Kiếu cốt truyện phân mảnh

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 89 - 93)

- Nhưng tại sao em lại yêu anh thì em không biết [220; 118].

3.2.2.4 Kiếu cốt truyện phân mảnh

"Nghệ thuật hậu hiện đại cũng là tập họp những mảnh vờ, củng là sự ghép mảnh nhưng không có tâm điêm như tác phâm hiện đại mà mang tính đa tâm điềm, phi trung tâm hóa" [13; 105]. Tiểu thuyết hiện dại chủ trương đập vỡ các mảng văn bản trần thuật thành những mảng rời rạc, xô lệch không theo một trật tự nhân quả nào. cốt truyện được tạo nên từ một hệ thống các mảng có tính độc lập tương đối tồn tại bên cạnh nhau, được sắp xếp theo nguyên lí của tư duy hội họa lập thể với những hình

khối, các mảng màu xa lạ nhưng cuối cùng vẫn thê hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh, vẫn có một mạch ngầm xuyên suốt. Với cốt truyện phân mảnh, tiểu thuyết hiện đại mang sắc thái đa âm.

Đã có nhiều nhà tiểu thuyết hiện đại sử dụng kiểu cốt truyện này như một trò chơi cấu trúc văn bản nhằm làm lạ hóa nghệ thuật trần thuật (Thiên sứ của Phạm Thị Hoài,

Người sông Mê của Châu Diên...). Tuy nhiên đọc Cơ hội của Chúa, người đọc vẫn phải thừa nhận Nguyễn Việt Hà có khả năng cắt dán. Anh như đang bày ra các mảng màu của cuộc sống để tạo ra bức tranh lập thể của dòng hiện thực xáo trộn, xô bồ, rạn vỡ và đầy phi lí.

Gần 500 trang truyện được chia làm chín chương, thực sự đó là chín miêng ghép lớn. Mỗi miếng ghép là một câu chuyện, là tâm sự của một đời người. Hơn thế nữa, mỗi chương truyện còn được nhà văn đập vỡ thành những mảnh vụn rời rạc, xô lệch tạo thành những phân khác nhau. Nhìn tông thê Cơ hội của Chúa như một bức tranh thế cắt dán hay như một khối chơi xếp hình.

Khi đi qua từng chương, người đọc lại được lướt qua một hình ảnh động, tính đan xen về cuộc đời mỗi nhân vật, hay cả những vở kịch, những trang nhật kí... Bởi thế đang ở thời hiện tại bắt đầu từ ngày Tâm về nước, lập công ty, cưới vợ, mối tình tay ba giữa Hoàng, Thủy, Trần Bình, mối quan hệ muộn mằn đầy tiếc nuối của Nhã ta lại thấy những lát cắt của quá khứ, của hoài niệm. Chẳng hạn một chút lo âu của Thủy Em yêu anh. Lúc nào em cũng sợ mất anh (...) Anh Hoàng, hình như anh chưa hao giờ là của em [221; 60]; một thoáng trăn trở của Tâm, một sự bế tắc trong tư tưởng của Hoàng, niềm kiêu hãnh đến nghiệt ngã của Nhã... Chính những trường đoạn tâm lí, những phần đời được cắt rời và lắp ghép hợp lí tạo cảm giác liền mạch đã khiến cho Cơ hội của Chúa tránh được cách kể chuyện nhàm chán, sáo mòn của nhiều cuốn tiêu thuyết truyền thống. Mặt khác, nhà văn có cơ hội tìm hiêu được sự phức tạp và bí ấn trong chiều sâu tâm hồn nhân vật. Cơ hội của Chúa được cảm nhận như một khối ru - bích nhiều màu, nhiều chiều về cuộc sống và con người.

Mạch trần thuật trong cuốn tiểu thuyết này thường xuyên bị đứt gãy cũng tạo ra trong tác phẩm nhiều khoảng trống. Các sự kiện cứ chảy tràn, khoảng trống trần thuật được lấp đầy ra sao tùy thuộc vào sự cộng tác của độc giả. Có khi nó được tạo ra gần

đầu tác phâm mà đến gần trang cuối cùng ta mới hiêu mối liên hệ trong sự tồn tại của nó. Có những khoảng trống phải xâu chuỗi rất nhiều sự kiện mới có thể lấp đầy. Ví dụ phần hai của chương hai, sau khi ke về cuộc gặp gỡ của Thủy và Trần Bình trong buôi dạ hội của chi đoàn thanh niên tổ chức, sau đối thoại của hai nhân vật:

- A n h yêu em.

