7. Kết cấu của luận văn
2.4 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH
BĐS
Từ trước đến nay, việc huy động vốn của các DN BĐS được thực hiện qua một số kênh như: Hợp đồng góp vốn với khách hàng, phát hành TP, cổ phiếu, các quỹ đầu tư nước ngoài... Tuy nhiên, việc huy động vốn từ các kênh vào BĐS còn hết sức hạn chế. Sản phẩm của các quỹ đầu tư BĐS thời gian qua chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi. Đa phần nguồn vốn cho thị trường BĐS từ hệ thống tín dụng NH và vốn huy động trực tiếp từ người mua nhà dưới dạng hợp đồng góp vốn. Điểm qua tình hình huy động vốn của một số kênh như sau:
2.4.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
Các CĐT huy động từ vốn tự có, vốn ứng trước của khách hàng, liên doanh liên kết và phát hành cổ phiếu, nhưng còn nhiều khó khăn do cơ chế huy động vốn và tình trạng bất ổn của thị trường chứng khoán.
Bảng 2.10: Cấu trúc tài sản – nguồn vốn một số công ty BĐS năm 2010
Kết quả báo cáo năm 2010 cho thấy tính đến cuối năm 2010 thì tài sản ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng cao tài sản dài hạn. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn đạt giá trị là 63%, tăng hơn so với mức 46% khi kết thúc quý 03-2010. Tuy nhiên, mối tương quan giữa nợ và vốn đang ở mức cân bằng giữa nợ và vốn. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm bình quân là 29% nguồn vốn và nợ dài hạn là 19%.
2.4.2 Nguồn vốn tín dụng
Trên thực tế, ngoài hình thức vốn tự có của DN, hiện các kênh cấp vốn cho DN BĐS và thị trường BĐS bao gồm: Kênh tín dụng từ các NHTM, kênh thông qua hệ thống thế chấp và tái thế chấp trong hệ thống NH, tiết kiệm BĐS, TP, các quỹ đầu tư, kênh đầu tư từ nước ngoài...
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hình thức huy động vốn hiện đang diễn ra phổ biến và phát sinh nhiều vấn đề bất cập.