Thuật ngữ tôn giáo

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 105 - 107)

- Anh chàng nhà văn trở thành nhân vật chính nhất [220; 168].

4.1.2.2 Thuật ngữ tôn giáo

Ngay nhan đề hai cuốn tiêu thuyết là Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn đã khiến cho người đọc liên tưởng đến tôn giáo. Và thực SỊT chủ đề văn hóa tôn giáo là một chủ đề quan trọng trong hai tác phẩm này. Neu như trong Cơ hội của Chúa

Nguyễn Việt Hà để cho nhân vật Hoàng nhìn mọi sự dưới nhãn quan mang đậm màu sắc tôn giáo thì trong Khải huyền muộn Nguyễn Việt Hà lại triên khai hăn một tuyến truyện về tôn giáo. Vì vậy nên ngôn ngữ của hai cuốn tiêu thuyết này cũng mang phong cách tôn giáo hóa.

Có một điều đặc biệt là trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà “không có sự độc tôn của một tôn giảo nào” [79; 278]. Nhãn quan đa chiều tích hợp cả hai nền triết học phương Tây và phương Đông, cả Thiên Chúa giáo, Nho giáo, Phật giáo, cả Thiền học và Kinh dịch đã dẫn đến sự phong phú và đa dạng của các thuật ngữ tôn giáo trong hai tiểu thuyết. Chúng ta có thể đọc được những đoạn luận về thiền của Suzuki, những đoạn bàn về giáo lý nhà Phật, những đoạn thề hiện SỊT hiểu biết về sách lược của Nho

gia và rất nhiều đoạn cầu xin sự giải thoát hay cứu rỗi của Chúa. Chúng ta cũng dễ dàng gặp những đoạn văn mà thuật ngữ tôn giáo xuất hiện với mức độ dày đặc:

Tôi ra phích sách chọn mục tôn giáo và triết học Thiển của Suzuki. Đê chữa cái

đầu ong ong suy nhược tốt nhất là rơi vào văn hệ Đại thừa. Và tôi cũng rất yêu sách

của vị thiền giả người Nhật này. Tôi đành tọa thiền cổ đưa tâm trí sang bờ bên kia.

Chừng một phút sau gặp đủng một công án của Mã tố đạo Nhất. Theo truyền đãng lục

ông có ảnh hưởng đến vô thông ngôn, thiền sư khai tô một dòng thiền lớn [221; 109].

Hãy xem tiêu sử hành đạo của thải tử Tất Đạt Đa, một tiêu sử bình dị không khác chủng ta. Và ngay khi đạt tới cảnh giới toàn giác tối thượng, Đức phật đã ngồi dưới

góc cây bổ đê giảng Hoa Nghiêm,... nó cỏ một hình thức phức tạp hơn rất nhiều so với

những ngôn từ khác vôn dĩ bình đạm của Đức Phật. Đôi tượng nghe giảng thuyết thấp

nhất cũng phải là A la hán. Thời gian sau không xa, khi hành đạo Đức Phật đã giảm

tông. Người giảng Tứ Diệu Đe Bát Chánh Đạo. Tại so Đang Đại Giác lại phải xoay chuyên pháp luân[221; 42].

Cần chú ỷ là mồi tích của Kinh thánh, mồi đoạn luận bàn về triết lí tôn giáo đều đuợc đặt trong sự chiêu ứng với từng sự kiện của nhân vật. Không thê phủ nhận nó gây ra cảm giác nặng nề khi đọc tác phẩm nhưng cũng phải thấy rằng đó cũng là một cách triển khai nghệ thuật theo hướng riêng của nhà văn. Nguyễn Việt Hà đề cho nhân vật hướng đến Chúa với cặp mắt vừa sùng kính vừa hoài nghi. Vì vậy thuật ngừ tôn giáo vừa thể hiện được sắc thái trang trọng, thiêng liêng, gắn liền với cõi tâm linh sâu thẳm của con người; vừa dung dị, gần gũi, thậm chí suồng sã khi đi vào đời sống.

Hoàng trong Cơ hội của Chúađã có cái nhìn đầy sùng tín về Chúa:

- Trên cao vút của bức tường đối diện là mâu tượng Chúa désus chịu nạn. Tôi

đăm đắm nhìn. Meviter Erkhart nói: “Đôi mắt của tôi nhìn Chúa là cặp mắt của Chúa nhìn tôi”... Tôi củi mặt vào trang sách thầm cầu nguyện. Chao ôi một triết gia lý trí như Pascal cũng phải nói: “Đức tin là một món ân tặng của Chúa chứ không phải món ân tặng của lý luận ” [221; 108].

Và mỗi khi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, mồi khi tâm trạng hoang mang không thể chia sẻ cùng ai, Hoàng lại đến với Chúa như một sự cứu rỗi cho hồn mình với một niềm thành kính:

Lạy Chúa, xin Người ở lại với con vì trời đã đô chiểu. Trần nhà thờ cao vút. Tĩnh lặng, yên ẳng thăm thắm. Con thật sự hất lực. Xin Chúa mở rộng vòng tay che chở con. Con đã từng chối bỏ Người. Con đã từng tự tin. Xin hãy dân dắt con hang cảnh tay của Người [221; 242].

Trước thánh đường, không khí đều trang trọng và thiêng liêng như thế, nhưng không phải lúc nào nhân vật của Nguyễn Việt Hà cũng ngưỡng vọng tới Chúa. Có lúc họ kéo Chúa lại gần và nhìn bằng con mắt thế tục. Thuật ngữ tôn giáo khi đó gần gũi với cuộc sông của mọi người: Tôi ngãng lên. Thủy nhìn. Ánh mắt trong suốt của em hay của tôi. Tât cả chủng sinh trở nên rực rỡ và từ từ tan ra. Trong khoảnh khăc, tôi đã đôn ngộ được tâm ân. Tôi viêt giữa trang giây: “Anh yêu em ”...Tôi quay vào trả

sách. Tạm hiệt Suzuki, hẹn gặp lại ông ở cõi nát hàn [221; 1 19]. Tôn giáo không còn

cao siêu nữa, Hoàng “đốn ngộ” ngay trong giây phút thăng hoa của cảm xúc tình yêu.

Đức Phật cũng được nhìn như con người bình thường, đầy trần tục: Đen hây giờ

huynh đã hiêu tại sao nửa đêm thải tử Tất Đạt Đa phải trèo tường trốn nhà. Đâu phải

là ngài day dứt trước sinh lão hênh tử. Ngài đã ngắm đủ cảnh vợ con ngu đần. Ngài đang muốn tìm sự siêu thoát ngoài hôn nhân [221; 182].

Thậm chí người ta còn nhắc đến Chúa bằng những từ ngừ đầy tính “báng bổ”: - Ông Chúa đẹp giai của Hoàng [221; 23].

- Vứt cải ông Chúa của anh đi [221; 20].

- Có Chúa đẳng nhà anh chứng giám [221; 162].

- Cha chảnh xứ mắt toét vừa giảng phúc âm vừa chảy nước mũi [220; 33].

Với một vốn thuật ngữ tôn giáo phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái khác nhau, Nguyễn Việt Hà đã thê hiện sự hiếu biết khá sâu rộng của mình về tôn giáo; đồng thời tác giả còn cho ta thấy cái nhìn vừa tin tưởng, vừa hoài nghi của con người hiện đại vào tôn giáo nói riêng và thực tại đời sống nói chung.

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 105 - 107)