Các dạng thức nhân vật trong tiếu thuyết ỉ Nhân vật dị biệt với bút pháp kì ảo:

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 46 - 47)

2.2.3. ỉ Nhân vật dị biệt với bút pháp kì ảo:

Nhân vật kì ảo không phải là dạng thức nhân vật mới trong văn học Việt Nam. Thời trung đại, nó gắn với thể loại truyện truyền kì, chí quái...

Nhân vật dị biệt hay kì ảo bắt đầu xuất hiện với tần số cao, nằm trong ý định nghệ thuật của người viết, đặc biệt trong tiểu thuyết Việt Nam từ thời kì đổi mới với hình tượng người đàn bà câm (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh) rồi nở rộ ở nhừng năm gần đây trong các tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài với nhân vật Quang lùn, bé Hon

(Thiên sứ), Hồ Anh Thái với nhân vật Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế),

Võ Thị Hảo với Từ Lộ, dã Nhân, chàng Cá bơn (Giàn thiêu), Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hổi) ...Và Nguyễn Bình Phương...

Trong sự biến đổi của kĩ thuật tiểu thuyết đương đại các tác giả thường “dị hóa” nhân vật về hình thức lẫn tính cách. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chứa hàng loạt các nhân vật dị biệt. Đây là một cách đối thoại hay chối từ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực truyền thống hay một cách “làm mới hiện thực”. Khi diêm nhìn trần thuật được trao cho các nhân vật này, ta sẽ có cái nhìn khác với truyền thống, khác với logic thông thường của số đông nhưng không kém phần thú vị và do vậy cũng cho ta những ý nghĩa khác, nhừng giá trị khác.

là kì lạ, ảo là không có thực. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương có cả hai tính chất trên nhưng nghiêng về cái ảo hơn là cái kì. Những hồn ma trong tác phẩm như là sinh thế gần gũi với dời thường, cũng có tâm tư, kí ức, ám ảnh rất người và đặc biệt, chúng giao du đi lại với thế giới người một cách tự nhiên. Xóa bỏ khoảng cách giữa cái bình thường và cái dị biệt, cái không bình thường dễ dàng được chấp nhận và trở thành

cái nhật thường, đó là bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi xây dựng các nhân vật kì ảo.

Thoạt kì thủy - nhân vật chủ yếu là những con bệnh tâm thần: “Linh Sơn có nhiều người điên, họ hay tụ tập ở các cột cây số múa hát ỉ a [216; 16]. Có người điên sau chiến tranh, như Hưng, có kẻ gần như mất trí vì rượu như ông Phước, và nhiều kẻ điên bấm sinh, như Tính. Thế giới người điên hiện lên ở đây là một thế giới phi logic, rối rắm, đứt đoạn, từ hành động phi lí: “nhặt đá đáp lên trời”, đến nói lời mê sảng, chủ yếu chỉ nhắc lại lời của người khác cùng những ám ảnh của mình: “Tay mọc đầy rêu. Mặt mọc đầy rêu. Răng mọc đầy rêu... [216; 45]. Dấu vết cuộc sống được tái hiện thông qua đầu óc điên loạn của Tính gần như trọn vẹn nhưng bằng một cảm quan khác:

“Con rắn cạp nong trôi qua người tao thê là anh lấy chị Hiền nhi?”, hay “Hiên đặt hỏng vào tường. Tường cắn chặt bủng Hiên không thả ra in mãi với bỏng thạch sùng”

[216; 69]. Tính hiện ra như một tâm hồn khuyết tật, một sản phẩm của bạo lực, chiến tranh.

Những đứa trẻ chết già, ứng với không - thời gian bị phân tuyến: quá khứ - hiện tại; cõi âm - cõi dương là hai tuyến nhân vật: cõi trần có gia đình Trường hấp, gia đình ông Trình... và cõi âm với thế giới người âm luôn di chuyên với nhân vật chính được gọi là Ông. Tất cả cùng tồn tại trên mảnh đất Thái Nguyên đầy huyền bí. Điểm nhìn của tác phẩm chủ yếu được trao cho nhân vật Ông - với phần tâm tư miên man khắp phần “Vô thanh”. Các nhân vật kì ảo khác được tái hiện thông qua dòng tâm tư này.

Mở rộng ra các tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy có các dạng nhân vật kì ảo như sau:

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w