Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNVV tại NHTMCP NT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Huế (Trang 63)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNVV tại NHTMCP NT

2.3.2.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ Nợ quá hạn Bảng 2.7: Nợ quá hạn DNNVV (2007-2009) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ NQH (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ NQH (%) Giá trị (Tr.đ ) Tỷ lệ NQH (%) ±(tr.đ) ± (%) ± (tr.đ) ± (%) NQH 32,17 5 5.57 25,96 7 4.32 2,850 0.37 -6,208 -19.29 -23,117 -89.02 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 20,379 5.92 13,06 1 3.82 2,500 0.63 -7,318 -35.91 -10,561 -80.86 Trung dài hạn 11,79 6 5.05 12,90 6 4.98 350 0.10 1,110 9.41 -12,556 -97.29 Theo ngành kinh tế NLNN 1,759 3.66 1,138 2.71 0 0 -621 -35.30 -1,138 -100.00 CNXD 16,229 5.44 14,04 1 4.97 0 0 -2,188 -13.48 -14,041 -100.00 TMDV 14,18 7 6.14 10,78 8 3.91 2,850 0.66 -3,399 -23.96 -7,938 -73.58

Theo loại hình doanh nghiệp

DNNN 13,61 3 8.53 9,763 6.42 0 0 -3,850 -28.28 -9,763 -100.00 CTCP 11,13 9 6.27 7,649 3.72 0 0 -3,490 -31.33 -7,649 -100.00 TNHH 6,033 4.18 6,922 4.30 2,850 2.17 889 14.74 -4,072 -58.83 DNTN 1,390 1.45 1,633 1.99 0 0 243 17.48 -1,633 -100.00

(Nguồn: Phịng khách hàng NHTMCP NT VN - Chi nhánh Huế)

Tỷ lệ phần trăm NQH ổn định và cĩ xu hướng giảm là biểu hiện tốt, tuy phần trăm NQH cĩ xu hướng giảm, song tính số tuyệt đối thì đây là khoản nợ quá hạn rất lớn

của nền kinh tế. Nếu số nợ này trở thành nợ khĩ địi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế. Ở các nước trên thế giới hoặc trong khu vực, phần trăm NQH của NHTM phải đạt tỷ lệ phần trăm là dưới 5% (theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam). Tại Vietcombank Huế, NQH của khối DNNVV vào năm 2007 là 32,175 triệu đồng, vào năm 2008 là 25,967 triệu đồng và giảm đáng kể vào năm 2009 khi chỉ cịn lại 2,850 triệu đồng, giảm đến 89.02% so với năm 2008 tương đương 23,117 triệu đồng; với lần lượt tỷ lệ NQH của từng năm là 5.57%, 4.32% và 0.37%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, để cĩ được kết quả đáng khích lệ đĩ là do thời gian qua Chi nhánh đã tập trung mọi cố gắng trong cơng tác thu hồi nợ, đốc thúc các doanh nghiệp trả nợ. Nhận thấy NQH năm 2007, 2008 tương đối cao, bước qua năm 2009 Chi nhánh đã cĩ chủ trương kiểm sốt chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Tình hình kinh tế trên thế giới cũng như trong nước đang cĩ những chuyển biến tích cực đã kích thích hoạt động tín dụng phát triển như lạm phát đã được đẩy lùi, biến động của giá vàng, bất động sản, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu cĩ xu hướng giảm mạnh. Mặt khác, các doanh nghiệp quản lý sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tiền vay về cĩ tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn đạt hiệu quả, nên ra sức chạy đua uy tín trong vấn đề trả nợ.

Song trong xu hướng hội nhập quốc tế về ngân hàng, Chi nhánh cần phải phấn đấu hạ thấp hơn nữa và tiếp tục kiểm sốt phần trăm tỷ lệ NQH trong hoạt động kinh doanh của mình. Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân dẫn đến phát sinh NQH trong hai năm 2007, 2008 vẫn rất cần thiết mặc dù Chi nhánh đã quản lý nợ rất tốt trong năm 2009 bởi đây sẽ là căn cứ để dự báo tình hình biến động về sau.