- Anh Bình, anh say roi [221; 64]. Tác giả đưa vào Thông tin tham khảo.

Ba lá thư của Trần Bình xếp theo thứ tự thời gian mà không một lời giải thích, bình luận gì thêm. Việc đánh giá, bình luận là của bạn đọc. Nội dung, lời lẽ của ba lá thư quy chiếu, đối sánh với hành động, cách sống của Bình cho ta cái nhìn đầy đủ về bản chất của nhân vật.

Phần một của chương năm là một vở kịch, có chỉ dẫn việc dàn cảnh, có nhân vật: nam là Andre và nừ là Natasa; có đối thoại và hành động kịch. Vở kịch xuất hiện một cách đột ngột và cũng kết thúc như thế. Người đọc chưa hiểu ra chuyện gì thì câu chuyện đã sang phần hai nói về Tâm và công ty của anh. Khoảng trống không được lấp đầy, người đọc không hiếu lí do sự tồn tại của vở kịch này cho đến khi phát hiện nhân vật nam là Trần Bình bởi sự tương đồng trong khung cảnh đầu vở kịch với khung cảnh nhà Bình khi Hoàng tìm đến [221; 220] và nhân vật nữ là Phượng bởi những gì cô hé mở với anh trai [221; 371]. Vở kịch làm sáng tỏ bản chất nhân vật, nó tựa như một

Thông tin tham khảo.

Hoặc xen lẫn vào câu chuyện thường ngày của Thủy, Hoàng, Tâm, Trần Bình, Nhã có những trích đoạn kịch nửa cổ nửa kim về Trang Chu - Huệ Thi hay Trần Khánh Dư - Trần Quốc Tảng - Tuệ Trung. Sự xuất hiện ngẫu nhiên của các màn kịch tạo ra những khoảng lặng. Ở đó người đọc có thời gian chiêm nghiệm những điều tác giả gửi gắm. Những câu chuyện ấy cũng chính là những triết lí về hiện thực, con người ứng chiếu với nhân vật.

Những sự kiện trong Cơ hội của Chúa là những kí ức vụt đến, vụt đi, chen chúc, xô đẩy, mơ hồ. Nhà văn cho ta hình dung về một xã hội hiện đại đầy rẫy nhừng điều phi lí, rời rạc, rạn vỡ. Nhà văn gửi gắm nỗi hoang mang về hiện thực đó khiến người đọc cũng cảm thấy nghi ngờ và không khỏi bận tâm. Kiểu cốt truyện này đã đánh thức

người đọc, khiến họ phải chủ động đế nhận thức cuộc sống bằng cách liên kết các mảnh đó theo cảm nhận và năng lực riêng của mình.

3.2.2.5 cốt truyện lổng ghép đa tạp

Một trong những ý tưởng mà nhà văn đã thực hiện ở cuốn thứ hai chính là xây dựng cấu trúc tác phấm. Neu như Cơ hội của Chúa là sự thế nghiệm kiếu cốt truyện phân mảnh, thể hiện một lối viết tự do, linh hoạt thì Khải huyền muộn bộc lộ sự sáng tạo trong kĩ thuật viết tiểu thuyết với kiểu cốt truyện lồng ghép đa tạp.

Kiểu cốt truyện lồng ghép đa tạp hay còn gọi là kiểu truyện trong truyện, tiểu thuyết trong tiêu thuyết là một kiểu cấu trúc kép, ở đó bản thảo của một nhân vật được lồng trong tác phấm chính. Khải huyền muộn trở thành những câu chuyện trong nhiều câu chuyện của một nhà tiểu thuyết trẻ vật vã với ý tưởng và các nhân vật nửa thật -

đang sống chung quanh mình và nửa không thật là các nhân vật trong cuốn tiêu thuyết mà nhà văn trẻ đang viết. Ở đó ta bắt gặp hình thức nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết; nhân vật kể về chính mình như là người đóng vai nhân vật và kể về nhà văn như là đối tượng, đối tác của mình.

