- Còn em thì nhở.
3.4.2.4 Giọng trừ tình
Neu như giọng hài hước, giễu nhại bộc lộ sự hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo; giọng triết lí thể hiện sự từng trải, già dặn thì giọng trữ tình cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người hiện đại. Mặc dù cuộc sống lạnh lùng, khắc nghiệt có thế làm cho nhà văn và nhân vật của anh ta có lúc chán nản, hoài nghi, nhưng cuộc sống ấy không thể biến họ thành cằn cỗi. Giọng trữ tình làm cân bằng không khí tác phấm, the hiện cái nhìn khoan hòa và điềm tĩnh của nhà văn đối với cuộc đời.
Giọng điệu trữ tình có lúc hiện lên bề mặt ngôn ngừ, có lúc lại ẩn sâu khiến cho những trang viết cứ tự nhiên đi vào lòng người rồi đế lại ấn tượng. Hoàng chia sẻ với Tâm khi anh có được tình yêu: Anh đã yêu, Tâm ạ. Rất khó tin là mình có được hạnh phúc đó. Sảng danh Chúa, Thiên Chúa đầy quyền năng đã sảng tạo ra nàng. Anh tưởng mình đã mất tất. Hoàn toàn hế tắc. Nàng đã khai thông đê anh làm lành với đời.
Em giai của anh ơi, anh hạnh phúc [221; 142]. Niềm hạnh phúc trào dâng trong Hoàng
chắc chắn sẽ tác động đến Tâm và cả độc giả trong niềm sẻ chia. Tình yêu của họ buổi đầu thật lãng mạn: Ngày mới quen nhau, Thủy rụt rè theo Hoàng vào quán này. Mưa mùa hạ xối xả...Đôi mắt của Thủy long lanh theo những chuyện anh kê. Lẩn đầu tiên cô yêu. Cả hai củng cầu giời cho mưa thật to. Và mưa cũng thật lâu. Chàng âu yếm ngắm khuôn mặt xinh xắn của nàng [221; 21]. Cũng có thế tìm thấy giọng trữ tình trong những đoạn văn buồn khi tình yêu của Hoàng và Thủy tan vờ. Thủy một mình, lòng buồn đau nghẹn ngào: Tôi sắp xếp lại những bức ảnh củ theo thứ tự thời gian. Những nụ cười trong ảnh của hai đứa bông nhòe nước mắt. Tôi cố đừng khóc. Có cải gì chẹn phía sâu trong. Tôi òa nức nở. Chủng tôi đã mất nhau thật rồi [221; 335].
Giọng trữ tình đã lôi cuốn ta buồn vui theo cảm xúc của nhân vật. Đó là cái nhói đau của Tâm khi về nước chợt gặp lại Huyền: chợt thấy vai trái tê nặng. Hình như có ai nhìn. Thật xoáy căng. Duy nhất chỉ có một người. Anh hơi ngoải. Đủng nàng, cỏ cái
gì đó thắt nhói trong tim [221; 26]. Đó cũng là những trăn trở Giữa đêm, Tâm chợt thức, trời đầy sao. Giỏ hiên thôi ùa phông rèm cửa. Huyền ngủ ngon lành, cặp mả hầu
vô tư. Lạy Đức Mẹ lòng lành, xin người che chở cho chúng con [221; 98]. Có lúc lại
chỉ là những suy nghĩ vân vơ, bâng khuâng: Có lẽ tôi đang ở cái đoạn tuồi vân vơ. Bâng quơ nhớ, hảng quơ nghĩ. Mọi thứ xung quanh nhiều lúc nhòe nét lãng đãng mơ hồ [221; 227] và đôi khi những suy tư của nhân vật cứ trở đi trở lại trong tâm trí người đọc: "mai cậu định làm gì", ừ nhi, mai tôi phải làm gì. Tôi vân vơ đi bộ trên vỉa hè
ngân ngân những vệt nước của trận mưa vừa tạnh [221; 430].
Có những đoạn miêu tả với giọng trữ tình sâu lắng: Buổi chiều dịu dàng. Hoàng thích Hà Nội về đêm. Nhưng yêu, thì rất yêu những huôi chiều như thế này. Phô cô ngói xám. Hồ Tây sương loang. Những hãi cỏ xanh được mưa xuân mơn mởn. Cái ghế đá trong thời gian lõ cỡ chờ tình yêu [221; 176].
Trời dịu dàng rét, cái lạnh không đặc hiệt lắm của một mùa đông hình thường. Mây hơ vơ ngôn ngang màu xam xám. Tôi hình như thích mùa hè hơn, hình như thôi. Thích có phải là đôi khi hay nghĩ hoặc nhớ về nó. Thế còn yêu chắc là liên miền chỉ nghĩ về nó [220; 228].
