Khai thác thế mạnh từ những câu đoản mạch, phi ngữ pháp

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 58 - 61)

- Nhân vật mất tích

2.3.1.1 Khai thác thế mạnh từ những câu đoản mạch, phi ngữ pháp

Thời đại của thông tin, tiểu thuyết biến đổi bằng tính “năng động” vốn có. Ở các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ở góc độ ngôn ngữ, hầu hết các câu đều chỉ có một mệnh đề, một thông báo, trong đó loại câu không có chủ từ chiếm ưu thế. Tập hợp của những câu này tạo ra một hiệu ứng mới cho tiểu thuyết.

Trước hết, nó tạo ra cái gọi là “kĩ thuật camera” của điện ảnh: những hình ảnh con người, SỊT vật, SỊT việc nối tiếp nhau hiện ra một cách khách quan trước ống kính của “nhà quay phim”. Không bình luận, không dẫn giải, không cả những liên hệ - so sánh, người đọc ở đây được cùng vị trí quan sát với nhà văn và do đó, trường liên tưởng mà nó mở ra sẽ rất rộng, rất phong phú.

Trong Thoạt kì thủy, chiếm ưu thế là nhừng câu văn ngắn, mồi câu là một thực thế độc lập, nhiều câu bị tỉnh lược thành phần: “Chưa dứt lời, Hưng lắc đầu đuôi Tỉnh về. Đen công, Tính không vào, vòng sang nhà ông Điện. Tính gỗ cửa. Không có tiếng thưa” [216; 33]. Tính chất ngắt đoạn, rời rạc trong những câu trên tạo ra tính cắt đoạn trong nhịp điệu trần thuật và cùng với nó là những đứt gãy trong mạch văn và những khoảng im lặng giữa các sự kiện, nơi mà ở đó trí tưởng tượng của người đọc được phát huy hết mức: “Tính đảo mắt, chân nặng trịch. Những khuôn mặt nhòa nhòa vun vút chuyên động. Những vòng tròn trắng của dân xóm Soi. Nhanh rồi chậm roi nhanh, lại chậm [216; 64]. Nguyễn Chí Hoan nhận xét: “Lối hành văn này vì vậy mà duờng như có một sắc thái tượng trưng trùng hợp rõ rệt với đối tượng miêu tả - cái thoạt kì thủy đó. Nó là cái giản đơn, ban sơ, lấp lửng, mờ ám và khác với trật tự thông thường, cho nên bộ mặt ngôn ngừ của nó phải là như vậy” [81]. Bên cạnh đó, kiểu câu xô lệch ngừ pháp lại có khả năng diễn dạt rất chính xác cái rối loạn, cái phi logic trong tâm thức người điên: “Hiên đỏ như máu. Đỏ như đĩa xôi gấc. Bủa tạ đập vỡ nhà ông Quyên cho sướng. Nát tay chứ chăng chơi. Ai hảo nó ăn cắp thịt? Thằng Chanh Linh ẩy. Mắt chó

vàng như trăng. Chọc lên trời một cây khô... [216; 69]. “Bị dắt đi, dắt đi, dắt đi, dắt đi... Cây sợ run han bật, nhiều trăng lắm nhẻ, mẹ nhé. Thích nhỉ, mẹ nhỉ’’ [216; 69]...

Một hiệu ứng khác của lối viết tỉnh lược với cấu trúc câu phi ngữ pháp là giúp tạo nên tính mơ hồ không xác định của nhân vật và sự kiện. Hiệu ứng này xảy ra trong Trí nhớ suy tàn: “Chăng mấy thảng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuôi. Mang trong mình sự

phức tạp của pho phường, đôi lúc không tránh khỏi những giờ phút mơ mộng hão huyền từ thời sinh viên đê lại". Hay 1 ầ“Đi một mình, không Vũ, không sách, không máy nghe nhạc, không chụp bất cứ bức ảnh nào và không gọi điện cho ai. Dự tỉnh vào đầu tuần sau... [217; 87]. Việc xóa bỏ chủ từ sẽ làm mờ đi tính cụ thể, xác định của nhân vật. Thụy Khuê nhận xét: “Khỉ căn cước của người nói nhòa đi thì cải điêu mà người ây muôn bày tỏ, đủng hơn, cải kí ức mờ ảo, suy tàn của người ấy lại lộ rõ ra muôn phần hơn, với tãt cả tỉnh cách độc đảo, nên thơ và huyên ảo của nó [98].

2.3.1.2 Tạo khoảng trắng giữa hai dòng đối thoại

Đối thoại là hình thức trao đổi trực tiếp của nhân vật, là yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác phẩm. Ở những đối thoại thông thường, nội dung giao tiếp và tư tưởng nhân vật thê hiện trên câu chữ của cuộc thoại. Quan sát đối thoại của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, ta dễ dàng nhận thấy tính chất rời rạc, buồn tẻ, thậm chí vô nghĩa của chúng.