Tiêu thuyết Khải huyền muộn gồm bốn chương và một chương kết. Nội dung của nó là một nhà văn nói chuyện với cô người mẫu về ý định viết một tiêu thuyết của mình, đề nghị cô ta làm nguyên mẫu cho mình. Và câu chuyện khởi đầu từ việc cô người mẫu kể về cuộc nói chuyện giũa hai người, ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Đó là lớp văn bản 7, dành cho lời kể của cô ta và lời kể của “nhà văn”. Lớp này chạy suốt tác phâm và khi thì đan xen, khi thì hòa quyện vào lóp vần bản 2 tức là cuôn tiêu thuyêt mà “nhà văn” đang viết. Lớp văn bản 2 là “lớp phức hợp” dựa trên lời kể của hai vai chính nói trên và đã chuyên thành vai kép: cô người mẫu “thật” và cô người mẫu “nhân vật” được “nhà văn” đặt tên là cẩm My; “Nhà văn” là một tay nhân vật được người mẫu Câm My gọi tên là Bạch được ngầm cho biết, tuy rất mập mờ, chính là cái anh “nhà văn” đang viết cuốn tiểu thuyết này. Câu chuyện chính mà nhà văn Bạch và người mẫu Cấm My cùng kế thì xoay quanh nhân vật tên là Vũ, một quan chức cao cấp ngành TDTT, người tình của cẩm My - nhân vật, tuy nhiên cũng có thể hiểu là chuyện tình của cô người mẫu thật kia. Câu chuyện chủ yếu ở hàng thứ hai là câu chuyện của tay “nhà văn” (xưng “tôi”) - Bạch kể về một ông cậu gọi là linh mục Đức. Quá khứ là tín

hữu Công giáo của nhà văn Bạch thì lại trùng hợp với tiêu sử tín hữu của nhân vật Vũ, qua đó gợi lên ràng hình nhu “Vũ” là hình tuợng văn học của “Bạch”/nhà văn.

Cuốn tiếu thuyết đã trình bày theo lối song trùng một câu chuyện hu cấu cùng với quá trình hu cấu chính câu chuyện đó. Hé lộ công việc sáng tác của mình bằng hình thức kết cấu truyện lồng trong truyền, tiều thuyết trong tiêu thuyết, Nguyễn Việt Hà đã thể hiện quan niệm viết tiểu thuyết nhu một trò chơi và nguời viết có đuợc tự do trình bày cách chơi của mình. "Cái nhận thức được là bề nôi của tiêu thuyết, cái bất tín nhận thức mới là mảnh đãt của tưởng tượng và đổi thoại" [13; 105].

Với sự lồng ghép những câu chuyện trong nhiều câu chuyện, Nguyễn Việt Hà có cơ hội cho các sụ kiện đời sống tự soi chiếu lẫn nhau. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm đuợc mở rộng và các chiều kích của hiện thực cũng đuợc đào sâu. Bản thân tác phẩm cũng đa diện, đa âm nhu cuộc sống ngoài đời vốn đã đầy rẫy sự phức tạp, đầy nhùng uẩn khúc éo le.

3.3 NHỮNG SÁNG TẠO TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT

Trong văn chuơng hiện đại và hậu hiện đại, cùng với niềm bất khả tín vào “đại tự sự”, ở phuơng diện nhân vật, các nghệ sĩ nhận ra rằng con nguời nhỏ bé đến mức nó chỉ có thể đại diện cho chính nó. Từ chối quan niệm điển hình hóa là cách mà các nhà tiểu thuyết hiện đại bứt mình ra khởi lối mòn truyền thống. Tiểu thuyết hậu hiện đại cố ý xóa bở hết mọi dấu hiệu nhận biết, nhùng đuờng viền nhân thân nhằm trừu tuợng hóa nhân vật một cách tối đa. Thứ hai, họ không khắc họa nhân vật nhu là nhũng tính cách hoàn chỉnh mà làm phân rã tính cách, nhân vật chỉ tồn tại nhu một ý niệm, một trạng thái tâm lí với nhiều ám ảnh. Nói nhu Milan Kundera: "Nhân vật không phải là sự mô phỏng một con người song thật. Đó là một con người tưởng tượng. Một cải tôi thực nghiệm" (Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Đà Nằng, 1998, trang 40).

ơ Nguyễn Việt Hà là sự ảnh huởng một cách có ý thức từ cảm quan văn học hậu hiện đại thế giới nên anh đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tạo nhân vật trong tiêu thuyết của mình, đuợc ghi nhận ở các mặt sau:

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 89 - 93)