Giọng hài hước

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 113 - 114)

- Còn em thì nhở.

3.4.2.1Giọng hài hước

Giọng hài hước như một âm hưởng chủ đạo của văn xuôi đương đại. Nó khiến tác phẩm văn học trở nên giản dị, gần gũi nhưng cũng không kém phần chân thực, sâu sắc. Sự dí dởm, tinh nghịch thể hiện trong cái nhìn của Hoàng về nhạc phụ, nhạc mẫu trong tương lai: Nhạc phụ ậm ừ lấy lệ. Nhạc mâu xởi lởi. Bà thật xấu đã mắng cả ngành di truyên học hăng cô con gái tuyệt sắc. Hai mươi năm trước, nàng sơn nữ thượng nguồn Đà Giang phải lòng chàng miền xuôi thầy giáo huyện. Một tình sử tương đối phô cập trong thập kỉ 60 [221; 18].

Hay là cách kê chuyện rât hóm hỉnh của Câm My: Lúc ây, tôi mười hai tuổi học lớp sáu, tôi rình trộm ho tôi lục trộm nhật kí của mẹ. Giữa những trang nhật kí có vẽ hoa lả nhì nhằng, ông rút ra một tấm cạc rồi lầm hầm đọc chức danh, phóng viên kiêm họa sĩ, mặt ông nhăn nhó ngân ngơ như con mèo Tôm khi đang ngó vào huống con chuột Jerry [220; 19]. Tiếng cười còn hòa lẫn vào lời đối thoại của các nhân vật: Thủy hỏi Hoàng "Bổ thế nào" Hoàng cười: "Bổ hiển". Thủy háo "Bổ không ưa anh vì ho ghét đứa hay uống rượu". Hoàng nhăn mặt:"Ôi dào, trâu buộc ghét trâu ăn". Thủy lăn ra cười. [221; 17].

Tuôi trẻ thích đùa và những đoạn thoại như thế đem lại không khí nhẹ nhàng, tươi vui, dí dỏm. Đó cũng là cái nhìn gần gũi, khoan hòa, có phần suồng sã. Tuy nhiên, tiếng cười trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có lúc mang ý vị xót xa, chua chát:

Thây Phi vừa dài, vừa gầy trông giông Donquihotte xứ Mantra. Khi Nhã tốt nghiệp thây xấp xi hôn mươi. Thây viết thư tình rât hay, cỏ những lả thư sinh viên coi là kinh điên. Trong gần mười lãm năm giảng dạy thầy đã thầm yêu bảy lẩn chia đểu từ

khóa mười ba đến khóa hai bổn. Các nàng Dulxinea thi xong qua môn thầy, trong buôi đi chơi lần cuối tự thủ nhận rằng, từ lâu thay ở thầy hình ảnh một người anh giai. Các thôn nữ làng Tôbêxô nức nở với chàng hiệp sĩ cưỡi xe đạp không pourbaga. "Hãy coi em như người em gái" rồi đau khô bước lên xe hoa về nhà chồng. Triết gia đứng chết lặng, lê mình vào rượu chiêm nghiệm những qui luật vận động của cuộc sống. Năm thảng ngang qua, von là tín đồ của một học thuyết đậm đầy dương tỉnh, thầy dần khôi phục nhiệt năng lại hăm hở lao vào câu trúc cuộc tình mới [221; 1 77].

Giọng văn có vẻ tưng tửng, giễu cợt nhưng sâu xa vẫn pha chút ngậm ngùi. Tình cảnh của thầy Phi thật dở khóc, dở cười. Cái cách ke của nhà văn cũng thật hài hước nhưng đọc rồi cứ thấy xót xa cho những mối tình tương đối phổ biến trong cuộc sống hiện tại giữa sinh viên và giảng viên. Tiếng cười đó còn thể hiện cái nhìn sâu sắc của tuổi trẻ trước những nghịch lý cuộc sống. Vì vậy trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, giọng hài hước đôi khi mang ý vị mỉa mai, châm biếm :

Trưởng phòng ngoài năm mươi, có bảng đại học tại chức, có một cô vợ xinh xinh hơi ngu và hai đứa con gái sinh đôi hơi ngoan. Trưởng phòng thích làm thơ, không tha thứ thê loại nào. Thơ của sêp có tác dụng giải nhiệt và thông tiêu tiện [221; 53].

Vợ Vũ có nước da phảng phất màu gốm, mồm meo méo hơi giong quả tim và ngoài công nhan nhản Sơn Tinh, Thủy Tinh đang đứng. Vũ không vất vả lắm khi phải chen qua đám đông vì vợ Vũ nũng nịu ngấm ngầm bật đèn xanh. Mị Châu nằm mơ cũng không kiếm được người vừa đẹp trai vừa tài đến thế. [220; 61 - 62].

Giọng hài hước, mỉa mai đã vạch trần bản chất xấu xa của các hiện tượng trong xã hội, bộc lộ cái nhìn trần trụi của nhân vật về con người và cuộc sống. Tiếng cười trong

Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn đã đem lại cho người đọc những cảm giác khác nhau: vừa vui vẻ nhẹ nhàng, vừa ngậm ngùi xót xa lại vừa phải động tâm suy nghĩ.

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 113 - 114)