- Nhưng tại sao em lại yêu anh thì em không biết [220; 118].
3.2.2 Những thế nghiệm về cốt truyện
3.2.2.1 Sự phả vờ mô hình cốt truyện truyền thống
Từ điển thuật ngữ văn học coi cốt truyện là “hệ thong sự kiện cụ thê được tô chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một hộ phận cơ hản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phâm thuộc các loại hình tự sự, kịch ” [5;
88].
Với tiểu thuyết hiện đại, vai trò của cốt truyện bị giản lược đến mức tối đa. Nhà văn hiện đại quan niệm sáng tạo văn học như một cuộc chơi, trong đó có trò chơi cẩu
trúc. Mỗi nghệ sĩ thê hiện một cách ứng xử nghệ thuật mới, đồng thời cũng mạnh dạn thể hiện cách cảm nhận đầy sáng tạo và bất ngờ của anh ta về cuộc sống.
Với hai cuốn tiêu thuyết của mình, Nguyễn Việt Hà tở ra là một người có những ý tưởng khá táo bạo trong việc phá vờ khung tự sự truyền thống để thể hiện cái hiện tại đang vận động. Cả Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn đều có cốt truyện lỏng lẻo, khó tóm tắt được. Các chương của cuốn tiểu thuyết là những mảnh tâm trạng hoặc những câu chuyện rời rạc được xếp cạnh nhau, chồng chéo lên nhau, lẫn vào nhau một cách khó hiểu. Người lười biếng sẽ thấy thật khó đọc. Người thích rành mạch sẽ thấy lối viết này bề bộn, phức tạp, rườm rà. Những thể nghiệm tiểu thuyết của nhà văn giúp ta nhận ra một điều: không thể đọc như trước đây được nữa. Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết văn học hậu hiện đại phương Tây - sự ảnh hưởng của nó thâm nhập vào động cơ sáng tạo, tư duy nghệ thuật nhà văn - ta có thể nhận ra ở đó mấy đặc điểm sau trong việc cách tân cốt truyện của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà: