- Còn em thì nhở.
3.4.2.2 Giọng giêu nhạ
Khi các giá trị văn hóa tinh thần đang đảo lộn không ngừng, những mặt trái của cuộc sống lộ rõ, giọng giễu nhại đã nổi lên như một giọng chủ đạo trong tiểu thuyết, đặc biệt là ở những cây bút trẻ. Anh đã thấy nhiều sự lỗi thời, lố bịch, vô nghĩa của cuộc sống hiện đại. Từ Cơ hội của Chúađến Khải huyền muộngiọng giễu nhại đã thể
hiện một cá tính riêng của Nguyễn Việt Hà. Nhà văn đã giễu nhại rất nhiều tầng lớp nguời, nhiều mối quan hệ và nhiều thói đạo đức giả.
Lối sống phương Tây du nhập đã ảnh hưởng đến nếp sống của từng gia đình, đến nếp nghĩ và cách dùng ngôn ngừ của những người trẻ tuổi. Người ta thể hiện mình bằng cách uống rượu Tây và sống một cách tự do, phóng khoáng. Giới trẻ thì thay đôi quan niệm thâm mĩ: Trời nắng chang chang nóng. Có một bê bơi không tường chắn, rât nhiêu thiếu nữ nằm ngôn ngang phơi người, tự lấy tay xoa ngực trần băng những nắp hộp kem loăng ngoằng chữ Hàn Quốc. Trên ti vi cũng nhan nhản phim Hàn. Những bộ phim đương nhiên là hâp dân vì nội dung đêu cỏ một bi kịch đương nhiên là
thê thảm, chuyên tình giữa anh Chimđangsun và cô Xinhiêp [220; 44].
Phim truyền hình Trung Quốc cũng có tác động không kém phần mạnh mẽ đến cách ứng xử của người Việt Nam. Khi nhận lỗi các vị quan chức cũng tự xỉ vả mình bằng cách Tất cả giơ mạnh tay đều đặn tát vào hai má theo kiêu Thái giám cỏ lôi, mốt nô tài đang thịnh hành trong phim Khang Hy đại đế [220; 64].
Rồi các chương trình truyền hình nội địa cũng hấp dẫn và cảm hóa người xem đến mức Mẹ vợ Vũ vốn Thứ trưởng về hưu đã ngoài bây mươi, dạo này những lúc ghen ngược, cũng đều nhí nhảnh chua chát cái giọng tấu hài của chương trình Gặp nhau cuối tuần [220; 52]. Nguyễn Việt Hà đã không giấu nổi cái nhìn mỉa mai trước những hiện trạng cuộc sống đương đại.
Khi các giá trị truyền thống bị lung lay thì đạo đức gia đình cũng có nguy cơ rạn vỡ. Nguyễn Việt Hà đa giễu nhại thói đạo đức giả xuất hiện nhan nhản trong xã hội. " Tấm gương" gia đình cái Thảo là một ví dụ:
Bo nó chăm bà nó đã được mười lăm năm. Chuyện bố nó nuôi mẹ được đăng lên mục " Giữ gìn truyền thống cũ" của một tờ bảo đoàn. Mẹ nó cắt bài bảo ép lèn khung kính treo ngay lối cửa ra vào. Phía trên bài bảo là một tấm ảnh cả nhà nó đứng quay xung quanh bà nội đang móm mém cười trong bộ ảo dài đại lê màu điểu [220; 26]. Nhưng chứng kiến "sự chăm sóc tận tình" của gia đình nó với bà mới thấy hết sự "hiếu thảo" của con cháu. Bà được sống trong một căn buồng lờ nhờ sảng hôi hám kinh
khủng, cháu chăm bà ăn bằng cách cả mâm cơm đê trong một cái quang bằng mây. Cải
nó chợt sủa " gâu gâu ", cải Thảo cân thận nhâc cải đòn tre ra, ở trong cải quang mây lúc này lộn xộn những hát đũa của bừa trước [220; 26].
