Nhân vật một ám ánh

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 52 - 55)

- Nhân vật mất tích

2.2.33 Nhân vật một ám ánh

Kiểu nhân vật này là một trong những nét đồi mới của tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX. Nó gây cảm giác nhân vật tâm lí đã chết. Cái mà tiêu thuyết hiện nay hướng tới, theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào, đó không phải "một ca tâm lí đặc biệt, mà hưởng về một ý niệm, một triết lí, một ảm ảnh của con người hiện đại... Những vấn đề của tình huống, đó chính là cái thay thế cho nhân vật” [50; 42].

Không hoàn toàn trừu tượng như các nhân vật của F. Kafka, cũng không triệt tiêu đời sống tâm lí của nhân vật, nhưng các nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương hầu hết thường xoáy sâu vào một ám ảnh nào đó của con người. Theo Nguyễn Mạnh Hùng, “Nguyên Bình Phương là tiêu thuyết gia đâu tiên ở Việt Nam cỏ ý thức tạo dựng

nhãn vật bằng những ám ảnh, bằng một hệ thống ảm ảnh ” [89]. Nguyễn Mạnh Hùng đã có phát hiện rất tinh tế về nhùng dạng ám ảnh của nhân vật trong Người đi vắng. Đó là “Hoàn với ám ảnh về những cuộc làm tình với chồng và với tình nhân. Cương với nhùng ám ảnh về những bụi cậm cam một thuở ấu thơ trong sáng và vụ tai nạn của Hoàn. Thắng ám ảnh về những trận đánh khốc liệt một thời với những cái chết khủng khiếp. Chung bị ám ảnh với cơn mưa và những tiếng rao “Ai thiến ...đê ...ê”cùng cái chết của người yêu, cái Hà bị ám ảnh bởi cái chất “nhà quê”, Sơn - ám ảnh bởi dàn com - pắc, Yen - ám ảnh bởi mùi cồn và những trang tiểu thuyết rẻ tiền đọc trong những ngày chăm sóc chị dâu. Lão Bính bị ám ảnh bởi con quái vật thuở thiếu thời. Cụ Điển bị ám ảnh bởi quá khứ do cụ sáng tạo ra với thuật rút đất. Kỷ, ám ảnh nồi lo không rõ xuất xứ trong việc làm nhà. Đất Thái Nguyên bị ám ảnh bởi cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn...” [89]. Nhân vật song hành cùng những ám ảnh, và ngược lại, ám ảnh chi phối sâu sắc tới mọi suy nghĩ, hành động của nhân vật, chính vì vậy mà nó hiện lên thật hơn, đồng thời cũng vô cùng lung linh với chiều sâu của quá khứ và thực tại đan xen chồng chéo lên nhau.

Ám ảnh của nhân vật Ông trong Những đứa trẻ chết già là quá khứ với những câu chuyện kì lạ diễn ra trong ngôi làng xa xôi, đặc biệt là ám ảnh về cái đẹp mang thiên tính nữ của Xoan, của chị Cải đã khiến Ông trở thành người đàn ông bất lực trước hai người vợ sau này. Trong Trí nhớ suy tàn, ám ảnh của cô gái là người đàn ông điên và người đàn bà áo vàng ở phố Bà Triệu, như một sự hiện diện của trí nhớ chập chờn hư ảo, khiến cô bứt rứt không yên trong hiện tại.

Ám ảnh, một mặt, tạo ra nồi sợ hãi, lo âu mơ hồ, tính không xác định của nhân vật; mặt khác, tạo ra những ham muốn, khát khao rất cụ the. Nhân vật Tính trong

Thoạt kì thủy ngay từ bé đã bị đe dọa bởi ánh trăng, bởi máu, bạo lực và cái chết. Tất

cả đều nuôi dưỡng, tiếp sức cho một khát khao bản năng vốn đã tiềm ấn trong con người Tính: khát khao hủy diệt.

