Giọng triết lí

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 117 - 121)

- Còn em thì nhở.

3.4.2.3Giọng triết lí

Cùng với nhu cầu khám phá và phản ánh chiều sâu hiện thực, trong văn xuôi xuất hiện giọng triết lí, suy tư trầm lắng. Triết lí có thể hiểu một cách khái quát nhất là những suy tư mang đậm màu sắc chủ quan về các vấn đề của đời sống, thê hiện cái nhìn sắc sảo và minh triết về nhân sinh. Chất giọng này bắt nguồn từ ỷ thức sâu sắc về cá tính cũng như về hứng thú nghiên cứu đời sống của nhà văn. Và nó chỉ có được với những nhà văn có vốn văn hóa, sự từng trải dồi dào và một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc.

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà người đọc dễ nhận ra anh cũng như nhân vật của anh rất hay triết lí. Tuy là những nhà văn trẻ, nhân vật của họ cũng là những người đã và đang trải nghiệm, họ mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc sống. Chính vì thế đọc tiếu thuyết của Nguyễn Việt Hà ta thấy giọng triết lí của anh thực sự gây ấn tượng.

Trước một vấn đề, mỗi nhân vật của Nguyễn Việt Hà luôn có một quan niệm riêng, một chính kiến riêng. Họ luôn hoài nghi, luôn tranh biện để tìm ra bản chất những vấn đề đời sống. Ví dụ trước đồng tiền, mỗi nhân vật cùng với bản tính và hoàn cảnh riêng đã có thái độ, sự đánh giá khác nhau. Với Hoàng thì: Thực ra có nhiều tiền không phải là xấu. Bạn tôi đã gỉầu và em tôi đang tập tọng làm giầu. Tôi đã thay nhiều người cỏ tiền, hoặc tốt hoặc không tốt. Tôi đọc đâu đó thấy rằng đông tiên không có khuôn mặt riêng, nó mang hộ mặt người câm nó. Cũng có lý, đổng tiền ở trong tay

người đại lượng thì khoát đạt, ở đứa tiêu nhân thì đê tiện [221; 113]. Hoàng không có

nhiều tiền và dường như Hoàng không có khát vọng kiếm tiền như Tâm, Nhã. Đồng tiền không phải là động lực trong cuộc sống của Hoàng, vì thế cách anh nói về tiền có vẻ bình thản và khách quan.

Còn Nhã, khi thất bại trong tình yêu, khi hạnh phúc tuột khỏi tầm tay cũng là lúc cô nhận thấy ý nghĩa quan trọng của đồng tiền trong cuộc sống. Nhã đã khẳng định rằng: Muôn không ai dâm đạp lên mình thì phải có tiền. Tôi chưa thấy ai nhiều tiên nhu nhược và nhân hậu. Cũng có người rộng rãi, cũng có kẻ bủn xỉn nhưng trong tất cả bọn họ bói không ra một người trung thực... Tôi biết, tiền không đem lại hạnh phúc

nhưng nó là phương tiện tốt nhất đê đi đến hạnh phúc [221; 238]. Và khi đã trở thành

người có tiền, khi đã phát huy tác dụng của đồng tiền thì Nhã lại chua chát thấy rằng:

Muốn biết rỗ về ai, nên nhúng người ẩy nhiều lần vào tiền. Cái thứ dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài. Đạo mạo trở nên hau háu lô mãng. Dịu dàng trở nên chua ngoa, cướp giật. Lịch sử nhân loại chứng kiến sổ người tự tử vì tiền gấp mười tám lần sổ người tự tử vì tình [221; 436].

Cũng là một kẻ có tiền nhưng đồng thời còn có quyền, Vũ thấy được sức mạnh kì diệu của đồng tiền. Vói anh Tiền bạc là phăng được nếp nhãn xưng hô tuôi tác [220; 70].

Còn Tâm, một thanh niên trẻ tuổi đang háo hức và khát khao kiếm tiền một cách chân chính thì: Đông Âu là một môi trường tốt đê kiếm tiền nhưng không phải là chỗ đê làm giàu. Tôi hiêu giàu theo nghĩa sang, tôi hỉêu giàu theo nghĩa tự trọng [221; 291].

Với họ, tình yêu cũng thật muôn màu muôn vẻ. Nếu như Tâm nghĩ: Tình yêu là một khải niệm rất đẹp. Đẹp đến mức nó chi có trong tiêu thuyết. Một mớ lý thuyết lấp lảnh đầy ảo tưởng [221; 134]; thì Nhã nghiệm ra rằng: Tình yêu nhiều khi tưởng lê thê

nhưng thực ra cộc cỡn như cải mini juyp của một nàng đầm [221; 78].

Như vậy, những triết lí khác nhau về tiền, về tình yêu của nhân vật đã cho ta thấy dấu ấn cá tính khá đậm nét. Mỗi quan niệm dù đơn giản hay sâu sắc; dù khách quan hay chủ quan, dù bình thản hay chua chát đều là những thể nghiệm riêng thể hiện cách nhìn nhận của nhân vật về các vấn đề thế sự. Giọng triết lí ở đây đã cho người đọc thấy được SỊT chuyển biến lớn lao trong chiều sâu ý thức của nhân vật.

