ cao.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực: 54% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, 32% cho rằng thực hiện không thường xuyên, 14% cho rằng chưa bao giờ thực hiện. Đánh giá kết quả có 12% là tốt, 26% tương đối tốt, 44% trung bình, 18% chưa tốt. Điều này cho thấy mức độ thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giảng viên còn hạn chế và không thường xuyên, kết quả đạt ở mức tương đối tốt và trung bình.
- Sử dụng trang thiết bị hiện đại và công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, với mức độ thường xuyên là 48%, không thường xuyên là 42%, tùy theo đặt thù từng môn học của từng ngành mà việc sử dụng trang thiết bị, công nghệ thông tin vào giảng dạy được sử dụng thường xuyên hay không thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn 10% giảng viên chưa sử dụng trang thiết bị vào hoạt động giảng dạy. Về kết quả đạt được lượng 18% ý kiến đánh giá tốt, 24% đánh giá tương đối tốt, 46% đánh giá là trung bình và 12% đánh giá chưa tốt.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 80% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, còn lại 20% cho rằng thực hiện không thường xuyên. Về chất lượng 26% ý kiến đánh giá tốt, 34% đánh giá tương đối tốt, 40% đánh giá là trung bình. Qua kết quả ta thấy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện thường xuyên nhưng chất lượng được đánh giá ở mức tương đối tốt và trung bình.
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chỉ bằng các bài kiểm tra, bài thi cuối môn học mà còn bằng nhiều cách đánh giá khác nhau. Đánh giá đúng năng lực và trình độ của sinh viên sẽ tạo động lực kích thích sinh viên học tập.
Bảng 2.10. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường ĐH KTCN Long An
TT Các hình thức kiểm tra đánh giá
Mức độ thực hiện % Đánh giá kết quả %
Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện Tốt Tương đối tốt Trung bình 1 Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận)
64 28 8 52 40 8
2
Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao) 54 32 14 58 30 12 3 Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế 32 56 12 28 48 24
4 Bài thi kết thúc môn học 100 0 0 80 20 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo) Việc kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong quá trình đào tạo do đó đặt ra những yêu cầu cao, chặt chẽ, liên tục về kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy và học buộc sinh viên phải học tập chăm chỉ, không thể chỉ đến khi thi mới học như trước kia, làm tăng vị thế của người thầy trong việc đánh giá sản phẩm đào tạo của mình qua kết quả học tập của sinh viên. Ngoài việc đánh giá năng lực và trình độ của sinh viên, việc kiểm tra đánh giá theo tín chỉ còn phải đánh giá sinh viên về tinh thần thái độ học tập, ý thức chấp hành các nội quy,
quy chế của khoa, trường, có tinh thần cầu thị trong học tập, chuyên cần… Việc kiểm tra đánh giá có thực hiện nghiêm túc mới có thể xây dựng cho sinh viên thái độ học tập tích cực. Việc sinh viên tích cực trong quá trình học chính là đều kiện căn bản để họ lĩnh hội được tri thức. Nếu đánh giá được thực hiện không công bằng, nghiêm túc sẽ làm giảm ý chí phấn đấu của những sinh viên có năng lực và lòng ham mê học hỏi, bởi vì khả năng và công sức của họ không được xem trọng và đánh giá đúng mức.
Qua điều tra cho thấy còn nhiều giảng viên chưa áp dụng triệt để phương thức kiểm tra đánh giá của học chế tín chỉ. Việc đánh giá về hoạt động tự học ở trên lớp thường xuyên là 64%, tuy nhiên việc đánh giá hoạt động tự học ở nhà của sinh viên chưa cao đạt 54%, vẫn còn trên 25% giảng viên không thường xuyên thực hiện hình thức kiểm tra đánh giá này và trên 8% giảng viên chưa bao giờ kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của sinh viên ở nhà và trên lớp.
100% giảng viên thực hiện kiểm tra đánh giá bài thi kết thúc môn và được đánh giá 80% ở mức tốt và 20% ở mức tương đối tốt. Bảng phân tích trên cho thấy cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm tra đánh giá của giảng viên, cần phải cho họ thấy rằng phương thức đào tạo theo tín chỉ phải đổi mới cả về phương pháp giảng dạy cả về kiểm tra đánh giá mới kích thích sinh viên học tập có hiệu quả.