a, NQH theo kỳ hạn

NQH ngắn hạn luơn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NQH, đây là kết quả của việc tập trung quá nhiều cho vay ngắn hạn và tỷ lệ NQH ngắn hạn cũng rất lớn. Năm 2007, NQH ngắn hạn chiếm đến 63% NQH với tỷ lệ NQH cao nhất là 5.91%. Sang năm 2008 NQH ngắn hạn giảm 35.91%, về giá trị giảm 7,318 triệu đồng và

cũng giảm về tỷ trọng chiếm 50% NQH làm cho tỷ lệ NQH ngắn hạn giảm cịn 3.82% mà chủ yếu do các doanh nghiệp đã trả gốc và lãi đúng thời hạn. Sang năm 2009, tuy chiếm tỷ trọng đến 87.72% trong tổng NQH nhưng về mặt giá trị thì chỉ tiêu này đã giảm đáng kể và dừng ở 2,500 triệu đồng, giảm 10,561 triệu đồng với tốc độ giảm là 80.86% so với năm 2008 và chỉ chiếm 0.63% tổng dư nợ ngắn hạn.

NQH trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NQH. Tuy năm 2008 NQH trung dài hạn tăng 9.41% đạt 12,906 triệu đồng nhưng chủ yếu là tăng do nợ vay của Cơng ty Cơng trình cơ điện. Qua năm 2009, NQH trung dài hạn hầu như giảm hẳn, chỉ cịn 350 triệu đồng với tỷ lệ NQH rất thấp là 0.1% do. Để đáp ứng nhu cầu vốn vay trung dài hạn đang gia tăng Chi nhánh đã tập trung xử lý nợ cũ và tiến hành cơ cấu lại thời gian trả nợ một số mĩn vay. Đây là những mĩn vay cĩ giá trị lớn nếu phát sinh NQH sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Thiết nghĩ, sự biến biến động NQH phụ thuộc nhiều hơn về phía doanh nghiệp mà quan trọng là ý thức. Nghĩa là bản thân doanh nghiệp nếu cĩ hay khơng ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc cĩ hay khơng ý thức trong vấn đề trả nợ, lo lắng, quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp khơng cĩ. NQH trung dài hạn cĩ giá trị nhỏ hơn NQH ngắn hạn khơng cĩ nghĩa là các mĩn vay trung dài hạn cĩ chất lượng tốt hơn các mĩn vay ngắn hạn mà do nhiều khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro.

b, NQH theo ngành kinh tế

Thời gian qua Chi nhánh đã tăng cường chú trọng cho vay đối với ngành CNXD, tuy nhiên việc làm ăn thua kém của một số doanh nghiệp lớn đã đẩy tỷ trọng NQH trong tồn NQH và tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ của ngành này trong hai năm 2007, 2008 luơn ở mức cao. Năm 2007, NQH là 16,229 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50% và tỷ lệ NQH là 5.44%, trong đĩ bao gồm các khoản NQH của năm 2006 chuyển sang và một số phát sinh trong năm 2007 như NQH của Cơng ty cơng trình cơ điện, CTCP Thế Kỷ Mới, Xí nghiệp khai thác đá,…. NQH của năm 2008 giảm 13.48%, tương đương giảm 2,188 triệu đồng và vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NQH là 54% do trong năm này Chi nhánh đã xử lý khoản NQH của một vài doanh nghiệp như NQH của Xí nghiệp khai thác đá đồng thời hạn chế cho vay hoặc

giải ngân vốn cầm chừng đi đơi với việc giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Đến năm 2009 Chi nhánh cũng đã giải quyết hết số NQH của ngành này.

Đứng thứ hai về mặt tỷ trọng trong NQH là ngành TMDV, tỷ trọng lần lượt giảm qua hai năm 2007, 2008 lần lượt là 44% và 42%. Khơng những vậy mà giá trị số NQH và tỷ lệ NQH của ngành này cũng đang biểu hiện những dấu hiệu tích cực. Nếu NQH của năm 2007 là 14,187 triệu đồng, tỷ lệ NQH cũng bỏ xa các ngành khác với 6.14% thì năm 2008, NQH TMDV đã giảm cịn 10,788 triệu đồng với tỷ lệ NQH 3.91%, về sau cả ngành CNXD đĩ là 4.97%. Tuy NQH ngành này của năm 2009 chiếm đến 100% NQH của tồn Chi nhánh song về mặt giá trị đã giảm đến 73.58%, tương ứng giảm 7,938 triệu đồng so với năm 2008 và chỉ chiếm 0.66% trong tổng dư nợ của ngành này. Cĩ được kết quả đĩ là do càng về sau các kỳ Festival Huế diễn ra càng thàng cơng đã đem lại thu nhập cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, gĩp phần vào việc trả nợ vay cho Chi nhánh.

