Nhân vật biến dạng:

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 47 - 50)

Biến dạng (bao gồm cả thủ pháp phân thân, hóa thân) vốn là một mô tip quen thuộc trong các tác phấm của Kafka, Iônexcô với các hiện tượng con người bị biến thành tê giác, con bọ hay cái ghế... Nguyễn Bình Phương dã vận dụng phương thức này như một cách ‘Tạ hóa” các nhân vật của mình. Cái chết của lão Hạng qua hồi ức của nhân vật Ỏng thật là kì lạ: “Khi gỡ lão ra, người ta thấy có một vết rộng bằng gang tay, chỏ rạch ấy áp vào thân cây, ứa ra một dòng nhựa đỏ bầm, đặc quánh (...) người

lão cứ xanh dân, xanh dần (...) còn cải cây thì rung rung và đỏ hổng lên như một cơ thể song” [218; 52]. Cây hóa người, người hóa cây, sự hóa thân này phải chăng là một ước muốn thoát khỏi cái nặng nề cực nhục của thực tại đê vươn đến một cái gì đó trường tồn bền bỉ như cây xà cừ hay cây tùng kia. Sự biến dạng của lão Biền khi chết:

“người mọc đầy tóc, không ai nhận ra lão nữa ” [218; 108], lại diễn tả một sự tha hóa của con người, như một sự trừng phạt tội ăn cắp của lão trong quá khứ.

Biến dạng liên tục của người đàn bà mà Kiền, chồng dì Lãm đi theo: bà già —> người đàn bà trạc 40 tuổi —> cô gái trẻ —> đứa con gái 13 —> đứa trẻ; biến dạng của Kiền thành đứa bé trong nôi gợi nhớ đến sự hóa thân của những nhân vật cổ tích Việt Nam. Nhưng cô Tấm trong cổ tích sau những biến dạng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc thì sự biến dạng ở đây là cái chết đang chờ đón nhân vật. Bởi vậy, đây là một trong những hình thức nhại các môtip của cổ tích.

Nhân vật hóa thân, biến dạng, một mặt thể hiện tính “trò chơi”, một trò ú tim của văn chương, như Mi lan Kundera từng quan niệm tiếng gọi của trò chơi là tiếng gọi hấp dẫn nhất trong tiêu thuyết hiện đại”, ở đây là một cuộc chơi về nhân vật. Cái ảo ở đây giúp giải phóng tối đa cho trí tưởng tượng, giải phóng nhà văn ra khỏi sự cầm tù của yêu cầu phản ánh hiện thực kiểu truyền thống. Mặt khác, sự thay hình đổi dạng của các nhân vật diễn tả một suy tư rất nghiêm túc của nhà văn: sự tồn tại của mọi vật, của mỗi con người trong cõi nhân sinh này chỉ là khoảnh khắc trong vô tận của cái phù du. Nhận xét có vẻ tàn nhẫn trên đây giúp con người khiêm nhường hơn khi nói đến chính mình, ảo tưởng về sức mạnh “thống trị muôn loài” của con người đã bị hóa giải.

- Nhân vật tải sinh (hay một cuộc sống sau cái chết):

Nhân vật Ông trong Những đứa trẻ chết già có thê là một tiền kiếp hay hậu thân của Hải, với hiện tại là một cuộc đi vào hư không, và quá khứ là ngồn ngộn những kí ức về một ngôi làng xa xôi nào đó. Nhân vật Hoàn trong Người đi vắng lại có một cuộc trốn chạy vào tiền kiếp, ở đó, Hoàn gặp lại hình ảnh của mình ngày xưa: “Hoàn lần ra mép sông soi xuống dòng nước cũ... Hoàn hỏi khuôn mặt đứa con gái: - Mảy là tao ngày xưa phải không? - Vâng ạ! - Khuôn mặt đứa con gái hơi bị nhòe đi vì chỉnh câu trả lời của nỏ [215; 165].

Trong Những đứa trẻ chết già, bóng ma hiện về ở đám cỏ bãi tha ma vào ban đêm có bóng một người con gái chập chờn, khi thoát xác thành ma rắn: "cô gái này trắng mơ như sương khói, chăng nhìn rõ mặt mũi gì cả" [218; 169]. Hằng đêm, cô gái ấy làm tình với Quang. Kiền nhiều lần theo dõi Quang và phát hiện ra sự kì lạ này. Cho đến một đêm khi Kiền ra bãi tha ma, anh cũng bắt gặp cô gái ấy và muốn làm tình với cô, nhưng sau đó anh đã kêu lên hoảng hốt bởi dưới thân anh không còn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp nữa mà là một con rắn vừa lột da mềm nhũn. Sau đó, đám cỏ ấy cứ úa vàng và run rẩy cất lên những lời yếu ớt. Có khi ma là bóng người dị dạng chuyển động chậm chạp: "Những người đó mặc quần áo trắng toát, kẻ nào có đầu thì mắt xanh lè, kẻ cỏ tai thì dài thõng thượt. Chính lão Vòng kêu ẩm lên khỉ đang đái, lão bị một bàn tay nhớt nhát xua khắp mặt. Còn mụ Quản thì bao giờ cũng khăng định là hề đêm xuồng lại thấy hai con ma một đực một cải ôm nhau khóc ri rỉ bên trải nhà mụ" [216; 210].

Trong Những đứa trẻ chết già, giữa ban ngày, một con ma hiện hình trong bóng một đứa trẻ trắng toát ngồi ở ghềnh đá: "Không có mặt. Cải bóng thằng bé không có mặt. o đó chỉ là một cải hốc tối được viền bằng mớ tóc bám đẩy rong rêu" [218; 243]. Ở cuốn tiểu thuyết này, số lượng ma hết sức đông đảo, không chỉ là một bóng ma mà là một túm, một đàn, rất nhiều lần ma xuất hiện trong đám đông. Ma là đàn bà, đàn ông, là cặp vợ chồng, là người dân bị chết oan... Một thế giới đầy đủ như thế giới người nơi dương gian.

Tiêu thuyết Người đi vắng ma xuất hiện bốn lần dưới dạng vật mờ ảo. Người ta nhận ra ma qua bóng dáng một người đàn bà quái dị bên một cái xác của một người đàn ông bí ân: "Đó là bóng người đàn bà gầy guộc không có mặt, chỉ một khoảng trống toi tăm được khuôn lại bởi mải tóc dài xám nhưng roi loạn... Trên tấm phản trong nhà một hình người sảng cạnh lập lờ nằm dài, hai chân duỗi thăng, tay phải co lại, tay trải duôỉ thăng xuống mép phản. Đó là người đàn ông tầm thước, không mặc quần áo, dương vật mềm đô lật sang bên" [215; 94]...

Sự đậm đặc các "nhân vật ma" thể hiện một kiểu tư duy nghệ thuật riêng của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật "ma", tuy rất nhiều hình hài và xuất hiện ở những không gian, thời gian khác nhau nhưng đều gợi những ám ảnh về những kiếp người đã

đi qua cõi đời. Nó liên quan và tương tác với các nhân vật đang sống như một khơi gợi, một đe dọa ghê rợn từ một cõi khác. Và nhiều lúc, chính bóng trắng mờ ảo ấy lại soi tỏ tâm tư và số phận người đang sống, góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần của

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 47 - 50)