Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực UBND huyệ nU Minh Thượng

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan hành chính nhà nước (Trang 85 - 87)

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo

đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt.

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công

tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Phòng Nội vụ đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện uỷ ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện; chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng quy hoạch cán bộ bảo đảm đúng mục đích, quan điểm, nguyên tắc. Qua tổng kết đã khẳng định, chất lượng quy hoạch được nâng lên, quy hoạch sau tốt hơn quy hoạch trước; tình trạng quy hoạch “treo” cơ bản đã được khắc phục và từng bước khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ. Nhiệm kỳ 2010-2015, quy hoạch A3 cấp uỷ cấp xã, số người có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng tăng 7%, trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên tăng 23,5% so với quy hoạch A1; quy hoạch A3 cấp uỷ cấp huyện, số người có trình độ chuyên môn đại học trở lên tăng 9,2%, trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân tăng 19,8% so với quy hoạch A1.

Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện ngày càng nền nếp, chặt chẽ, cơ bản đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Nhiều đồng chí sau luân chuyển được bố trí đảm nhiệm chức vụ cao hơn; qua đó đã tạo động lực thúc đẩy cán bộ hăng hái công tác, học tập, rèn luyện để trưởng thành về nhiều mặt; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ và tâm lý thoả mãn trong một bộ phận cán bộ. Việc lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng được căn cứ quy hoạch; tập trung đào tạo đạt chuẩn cho đội ngũ cán bộ cơ sở; đào tạo sau đại học, lý luận chính trị và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trong quy hoạch. Việc bố trí, sử dụng cán bộ nói chung được thực hiện trên cơ sở quy hoạch cán bộ; khi có nhu cầu kiện toàn chức danh lãnh đạo, trước tiên xem xét, đánh giá nguồn cán bộ trong quy hoạch.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch cán bộ của huyện thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế: Việc xây dựng quy hoạch của một số đơn vị chưa có tính đột phá, tính khả thi không cao nên khi tiến hành bổ nhiệm còn gặp khó khăn; quy trình, cách làm quy hoạch còn lúng túng, chưa thực sự đồng bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch trong một số trường hợp chưa chặt chẽ; phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch còn hạn chế. Công tác quản lý và thực hiện

quy hoạch có nơi chưa được đề cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan hành chính nhà nước (Trang 85 - 87)