NLNN vẫn là ngành bị chi phối nhiều nhất và chịu hậu quả nặng nề nhất do điều kiện tự nhiên gây ra. Tuy NQH ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các ngành, trung bình mỗi năm chỉ chiếm khoản 4-5% và tỷ lệ NQH giảm nhưng vẫn đang ở mức khá cao, năm 2007 là 3.66% và năm 2008 là 2.71%. Ngạc nhiên nhất là năm 2009 NQH của ngành này đã hồn tồn biến mất một phần do Chi nhánh ra sức truy địi nợ đối với các hộ kinh doanh vẫn cĩ lãi; một phần Chi nhánh thực hiện hỗ trợ lãi suất gĩp phần vào sự nghiệp hiện đại hĩa nơng thơn đúng như chỉ thị đề ra của Chính phủ. Phần NQH cịn lại đang trong quá trình chờ cĩ biện pháp xử lý thích hợp.

c, NQH theo loại hình doanh nghiệp

Năm 2009 là năm mà Vietcombank Huế đã gặt hái được nhiều thành cơng trong phần hành quản lý và thu địi nợ. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng tín dụng qua chỉ tiêu NQH cần phải được tiến hành song song với việc xem xét các mĩn nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ, bởi khi NQH giảm thì đây chưa hẳn đã là một dấu hiệu tốt vì cĩ thể giảm do phía ngân hàng đã kéo dài thêm thời gian trả nợ cho khách hàng. Hành động này thực tế cần được hạn chế vì cĩ thể đưa ngân hàng đi đến tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Mặc dù cĩ giảm song NQH của loại hình DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2007 chiếm 42% và năm 2008 chiếm 38%. Về mặt giá trị, NQH DNNN đạt 13,613 triệu đồng vào năm 2007 và giảm cịn 9,763 triệu đồng vào cuối năm 2008 tương đương với tốc độ giảm là 28.82% đã làm cho tỷ lệ NQH của loại hình doanh nghiệp này giảm từ 8.53% xuống cịn 6.42% trong năm 2008. Cũng xin lưu ý rằng tỷ lệ NQH DNNN thuộc vào loại cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Đĩ là do trong thời gian đĩ đã phát sinh NQH của Cơng ty Xuất nhập khẩu Hải sản Sơng Hương mà giá trị khoản NQH của doanh nghiệp này lại chiếm đến gần 40% tổng NQH đã khiến cho tỷ lệ NQH của hai năm vừa qua tăng cao. Nhận thấy những khoản NQH của DNNN tiềm ẩn rủi ro cao nên Chi nhánh đã tổ chức xây dựng và triển khai đề án xử lý nợ xấu đối với những khách hàng nào kinh doanh thua lỗ bằng dự phịng rủi ro nên NQH DNNN đã giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đĩ, một số DNNN nay đã cổ phần hố nên cũng gĩp phần giảm NQH trong loại hình DN này. Đến năm 2009 thì Chi nhánh đã giải quyết hết số NQH.

Tuy NQH của CTCP chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các loại hình doanh nghiệp thế nhưng cũng đang trong xu hướng giảm. NQH CTCP của năm 2007 đạt 11,139 triệu đồng, chiếm gần 35% tỷ trọng trong tổng NQH, nổi bật vẫn là các khoản NQH của CTCP Thế Kỷ Mới, CTCP SXVL số 7,... Năm 2008 NQH giảm đi 31.33% và chiếm tỷ trọng là 29%. Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ được xem là rất cao nhưng cũng giảm song song với giá trị NQH của CTCP, giảm từ 6.27% xuống 3.72%. Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của các CTCP phát huy được hiệu quả, đáp ứng được điều kiện cơ cấu lại thời gian trả nợ của ngân hàng nên NQH loại hình doanh nghiệp này khơng cịn nữa.

NQH năm 2009 cĩ thể nĩi là tập trung chủ yếu vào loại hình CTTNHH. Thế nhưng khơng cĩ nghĩa là phủ nhận đi những cố gắng của Chi nhánh trong việc xử lý, thu hồi NQH của loại hình doanh nghiệp này bởi đến cuối năm 2009, NQH của CTTNHH đã cĩ những bước lùi khá xa so với hai năm trước rất nhiều. Cụ thể, NQH năm 2009 của loại hình doanh nghiêp này là 2,850 triệu đồng, giảm gần 60% so với nưm 2008 tương đương với số tiền gần 4 tỷ đồng và chiếm 2.17% tổng dư nợ. Trong lúc đĩ, vào năm 2007, tỷ lệ NQH CTTNHH được đánh giá là khá cao là