Vậy là giọng điệu trữ tình có vai trò chi phối trong những độc thoại nội tâm của nhân vật; những lời trữ tình ngoại đề; những đoạn miêu tả cảnh, miêu tả cảm xúc khiến cho trang viết của Nguyễn Việt Hà chan chứa tình cảm, khơi gợi sự chia sẻ, để lại dư âm sâu lắng. Ở Nguyễn Bình Phương, giọng trữ tình cũng xuất hiện trong khá nhiều đoạn của các tiếu thuyết, nó tạo nên không khí linh ảo, huyền diệu, tạo phông nền cho nhân vật xuất hiện, tạo thành nốt trầm trong bản nhạc đa âm sắc. Gặp gở nhau ở rất nhiều thủ pháp nghệ thuật, cùng một khuynh hướng viết, nhưng mỗi nhà văn, bằng tài năng và cảm thức riêng đã tạo nên diện mạo riêng, hiệu ứng thấm mĩ đem lại cho độc giả sẽ khác nhau; nhưng có thê coi đây là dấu hiệu đặc trưng của phong cách.
III. KÉT LUẬN
1. Tiểu thuyết đã, đang và sẽ là thể loại có sức sống mạnh mẽ trong tiến trình văn học. Gần đây, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đi theo hai khuynh huớng sáng tác: tiếp bước truyền thong và nỗ lực cách tân. Từ thành quả của những cây bút trẻ đầy bản lĩnh xuất hiện gần đây, giới nghiên cứu nhận định rằng có một dạng tâm thức, một kiểu cảm quan mang tinh thần văn học hậu hiện đại thế giới.
Hậu hiện đại là loại tâm thức đặc thù thường xuất hiện vào nhùng giai đoạn khủng hoảng trong lịch sử văn hóa, xã hội loài người. Trước đây, sự khủng hoảng diễn ra cục bộ (từng nước, từng khu vực), hiện nay nó diễn ra trong phạm vi toàn cầu. về lí thuyết, chủ nghĩa hậu hiện đại đến từ phương Tây, như là sự phản ứng lại những mô thức định sẵn. Vì thế, hậu hiện đại là khái niệm có tính phi thời. Khuynh hướng hậu hiện đại trong văn học Việt Nam với dấu hiệu nối bật là sự in đậm của kiểu cảm quan đặc thù và sự xuất hiện ở tần số cao hàng loạt các thủ pháp kĩ thuật, các nguyên tắc cấu trúc văn bản, tổ chức trần thuật, cách cấu trúc hình tượng... tiêu biểu của văn chương hậu hiện đại... Tuy vậy, không thê coi đương đại là hậu hiện đại, mà phải hiêu trong cái đương đại có mầm mong, dấu hiệu hậu hiện đại. Các yếu tố ấy ở các tác giả khác nhau cũng không giống nhau, bởi lẽ, nghệ thuật hậu hiện đại (văn học hậu hiện đại nói riêng) vốn dung chứa trong bản thân nó nhiều yếu tố khác biệt.
2. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, những đổi mới về kết cấu thể hiện ở việc phá hủy mô hình cốt truyện, sử dụng kĩ thuật dòng ý thức, kết cấu trò chơi ru - bích, kết cấu đồng hiện. Chúng tôi gọi đó là hình thức thế giới quan, tạo cho tác phẩm của nhà văn một hình thức biểu hiện phản ánh loại hình tư duy nghệ thuật của thời đại
mới. Thế giới nghệ thuật trong tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương là thế giới phân mảnh, đứt gãy, hình tượng được kiến tạo theo nguyên tắc lạ hóa, văn bản ngôn từ nổi trên bình diện thứ nhất của văn bản văn học, lời và nghĩa xô đấy, giễu nhại nhau đưa nghệ thuật ngôn từ đến với các hình thức hồn loạn thể loại. Đây chính là kiểu kết cấu thể hiện loại hình tư duy hậu hiện đại. Nhân vật trong tiếu thuyết được tiếp cận bằng kiêu cảm quan đặc thù, với việc sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật mới (mờ hóa chân dung, phân rã tính cách) khiến cho thế giới nhân vật hiện lên độc đáo (nhân vật
kì ảo, nhân vật đổ vật, nhân vật mang ảm ảnh...). Bên cạnh đó, qua sáng tác, nhà văn
cũng bày tỏ quan niệm mới về ngôn ngữ như việc khai thác thế mạnh những câu văn ngắn, phi ngữ pháp hay sử dụng thủ pháp tạo khoảng trắng giữa những đối thoại bằng thao tác nhại hoặc ngôn ngữ cắt dán. Năm cuốn tiều thuyết là năm bản hòa âm nhiều sắc điệu của các giọng điệu hoài nghi, vô âm sắc, giễu nhại, trễ nải và giọng trần thuật khách quan. Những thể nghiệm trên đây của Nguyễn Bình Phương là kết quả của sự thẩm thấu tự nhiên những tư tưởng mĩ học, văn hóa học, triết học hậu hiện đại đang tồn tại trong các tác phẩm văn học phương Tây và một số nước Châu Á được giới thiệu ngày càng nhiều ở nước ta qua con đường dịch thuật, mà gần đây giới nghiên cứu thường gọi bằng các thuật ngữ: cảm quan hậu hiện đại, tâm thức hậu hiện đại....
