3.2.1. Đặc trưng đồ đá
Đặc trƣng đồ đá đƣợc trình bày dựa trên kết quả phân tích về nguyên liệu và chất liệu đá, kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ đã phát hiện đƣợc trong các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên.
- Về nguyên liệu và chất liệu
Cƣ dân Thái Nguyên thời xƣa khai thác nguồn nguyên liệu đá cuội tại chỗ trên các bãi cuội ven sông Thần Sa, sông Cầu, sông Nghinh Tƣờng và các con suối nhỏ phụ lƣu của nó nhƣ suối Nà Cóoc, suối Cáo, suối Đãng. Qua phân tích thạch học cho thấy, cƣ dân Thần Sa cổ thƣờng dùng các loại đá tuf axit; tuf axit có các mạch siliccắt qua; đá phiến thạch anh; quartz, tuf bột kết; tuf Ryolit; thủy tinh núi lửa, Ngoài ra còn có đá phiến thạch anh - xerixit nhiễm quặng, ryolit - porfia ở dạng thủy tinh có thành phần axit. Trong đó, đáng chú ý loại đá thủy tinh núi lửa, chúng có cấu trúc hạt mịn, cứng, dẻo, khi vỡ có rìa cạnh sắc, thích hợp cho việc ghè đập và tu chỉnh mảnh tƣớc. Đây là loại đá nguyên liệu thƣờng đƣợc chủ nhân của kỹ nghệ Ngƣờm, Miệng Hổ sử dụng trong việc chế tác công cụ. Các loại đá quartzit; quartz và đá tuf Ryolit thƣờng gặp trong các loại hình cuội ghè dạng đá cũ ở Thắm Choong, Nà Khù hoặc trong các sƣu tập Hòa Bình - Bắc Sơn ở Võ Nhai [5, tr. 75].
Trong đợt khảo sát nguồn nguyên liệu đá cuội xung quanh thung lũng Thần Sa vào đầu năm 2011, đoàn khảo sát viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên đã tiến hành lựa chọn những viên cuội chất liệu đá tuf axit hoặc đá thủy tinh núi lửa trong bãi cuội lớn tại sông Thần Sa chảy qua trƣớc cửa hang Miệng Hổ. Kết quả cho thấy có 55 viên đá tuf axit, đá thủy tinh núi lửa 35/1000 viên cuội. Các viên cuội này thƣờng có mầu tím, mầu đỏ tía, hoặc vàng tím xen kẽ. Trong khi đó các loại đá quartzit; quartz; đá tuf Ryolit; đá phiến thạch anh; tuf bột kết, đá granite có tỷ lệ lần lƣợt là 195/ 1000; 175/1000; 172/1000; 145/1000 và 127/1000, 95/1000, số còn lại là những loại đá chƣa xác định đƣợc. Tại một bãi cuội khác tại suối Nà Cóoc (một nhánh của sông Thần Sa) chảy qua di chỉ Nà Cóoc, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn, cách Mái đá Ngƣờm khoảng 30km về phía tây bắc, loại nguyên liệu đá tuf axit, đá thủy tinh núi lửa tỷ lệ này là 8/1000 viên cuội [40]. Điều này rất phù hợp với ý kiến của tác giả Chử Văn Tần khi
ông cho rằng, nguồn nguyên liệu đá ở Thần Sa đã quyết định tới diện mạo công cụ và có ảnh hƣởng lớn đến kỹ thuật chế tác công cụ mảnh ở Ngƣờm, Miệng Hổ [120, tr.57].
Về kích thƣớc và hình dáng nguyên liệu, ngƣời Thái Nguyên xƣa thƣờng sử dụng những hòn cuội tƣơng ứng với kích thƣớc loại hình công cụ. Đa số những công cụ rìa dọc hay rìa ngang thƣờng làm từ những viên cuội kích thƣớc lớn, hình gần bàu dục hơi dẹt. Phần lớn những những viên cuội kích thƣớc nhỏ có góc cạnh và những mặt phẳng nhỏ dùng làm hạch đá, từ đó tách ra những mảnh tƣớc làm công cụ. Một số hạch đá loại này, sau khi đã tách mảnh tƣớc tu chỉnh thêm rìa lƣỡi làm công cụ chặt, chặt nạo thô [142; 143].
- Kỹ thuật chế tác:
Khi bàn đến đặc trƣng kỹ thuật chế tác công cụ đá trong thời đại Đá Thái Nguyên, ta cần phải tách bạch làm rõ kỹ thuật - kỹ nghệ Ngƣờm và kỹ thuật công cụ hạch cuội (cuội ghè) ở đây.
+ Kỹ thuật chế tác công cụ mảnh (kỹ nghệ Ngƣờm): Tiêu biểu là các di tích Mái đá Ngƣờm (tầng I) và Miệng Hổ. Tại đây hoàn toàn vắng mặt các kỹ thuật mài, khoan, cƣa, chỉ có kỹ thuật ghè đẽo, chặt bẻ, bổ cuội và tu chỉnh.
Đặc trƣng của kỹ nghệ này chính là kỹ nghệ công cụ mảnh nhỏ đƣợc tu chỉnh với các loại công cụ phổ biến nhƣ công cụ cắt, khía, nạo, dùi…Kỹ thuật tách mảnh tƣớc trên những hạch cuội tự nhiên, ít thấy các dạng hạch đá đƣợc chuẩn bị. Mảnh tƣớc chủ yếu là mảnh có kích thƣớc chiều dài bằng chiều rộng hoặc dài hơn chút ít. Hiếm phiến tƣớc, có chăng chỉ là mảnh dạng phiến. Rất hiếm hạch và phiến tƣớc kiểu Levallois. Kỹ thuật tu chỉnh mảnh tƣớc bao gồm cả dạng ghè nhẹ trực tiếp và tu chỉnh ép trực tiếp [143, tr.21]. Các vết tu chỉnh ở rìa mép mảnh tƣớc đều đặn, liên tiếp, lõm sâu 2 - 3mm hình lòng máng. Thông thƣờng các lực ghè tu chỉnh đƣợc thực hiện từ mặt lƣng sang mặt bụng mảnh tƣớc, rất ít có trƣờng hợp ngƣợc lại. Cũng có trƣờng hợp vết tu chỉnh tiến hành cả hai mặt trên một công cụ.