Cũng có khi đắm chìm trong suy tưởng thì giọng chiêm nghiệm của Nguyễn Việt Hà lại cất lên đầy bất ngờ, thú vị:

- Cây hai bên đường vùn vụt trôi ngược và thời gian vùn vụt trôi xuôi [221; 10] - Không gian hai chiều, thời gian ba chiểu còn con người vô số chiều [221; 77]. Giọng triết lí trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà mặc dù nhiều suy ngẫm nhưng

không phải là những triết lí chay nên các vấn đề đặt ra vừa sinh động, vừa gần gũi, dễ hiếu. Nhà văn đã đê cho nhân vật triết lí như một cách chia sẻ, đối thoại với bạn đọc:

Đạo đức. Mẹ tôi báo: "Làm gì thì làm nhưng phải đê phúc cho con cháu". Hóa ra giả trị đạo đức là đem lại tương lai dọa dẫm hiện tại. Tôi không nghĩ xa đến thế. Đạo

đức hiêu nôm na là hiếu với bo mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bằng hữu [221;

305].

Có những triết lí được diễn đạt bằng những hình ảnh giản dị, đời thường nhưng không kém phần sắc sảo: Thời gian, nói chung là tốt, nó có kiêu giảo dục riêng của nó. Dửng dưng tàn nhân. Khi hiêu được nó thì không còn ở tuồi đôi mươi nữa. Có người từng vi thời gian như một trường đại học. Tuyệt đổi khác. Nó không cho phép sinh viên thi lại dù hoi lộ được cả hiệu trưởng [221; 143].

Đàn bà trong siêu thị thì lao nhao thản nhiên, họ lộn xộn như một mớ tiền lẻ. Các

nữ văn sĩ đa phần đều muốn thành chẵn [221; 195].

Giọng triết lí có lúc lại trầm lắng, đầy trải nghiệm :

Thế chung thủy là cái gì ? Là có đâu cỏ cuối trước sau như một. Là khải niệm ước lệ đê rỏi đấy vợ chông bấu víu vào tôn trọng nhau. Là một thuật ngữ đẹp nhưng cũng

giống như vỏ số điều cực đoan, cải tốt đẹp đều không có thật. Nó tổn tại có chừng mực

ở cuộc sống nhưng khi đã trượt sang chuyện sách vở nó chứa đẩy đạo đức giả [221;

303].

Dổi trả là dấu hiệu của sự trưởng thành, và cao hơn thế, biết dổi trả người ta mới dám sống [221; 29].

Tất cả phản ánh thái độ tích cực của con người trước cuộc sống, sống là trăn trở, nhìn nhận, trải nghiệm và chiêm nghiệm. Cuộc sống hiện đại vô cùng phức tạp, trải lòng mình và không ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật là bản lĩnh của con người hiện đại.

Đối với nghề viết, Nguyễn Việt Hà cũng mạnh dạn bày tỏ những quan niệm riêng của anh với tư cách người trong cuộc. Anh cho rằng: Tiêu thuyết là trường thiên, nó chạy dài trong một năm hoặc nhiều năm của người viết. Nó sống lân lộn với vợ con với bon bề nội ngoại. Nó nằm giữa và chen ngang vào các mối quan hệ xã hội, đặc biệt nguy hiêm là nỏ không sinh lợi. Và điểu phức tạp đến đảng sợ nhất là một thứ công việc không phải là công việc. Nó quấy rầy đòi chiếm tiện nghi trong căn phòng von hẹp của người viết [220; 169 - 170]. Đôi lúc anh thấy buồn buồncó một chun chút đau đớn vì: Là nhà văn thì phải viết cho dù nôi tiếng hay không nôi tiếng. Nhưng có ti tẹo danh mọn thì thật khắc nghiệt, cảm thấy khó viết hơn. Hoàn toàn không hãn là hết von sổng hay cạn kiến thức. Có nhiều li do dung tục lắm. Thường thì cả đời một người viết

luôn luôn bị bôi. Người này bôi cho ti son, người kia bôi cho tỉ mực [220; 333]. Qua

triết lí của nhà văn ta thấy anh là người trung thực, tâm huyết, có thái độ nghiêm túc đối với lao động nghệ thuật.

Tuy nhiên, có một hạn chế dễ nhận thấy là nhà văn đê nhân vật triết lí quá nhiều trong tác phấm. Bản thân anh cũng triết lí, có những triết lí lan man, dài dòng, gây cảm giác nặng nề; có những quan diêm cực đoan khiến người đọc phản đối. Nhưng trên hết, giọng điệu triết lí đã bộc lộ khả năng phân tích và chiếm lĩnh hiện thực của người viết tiểu thuyết. Nó thể hiện cái nhìn phân tích, mổ xẻ để tìm ra bản chất của cuộc sống. Giọng điệu này cũng là một thể nghiệm để cách tân lời văn nghệ thuật trong văn xuôi, đem lại cho nó tính chất đối thoại tự bên trong như một đặc điểm quan trọng của các tiểu thuyết hậu hiện đại. Triết lí bằng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

không xuất hiện trên bề mặt văn bản mà ở tầng sâu, mạch ngầm của văn bản đó. Có khi toàn bộ thế giới nhân vật dị thường và kì ảo đã là một cách triết lí về cuộc đòi. Lúc khác, mạch văn bản đứt gẫy, hay sự hồn tạp của sự kiện, sự đan xen của mạch truyện lại là một sự cảm nhận sâu sắc về nhân thế và được nói lên một cách sâu sắc nhất qua cuộc chơi cấu trúc và ngôn từ.

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 117 - 121)