7. Kết cấu của luận văn
2.5.1 Những thành tựu
Trong những năm qua, thị trường BĐS VN nói chung đã có những thành tựu nhất định:
Thứ nhất, các phân khúc thị trường hoạt động ngày càng sôi động như: phân khúc thị trường nhà, căn hộ chung cư; phân khúc thị trường đất phát triển công nghiệp; phân khúc thị trường sản phẩm BĐS thương mại, du lịch; phân khúc nhà cho các đối tượng xã hội …
Thứ hai, chủ thể tham gia thị trường BĐS rất đa dạng. Có thể thấy, tất cả các chủ thể, các loại hình DN đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia thị trường này. Hầu hết các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty lớn của NN hiện đã thành lập hoặc là DN kinh doanh BĐS hoặc tham gia trực tiếp vào kinh doanh BĐS. Tất cả các Tổng Công ty lớn trong ngành giao thông, xây dựng hiện nay trực tiếp hay gián tiếp đều là các CĐT hoặc chủ sở hữu các khu đô thị mới hoặc các tòa chung cư cao tầng. Các CĐT là các công ty nước ngoài cũng đã và đang là chủ các khu đô thị mới, các chung cư cao tầng.
Thứ ba, một số lượng lớn sản phẩm BĐS đã được đưa vào vận hành, đi vào cuộc sống. Những năm qua, sự phát triển của thị trường nhà khu đô thị mới, căn hộ chung cư đã đóng góp một phần rất lớn vào việc góp phần cụ thể hóa quy hoạch đô thị, cải thiện diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị. Đồng thời, nó cũng đáp ứng một phần quan trọng vào nhu cầu về chỗ ở cho người dân đô thị. Điều này đã trực tiếp và gián tiếp tạo nên sự phát triển vượt bậc về quy mô đô thị
Thứ tư, thị trường BĐS phát triển đã thu hút một lượng lớn vốn của nền kinh
tế. Việc tổng hợp số lượng vốn đầu tư vào thị trường BĐS nói chung và thị trường nhà ở khu đô thị mới, căn hộ chung cư nói riêng rất khó và rất không chính xác. Tuy nhiên, theo dõi diễn biến thị trường những năm qua có thể thấy một lượng vốn rất lớn đã và đang được đầu tư vào thị trường này. Về nguồn vốn trong dân cư trong nước, dù không chính xác, nhưng với số dư tín dụng của hệ thống NH cho thị trường BĐS là khá lớn.
Thứ năm, thị trường BĐS có quan hệ rõ nét đối với các thị trường khác trong nền kinh tế như: thị trường tài chính, tiền tệ nói chung, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường lao động…
Thứ sáu, thị trường BĐS là một bộ phận của nền kinh tế đang chuyển sang nền
kinh tế thị trường và ngày càng hoàn thiện. Các thành tố thị trường BĐS ngày càng mở rộng và có sự tham gia ngày càng nhiều của các chủ thể trong nền kinh tế. Các hạn chế đối với người VN định cư ở nước ngoài và người nước ngoài làm ăn sinh sống tại VN dần được gỡ bỏ. Cấp độ thị trường đã có những bước phát triển từ thấp đến cao, một vài yếu tố của thị trường BĐS đang phát triển ở cấp độ cao hơn – cấp độ tài chính hóa.
Thứ bảy, thị trường BĐS bị chi phối mạnh bởi tốc độ công nghiệp hóa, đô thị
hóa cao của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế đang phát triển, mới nổi như VN, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một tất yếu. Do vậy, một trong những đặc trưng của thị trường BĐS là bị chi phối mạnh bởi tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao của nền kinh tế. Từ đặc trưng này, thị trường BĐS luôn cần một lượng vốn lớn, phát triển với tốc độ ngày một mạnh. Bên cạnh đó, nó cũng đi kèm với độ tự phát lớn, Đặc điểm này tạo ra sức ép về việc chuyển đổi đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) sang đất công nghiệp và đô thị cũng như những sức ép về quy hoạch, cảnh quan, môi trường và phát triển bền vững.
Thứ tám, thị trường BĐS được thuận lợi và chịu rủi ro của nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập của thị trường BĐS có một số khác biệt so với sự hội nhập chung của cả nền kinh tế, trong đó rõ nét nhất là chỗ ở, các yếu tố nước ngoài đã tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường BĐS VN, trong khi yếu tố VN tham gia vào thị trường BĐS quốc tế còn rất nhỏ bé. Những chủ thể nước ngoài đầu tư vào thị trường BĐS VN đóng góp không chỉ về sản phẩm mà còn đóng góp vào việc chuyển giao công nghệ đầu tư, trình độ kinh doanh, kỹ năng quản lý cho các chủ thể VN.