Ngôn ngừ trần thuật đa thanh có sự chêm xen của nhiều vai giao tiếp

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 111 - 112)

- Còn em thì nhở.

3.4.1.4Ngôn ngừ trần thuật đa thanh có sự chêm xen của nhiều vai giao tiếp

Ngôn ngữ trần thuật trong Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn là thứ ngôn ngữ đa thanh, có SỊT chêm xen của nhiều vai giao tiếp : vai tác giả, vai người kế chuyện, vai nhân vật trong câu chuyện. Vì thế tự bản thân ngôn ngữ đã mang tính đối thoại. Sự đối thoại ngầm trong ngôn ngừ giữa tác giả và độc giả ; giữa tác giả và nhân vật; giữa người kê chuyện và nhân vật; giữa nhân vật với nhân vật tạo ra tính đa thanh của văn bản tác phâm. Đoạn văn sau đây trong Cơ hội của Chúa là một ví dụ: Bà u nói Hoàng khéo, ừ Hoàng khéo thật. Hay là nhờ rượu. Mình có bản lĩnh không. Một người có bản lĩnh là một người va chạm với những khắc nghiệt phức tạp của cuộc sổng vân giữ được mình. Nếu như vậy Hoàng cũng có đôi chút bản lĩnh đấy chứ. Bao nhiêu năm vân giữ cải vẻ nhơn nhơn không trách ai, không đô tại sổ. Lâm xẩu hay tốt. Đừng nghĩ đến anh ta nữa. Hoàng nổi kiến thức ở một sổ người chỉ là sự an ủi, ở sổ người khác là phương tiện. Thế cải nào tốt hơn. Hoàng cười. Hoàng hay nói nước đôi. Động lực phát triền nhân loại là sự tự khăng định đi lên. Lâm bảo vậy... [221; 240, 241].

Đoạn văn là đối thoại đa chiều giữa Nhã và Hoàng, Nhã và Lâm, Nhã và Thủy, Trần Bình, Nhã và độc giả, Nhã với chính mình, tác giả và nhân vật, tác giả và độc giả. Các đại từ nhân xưng trong đoạn văn rất phong phú: mình, tôi, mình - Hoàng; mình -

Lâm; mình - anh ta; tôi - Thủy - Trần Bình... Nhã vẫn giừ vai trò là người kế chuyện.

Nhã đang nhìn lại mọi sự trong một đối thoại đa chiều. Đó là một cái nhìn tỉnh táo nhưng cũng đầy băn khoăn, hoài nghi và có nhiều đau đớn, xót xa của một người đàn bà đã nếm đủ cay đắng của cuộc đời. Tác giả đã để cho nhân vật tự thể hiện những trăn trở của mình trên trang sách. Anh tham dự một cách khách quan và ngầm đối thoại với nhân vật.

Trong Khải huyền muộn, kiểu ngôn ngữ trần thuật này còn được thể hiện rõ hon khi Nguyễn Việt Hà tạo ra một lối kê truyện lồng trong truyện, nhân vật lồng trong

nhân vật. Ngôn ngữ tác phẩm là một sự đối thoại đa chiều giữa tác giả và nguyên mẫu,

giữa nguyên mẫu và nhân vật, giữa nhà văn và nhân vật, giừa nhân vật và nhân vật...

Chợt nhiên tôi hông thây mênh mông chán. Tôi chán toàn hộ câu chuyện mà chủng tôi đã nói hoặc hình như những cải linh tinh như những cải linh tinh mà riêng tôi đã nghĩ...

Nhà văn là lạ nhìn tôi. Tôi nhấp giọng hằng một ngụm rượu thật lớn, tôi hông thấy mình muôn hét, đủng hơn là chỉ muốn mình buông thả. Tôi đã ướm là không nói chuyện văn chương nữa cơ mà. Tôi dài dại nhìn nhà văn và hình như đã thấy anh vừa nhìn tròn quanh ngực tôi...[220; 249].

Tính đa thanh của ngôn ngữ trần thuật đã huy động tối đa suy nghĩ và phán xét của người đọc, thu hút được sự cộng hưởng và đồng sáng tạo mạnh mẽ của họ. Tuy nhiên, cũng chính đặc điếm này đã khiến cho truyện của Nguyễn Việt Hà có lúc gây cho người đọc cảm giác câu chuyện thật rối rắm, phức tạp, khó hiểu. So sánh với Nguyễn Bình Phương?

Một phần của tài liệu NHỮNG yểu tố hậu HIỆN đại TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯỚNG và NGUYỄN VIỆT hà (Trang 111 - 112)