Sự đối mới trong cách tiếp cận đời sống

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 74 - 75)

- Nhân vật mất tích

3.1.1 Sự đối mới trong cách tiếp cận đời sống

Phản ánh cuộc sống là đặc trưng của nghệ thuật và trở thành yêu cầu tất yếu đối với người cầm bút vì “xét cho cùng, bất cứ nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định... bất kì tác phàm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sổng” [2; 63 - 64]. Hiện thực vốn phong phú và đa dạng, mỗi nhà văn đều chọn một miền, một mảng hiện thực đời sống mà mình quan tâm, hứng thú, nghiền ngẫm. Chính ở chỗ này giúp ta phân biệt được sâu sắc tư tưởng nghệ thuật độc đáo của mồi nhà văn, tạo nên phong cách riêng.

Là một cây bút trẻ, Nguyễn Việt Hà có cơ hội được hưởng luồng sinh khí của sự đôi mới, dân chủ. Anh có quyền nhìn thăng vào hiện thực và nói thật những gì quan sát được và suy ngẫm. Do đó sáng tác đã góp vào không khí đồi mới bằng cái nhìn khơi sâu vào mạch chảy ngầm của đời sống, cất lên tiếng nói quyết liệt, dữ dội mà lắng nhiều suy tư, trăn trở. Giống với nhà văn Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà tỏ ra rất có ý thức trong cách tiếp cận đời sống. Hiện thực mà anh quan tâm ngôn ngang, đa chiều, phức tạp, biến động không ngừng. Đó là một hiện thực đa trị, không hoàn kết; nhà văn và bạn đọc nghiền ngẫm về nó nhưng sẽ không bao giờ có thế đi tới cùng. Điểm khác biệt trong cái nhìn hiện thực, có chăng biểu hiện ở cách lựa chọn mảng đời sống: ở Nguyễn Bình Phương là kieu hiện thực huyền ảo, hiện thực tâm linh ở đó trí

tưởng tượng của nhà tiêu thuyết được phát huy tận độ; ở Nguyễn Việt Hà là kiêu hiện thực tươi nguyên và "có thật" của đất nước nhũng ngày đầu mở cửa, đổi mới.

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w