Đây là một đoạn đối thoại giừa Tính và Hưng trong Thoạt kì thủy.

- Anh Hưng đấy à? Sao lại ở đây?

- Chả biết nữa.

- Ẩn sáng chưa?

- Đêm.

- ừ. Đêm dài quá đi mất. Em đói.

- Rán trăng lên mà ăn.

- ừ, rán trăng, rán trăng! [216; 38].

Thoạt nhìn, ta thấy đoạn thoại trên dường như vô nghĩa nhưng đọc kĩ, ta lại thấy không hẳn vậy. Đối thoại ở đây chia thành từng cặp và được triển khai theo kiểu nhảy cóc, giữa các cặp vần vẫn có một mối liên hệ nào đó nhưng không theo logic thông thường:

Cặp 1: Anh Hưng đẩy à? Sao lại ở đây? (1)

Chả biết nữa. (2) Cặp 2: An sủng chưa? (3)

Đêm. (4)

Cặp 3: ừ. Đêm dài quả đi mất. Em đói. (5)

Rán trăng lên mà ăn. (6) ừ, rán trăng, rán trăng! (7)

Mối liên hệ giữa cặp 1 và 2 là “ăn” (sáng - đêm) theo quan hệ thời gian; giữa cặp 2 và cặp 3 là “đói” (rán trăng lên mà ăn) theo trình tự đề xuất việc ăn uống - giải pháp cho vấn đề ăn uống - Tính đồng tình. Với Hưng và Tính, đó là những lời tri âm mang bản chất điên loạn. Sự tri âm đó nằm dưới bề sâu của ngôn ngữ khiến người đọc phải suy nghĩ mới nhận ra được. Như vậy, có thể thấy đối thoại ở đây có xu hướng giảm đến tối thiểu lượng thông tin hiển ngôn đồng thời tăng cường lượng thông tin hàm ẩn ở mức cao nhất. Ngay trong Thoạt kì thủy, đối thoại giữa “hai người yêu nhau”, Nam và Hiền cũng tạo ra những “khoảng trắng” giữa những dòng thoại:

" - Chăng ai thương tôi cảỉ

- Chị ấy làm gì?

- Dạy học.

- Con củ kia, anh thấy không?

- Có!

- Mùi gì thối nhỉ ? (...)

- Các anh đi thăng à?

- ừ, đi thẳng!

- Sao lúc toi anh liều thế?

- Tôi chăng biết.

- Lên là đảnh nhau luôn à?

- ừ ỉ Đánh luôn.

- A n h chia tay với chị ấy roi à ?

vẫn là những lời chủng chăng, nhảy cóc, không đầu không cuối, chuyện nọ xọ chuyện kia. Cả hai người, “tình trong như đã”, nhưng nếu Nam đang cố dẫn giải câu chuyện đến việc thô lộ thì ý nghĩ của Hiền lại ở trong trạng thái đầy mâu thuẫn: vừa sợ hãi lảng tránh, vừa khao khát tình yêu, nhục dục; vừa mong muốn gần gũi nhưng lại phấp phỏng lo âu sợ người khác bắt gặp và hơn thế là sợ vượt qua một thứ rào cản nào đó vô hình. Những xung đột thật sự trong tâm tư nhân vật tiềm ẩn ở bề sâu ngôn ngữ. Nói như M. Bakhtin: "dường như nhân vật không phải là khách thê của lời văn tác giả, mà là chủ nhân có toàn vẹn giả trị và toàn quyên về lời nói của mình" [20; 17 - 18].

Trong Người đi vắngNhững đứa trẻ chết già, có những đoạn thoại mà mục đích đối thoại không thực hiện được bởi những người tham gia đối thoại mỗi người theo đuổi một ỷ nghĩ riêng của mình. Đoạn thoại giữa cụ Điền và Kỷ:

“Cụ Điên hắng giọng:

- Thế con vợ Thắng thế nào? Kỷ nhìn vào lòng hàn tay nói thoảng:

- Ban công hình hi chuối ...sơn xanh... ” [215; 183]

Ớ trên, Kỷ không nói với cụ Đien, mà đang tự nói với chính mình, vì vậy mà câu hỏi của cụ Điển rơi vào khoảng hẫng. Đối thoại cho ta thấy mối quan hệ rời rạc, lỏng lẻo giữa các nhân vật do những ám ảnh gây nên.

Lại có những cuộc thoại nghe tưởng như vô nghĩa:

“ - Tao đồ rằng nang màu xanh. Thanh niên gầy gò cất giọng khô mốc, ngả đầu

ra sau vẻ phớt đời.

- Bao giờ nó cũng tím.

- Kiến thức chỉ có ở những kẻ không học hành. [218; 87]

Khi đưa những cuộc thoại như thế này vào tác phẩm, Nguyễn Bình Phương không chú tâm vào nội dung đối thoại mà muốn tô đậm cái ngẫu nhiên, tính bất quy tắc của đời sống.

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w