khi ở mức 4.18%, tổng giá trị các khoản NQH đạt 6,033 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khoản 19% trong tổng NQH của Chi nhánh. Nguyên nhân một phần là do các khoản NQH của những năm trước bị ứ đọng và một phần là do phát sinh thêm các khoản NQH mới. Sang năm 2008, NQH CTTNHH đã tăng thêm 14.74% tương đương 889 triệu đồng khiến cho tỷ lệ NQH vốn đã cao nay lại càng cao hơn (4.30%). Trong năm này, tức năm 2008, mặc dù dư nợ và NQH của loại hình doanh nghiệp này đều tăng nhưng do tốc độ tăng của NQH lại nhanh hơn của dư nợ (11.46%), đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ NQH năm này tăng cao. Được biết DSCV của khối CTTNHH khơng ngừng gia tăng qua 3 năm vừa qua, thì lúc này đây chính là thời điểm mà Chi nhánh cần hoạch định lại chiến lược cho vay của mình đối với loại hình doanh nghiệp này.

Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng NQH là DNTN. Năm 2008 NQH DNTN tăng 17.48% so với năm 2007 tương ứng với tăng 243 triệu đồng, đạt 1,633 triệu đồng, điển hình là NQH của DNTN Thơng Thái,... Tỷ lệ NQH cũng tăng từ 1.45% vào năm 2007 lên 1.99% vào năm 2008 nhưng do tỷ lệ NQH của DNTN là nhỏ nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp và các DNTN thường vay với giá trị thấp nên ảnh hưởng rất ít đến NQH của Chi nhánh.

2.3.2.2. Tỷ lệ dư nợ cĩ đảm bảo

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay DNNVV cĩ đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 ± (tr.đ) ± (%) ± (tr.đ) ± (%) Dư nợ cĩ đảm bảo 496,347 562,380 731,852 66,033 13.30 169,472 30.13 Dư nợ khơng cĩ đảm bảo 81,271 38,389 30,494 -42,882 -52.76 -7,895 -20.57 Tỷ lệ dư nợ cĩ đảm bảo 85.93% 93.61% 96.00% 4.39% 2.39%

(Nguồn: Tổ Quản lý nợ NHTMCP NT VN - Chi nhánh Huế)

Là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là điều khơng tránh khỏi. Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì rủi ro trong cho vay lại càng

cao. Nhận thức rõ điều này nên trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng tại Chi nhánh phần lớn đều địi hỏi phải cĩ tài sản thế chấp, đặc biệt là đối với những khách hàng mới và những doanh nghiệp mà Chi nhánh nhận thấy khả năng tài chính khơng mạnh. Từ bảng số liệu ta thấy, tại Chi nhánh, dư nợ cĩ đảm bảo tăng về giá trị lẫn tỷ lệ trong tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ cĩ đảm bảo năm 2007 là 85.93%. Năm 2008 dư nợ cĩ đảm bảo tăng 13.309% so với năm 2007 đạt giá trị 562,380 triệu đồng nên tỷ lệ dư nợ cĩ đảm bảo tăng lên 93.61% và sang năm 2009 tỷ lệ này tiếp tục tăng là 96% với giá trị dư nợ cĩ đảm bảo lên tới 731,852 triệu đồng tăng 30.13% so với năm 2008. Trong đĩ, đối với những khách hàng truyền thống, cĩ quan hệ tốt với Chi nhánh, cĩ tình hình tài chính ổn định thì giá trị của TSĐB cĩ thể nhỏ hơn giá trị vốn vay, cịn đối với những doanh nghiệp khác Chi nhánh thường yêu cầu giá trị TSĐB lớn hơn giá trị của mĩn vay nhằm đảm bảo cho mĩn vay được tốt hơn. Trong điều kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hồn hảo cần thiết thì TSĐB là cơ chế tốt nhất để giảm thiểu lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại do thơng tin bất cân xứng gây ra.

Dư nợ khơng cĩ TSĐB cĩ khuynh hướng giảm, chủ yếu là thuộc về các doanh nghiệp cĩ tiềm lực tài chính mạnh, phương án kinh doanh rất khả thi. Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thường khĩ tiếp cận vốn ngân hàng vì khơng cĩ TSĐB hoặc cĩ nhưng chưa đủ giấy tờ hợp lệ nhưng do cơ chế đảm bảo tiền vay được nới lỏng nên khu vực kinh tế này vẫn được khuyến khích cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.3. Tình hình phân loại nợ DNNVV

Bảng 2.9: Tình hình phân loại nợ cho vay DNNVV (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Huế (Trang 63)