Tất cả những ám ảnh này, theo chủ quan của chúng tôi, đều diễn tả một ý niệm về thân phận con người: sự tha hóa. Tha hóa ở mức độ cá nhân: con người mất khả năng kháng the tinh thần trong xã hội. Tha hóa ở cấp độ tập thề: đó là gia đình cụ Điển bốn đời ra trận nay trở về sống với thời gian đã mất trong sự mơ hồ của ý niệm về thực tại:

một người ông lâm câm, một người bô ngơ ngác trước cuộc đời, con trai bị tai nạn do trộm cắp, con dâu, con trai ngoại tình... Đó là sự tha hóa của một dòng họ mải mốt đuôi theo những cám rồ của của cải kho báu, lao vào cuộc tranh chấp bạo tàn, rốt cuộc, tất cả đều vô nghĩa. Khi cánh cửa kho báu mở ra thì sự chiếm hữu trở thành phi lý: hạnh phúc tiêu tan và con người chết đi, gặp nhau ở một cõi khác (Những đứa trẻ chết già). Và nữa, đám người hoặc điên loạn hoàn toàn, hoặc nửa phần điên loạn ở Linh Sơn (Thoạt kì thủy)...

Xoáy sâu vào những ám ảnh cũng là xoáy sâu vào nỗi cô đơn của con người. Con người tồn tại bên nhau trong mối quan hệ cha con, bạn bè, vợ chồng mà như mất liên lạc với nhau, xa lạ với nhau như những tiểu vũ trụ lạnh giá. Cả những người anh hùng như Lương Ngọc Quyến và Đội cấn cũng không thoát khỏi cô đơn. Khi bị Pháp bao vây, Ngọc Quyến (Lập Nham) yêu cầu Đội cấn bắn vào bụng mình. Đen lượt Đội cấn lâm nguy đành tự sát trong ảo ảnh cuối cùng vọng về người yêu. Có thể nói, con người cô đơn, một chủ đề muôn thuở của văn học - được Nguyễn Bình Phương tiếp tục khai thác trong một kết cấu lập thể của tiểu thuyết hiện đại: mồi nhân vật là một khối cô đơn được xếp bên cạnh nhau. Ý nghĩa nhân văn của chủ đề được tái tạo trong một hình thức mới.

Nhân vật trong Ngồi cũng mang những ám ảnh. Ngọc, Thúy sợ hãi trước ngôi nhà của vợ chồng Trương - Liên. Thúy luôn bị ám ảnh bởi khuôn mặt của Quân. Còn Nhung - đồng nghiệp với Khẩn ám ảnh bởi cái chết của người cha trong chiến tranh. Minh ám ảnh bởi mảnh vải đẹp tự nhiên xuất hiện ở nhà cô. Khân bị ám ảnh bởi chữ Niểu xuất hiện trong giấc mơ về ông già phá trận huyền đồ. Khẩn còn bị ám ảnh bởi cái chết, về máu trong mơ và anh bị truy đuôi đến tận cùng khi tất cả những gì trong mơ đều linh ứng với những gì ở hiện thực. Điều này một mặt làm cho những ám ảnh của nhân vật được khơi sâu, tô đậm; mặt khác, nó tạo ra cho tác phâm màu săc hoang đường, kì ảo.

Nhìn một cách đại đế, hệ thống nhân vật trong các tiếu thuyết của Nguvễn Bình Phương đều được xây dựng theo xu hướng gián cách giữa nhân vật với hiện thực, có nghĩa là tạo ra một khoảng cách giữa con người thực ngoài đời và nhân vật trong tác phẩm. Nhà văn muốn hướng tới một hiện thực tâm linh, chống lại cái nhìn duy ý chí.

Con người phải thừa nhận những gì tồn tại ngoài mình, bản thân mình cũng chưa và sẽ không bao giờ là một khối toàn vẹn. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có khi chỉ là một giả định mà qua đó nhà văn gửi gắm thông điệp của mình đến với người đọc. Nó diễn tả phần nào ỷ niệm của nhà văn về thân phận con người trong xã hội hậu hiện đại.

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w