3. Là một gương mặt tiểu thuyết trẻ, Nguyễn Việt Hà cũng gây được chú ý với dư luận, hai cuốn tiểu thuyết ra đời đã mang những dấu hiệu của cảm quan hậu hiện đại. Quan niệm nghệ thuật về con người của người viết in đậm nét cơn khủng hoảng niềm tin, tinh thần hoài nghi đối với những gì đã và đang tồn tại. Điêm nhìn trong tiêu thuyết thật sự là một cách tân lớn đem lại những cảm nhận mới về những mảng hiện thực chưa biết, đồng thời cũng là những thử nghiệm kĩ thuật tiêu thuyết, coi cấu trúc tác phẩm là một cuộc chơi - dấu hiệu của dân chủ hóa cách viết. Kiểu cốt truyện dang dở, phân mảnh, lồng ghép ta cũng gặp ở Nguyễn Bình Phương, song ở Nguyễn Việt Hà vẫn có được cá tính sáng tạo riêng do nhà văn lựa chọn được kiểu nhân vật, cách tổ chức trò chơi không giống với Nguyễn Bình Phương. Neu Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà gặp gở nhau ở kiểu nhân vật bị làm mờ chân dung, nhân vật là mảnh vở tâm lí thì kiểu nhân vật lồng trong nhân vật là sản phẩm riêng, kết tinh tài năng sáng tạo của Nguyễn Việt Hà. Neu hai nhà văn đều sử dụng đậm đặc thứ ngôn ngừ thông
tục, bình dân hóa, khai thác hiệu quả câu văn ngắn thì kiếu ngôn ngữ vay muợn, thuật ngừ tôn giáo, ngôn ngừ trần thuật có sự chêm xen nhiều vai giao tiếp lại là sở truờng riêng của Nguyễn Việt Hà. Cùng tạo ra và kết hợp hài hòa nhiều dạng thức giọng điệu, nhung giọng hài hước, giễu nhại, triết lí và trữ tình ở Nguyễn Việt Hà không thể trộn lẫn với Nguyễn Bình Phương.
4. Mặc dù có những cách tân đáng kể, nhưng không thể đồng nhất những đổi mới trong các cuốn tiểu thuyết của hai nhà văn Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà với những gì là thành tựu của tiểu thuyết đương đại. Qua hai "hiện tượng" tiêu thuyết được chọn làm đối tượng nghiên cứu, người viết cũng chưa có ý định đưa ra những dự đoán hay kết luận về một hướng đi của thể loại này. Tuy nhiên, bằng tài năng, thái độ nghiêm túc trong nghề nghiệp, những nỗ lực không ngừng trong ý tưởng cách tân the loại, hai nhà văn đã ghi dấu ấn khá rõ nét trong bức tranh chung nhiều bè bối của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của họ không phải là sự "sính ngoại" hay a dua theo mốt thời thượng đế nuông chiều thị hiếu một bộ phận độc giả; càng không phải sự vay mượn, bắt chước thô thiển các thao tác hay thủ pháp. Đó thực sự là những cuộc thăm dò vào những vùng cấm hay góc khuất bấy lâu tiểu thuyết lẩn tránh hoặc bỏ qua; được xem như những kiếm tìm không mệt mỏi cho
SỊT đổi mới của nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam; trở thành dấu hiệu thể nghiệm cần
thiết trong bối cảnh hội nhập văn hóa, trong đó có văn học. Sáng tác của Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà cho phép chúng tôi rút ra kết luận: tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây có diện mạo mới mẻ do có sự tham gia của các cây bút trẻ. Dù khao khát cách tân, tiểu thuyết của họ vẫn không phải cuộc chia tay vĩnh viễn với truyền thống. Trên một phương diện nào đó vẫn có sự kế thừa, tiếp nối truyền thống nhằm tạo ra những bước đột phá quan trọng. Mặt khác, chúng tôi khẳng định chưa có trào lưu văn học hậu hiện đại theo ý nghĩa đầy đủ của thuật ngữ này, tuy nhiên, những điều kiện lịch sử - xã hội trong vòng hơn 20 năm trở lại đây đã làm nảy sinh tâm thức, cảm quan và loại hình văn hóa hậu hiện đại trong văn học. Qua việc thực hiện đề tài, người viết nhận thấy tìm hiểu những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam từ sau 1986 căn cứ vào thực tế sáng tác là một hướng nghiên cứu cần thiết, đặc biệt trong
bối cảnh tiêu thuyết nói riêng, văn học nói chung, đang vận động theo tiến trình phát triển, hội nhập thuận chiều với tiến trình văn chương thế giới.