Nguyễn Việt Hà giễu nhại cả những mối quan hệ giả dối. Chang hạn mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu và mối quan hệ vợ chồng nhu bố mẹ Nhã:
Cô thôn nữ vùng đất chiêm trũng lẩy được anh sinh viên quỷ tộc trường Ngoại Giao chỉ vì xinh đẹp. Vụng vê nữ công gia chảnh và mù chữ. Trí thức với nông dân kiêu này khỏ có thê liên minh. Cải liềm sẽ chặt gay cải hút. Ngài Vụ trưởng tương lai nhận ra điêu ấy thì đã quả muộn. Đành sửa sai đời mình hăng cách chỉ lòng thòng với
nàng nào biết hai ngoại ngữ [221; 49]. Những câu chuyện ấy khiến cho nguời đọc phải
bật cười mà chua chát. Mọi mối quan hệ tưởng như đạo đức lại tỏ ra giả tạo đến mức lố bịch.
Từng là một công chức nhà nước, Nguyễn Việt Hà hiểu hơn ai hết đời sống của tầng lớp người này. Họ cũng trở thành đối tượng giễu nhại của anh. Công việc của họ là một thứ công việc đơn điệu, nhàm chán: Hoàng đi làm theo tuyến nhất định. Sự đơn điệu trong quỹ đạo chuyên động là một đặc trưng mang đây tính công chức. Đi xe đạp
vòng nửa hờ hồ. Khỉ tan về nốt vòng kia. Một thảng vẽ đủ ba mươi vòng. Những 50
không tròn trĩnh ngâm ngầm minh họa cho một thứ triết lí hư vô rẻ tiền [221; 52]. Bởi
vì nói là công việc nhưng nó chăng có gì đê làm, phòng có tới mười tám người nhưng
công việc chỉ đủ cho năm người [221; 52], do đó làm việc chỉ là hình thức. Sáng đến cơ
quan Rút tập chứng từ dầy đê trên mặt hàn. Nó là biêu tượng vàng ngọc của tám tiếng.
Cuối giờ cứ y nguyên như vậy cất vào [221; 53]. Và khu nhà cơ quan trở thành một thứ
vườn trẻ đê gửi con ông cháu cha. Đi làm nhà nước trở thành thứ đường diêm trang trí
cuộc đời của những tiêu thư và công tử.
Công chức cũng không cần phải học cao, biết rộng, làm mãi rồi thành quen. Đây là lời tâm sự rất thật của một nữ cán bộ ngân hàng có nhiều năm kinh nghiệm: Cô nói là hồi xưa không có điểu kiện học hành như chủng tôi vì hoàn cảnh riêng vất vá trong khi đẩy đất nước còn khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm chỉ trong công tác, lễ phép với các bậc cha chủ ở ngành mà giờ đây cô trở nên vừng chắc trong nghiệp vụ... Khi kỷ duyệt các kế hoạch xin vay của đơn vị cô đều không đọc vì có đọc cũng không hiêu. Cô phân biệt các loại séc và các loại chửng từ theo màu sẳc. Séc định mức màu gạch cua.
Séc thanh toán màu xanh cốm non còn giấy nhờ thu làm bằng pơ-luya mỏng [221; 324].
Vì vậy thực trạng của các ngành hiện ra trong văn chương Nguyễn Việt Hà thật lố bịch, đáng cười:
- Hôm ti vi đang quay hội nghị tông kết ngành điện, ông Giảm đốc sở truyền tải
đọc bảo cảo thành tích dài mười tám trang dưới ảnh sảng một cây bạch lạp.
- Vụ phó hồn nhiên tin rằng đã đả bóng giỏi thì rất khó học chữ giỏi, đặc biệt là
các cầu thủ quen chơi bóng bang đâu.... Một hiện thực tồi tệ, hiện thực này phải được cải tạo, vài quan chức thê thao đang chạy tiền làm tiến sĩ thê chất hệ tại chức đau đớn tuyên bổ [221; 49].
Cảm nhận về giọng điệu tiểu thuyết của anh có người thấy "vừa hài hước, giễu cợt vừa nồng hậu, ấm áp" (Thu Hà), có người lại thấy nó hơi "quá đà", đôi lúc "bất nhẫn". Nhưng trên hết ta thấy giọng giễu nhại trong tiểu thuyết của anh đã bộc lộ một cái nhìn suồng sã, phi thành kính thậm chí nhiều lúc cay đắng, tàn nhẫn. Điều đó thể hiện một tinh thần phủ định quyết liệt vào cái lỗi thời, căm ghét sâu sắc sự giả dối, tiêu cực, đồi bại và phi lí. Đó cũng là nhu câu khăng định cá tính riêng khi nhà văn mang trong mình cảm quan hậu hiện đại.