Cũng xin lƣu ý rằng, kỹ nghệ Ngƣờm cũng nhƣ các kỹ nghệ mảnh tƣớc khác trong khu vực, không bao giờ kỹ thuật chế tác công cụ mảnh tƣớc là thành phần duy nhất, mà bên cạnh chúng tồn tại cả kỹ thuật chế tác công cụ hạch cuội.
Kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp đƣợc áp dụng để chế tác công cụ hạch cuội, chủ yếu là ghè trên một mặt cuội, hạn chế phần rìa lƣỡi, ít ghè lan rộng lên thân cuội.
Kỹ thuật bổ cuội, chặt bẻ cũng xuất hiện trong kỹ nghệ Ngƣờm, nhƣng chiếm tỷ lệ thấp.
Kỹ nghệ Ngƣờm với những đặc thù nhƣ trên hoàn toàn khác với kỹ nghệ công cụ cuội ghè nhƣ kỹ nghệ Sơn Vi - Hòa Bình phổ biến ở nƣớc ta. Kỹ nghệ Ngƣờm chân chính cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định từ khoảng 30.000 - 23.000 năm cách nay.
+ Kỹ thuật chế tác công cụ cuội ghè:Kỹ thuật chế tác công cụ cuội ghè là kỹ thuật chủ đạo, phát triển khá phổ biến trong thời đại Đá ở Thái Nguyên, đƣợc nhận biết từ nhóm di tích hậu kỳ Đá cũ Thắm Choong - Nà Ngùn đến các giai đoạn sơ và hậu kỳ Đá mới ở Thái Nguyên.
Ở giai đoạn hậu kỳ Đá cũ (Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu, di tích thềm sông Thần Sa), kỹ thuật ghè đặc trƣng nhất là ghè một mặt, ghè theo một hƣớng, ghè trên một rìa cạnh của hòn cuội và giữ lại tối đa vỏ cuội tự nhiên. Kỹ thuật tu chỉnh hãn hữu và vắng mặt kỹ thuật mài. Bên cạnh kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp, hƣớng tâm còn tồn tại kỹ thuật bổ cuội và kỹ thuật chặt bẻ. Hiện tƣợng này có thể quan sát thấy trong sƣu tập Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù. Số lƣợng những công cụ mang dấu ấn của các kỹ thuật này không nhiều nhƣng khá đặc trƣng.
Thông thƣờng trong nhóm sƣu tập cuội ghè hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên, số lƣợng mảnh tƣớc nhiều hơn công cụ ghè. Nhìn chung, mảnh tƣớc trong nhóm này có hình dáng không ổn định, kích thƣớc trung bình từ 2 - 6 cm, khá dày. Phần lớn mảnh tƣớc trong nhóm này có diện ghè phẳng còn vỏ cuội tự nhiên. Loại mảnh tƣớc có diện ghè đƣợc chuẩn bị chu đáo trên hạch với những nhát ghè nhỏ dƣờng nhƣ vắng mặt. Cũng có một số mảnh tƣớc diện ghè không còn vỏ cuội nhƣng cũng không thấy có vết ghè nhỏ biểu thị kỹ thuật tu chỉnh diện ghè trƣớc khi tách mảnh. Kết quả quan sát các mảnh tƣớc trong nhóm công cụ cuội ghè đá cũ Thái Nguyên cho thấy, những mảnh tƣớc này là sản phẩm ghè đẽo tạo rìa lƣỡi của công cụ cuội, không phải là kết quả tách mảnh từ những hạch đá. Sự có mặt phổ biến của mảnh tƣớc không định hình, sự tồn tại ít ỏi công cụ mảnh tƣớc cùng sự phổ biến của công cụ cuội là cơ sở quan trọng để cho rằng, kỹ nghệ công cụ cuội ghè đá cũ Thái Nguyên phát triển theo phong cách đồ đá lớn, không thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc giống nhƣ kỹ nghệ Ngƣờm.
Quan sát sƣu tập Ngƣờm II và Ngƣờm III cho thấy, kỹ nghệ cuội ghè có ảnh hƣởng mạnh đến truyền thống của kỹ thuật chế tác công cụ mảnh ở Ngƣờm. Bằng chứng là những chế phẩm của kỹ thuật cuội ghè tăng đột biến từ Ngƣờm I đến Ngƣờm II, để rồi chiếm ƣu thế ở Ngƣờm III. Sự ảnh hƣởng theo chiều ngƣợc lại từ kỹ thuật chế tác công cụ mảnh sang truyền thống kỹ thuật chế tác hạch cuội dƣờng nhƣ rất hạn chế, có chăng chỉ là những tàn dƣ, dấu ấn mờ nhạt ở những di tích sơ kỳ Đá mới nhƣ Kim Sơn, Nghinh Tắc, Nà Cà, hang Thủng.
Bƣớc sang thời kỳ đá mới, trên nền tảng kỹ thuật ghè đẽo truyền thống có từ hậu kỳ Đá cũ, kỹ thuật bổ cuội phát triển mạnh tạo thành những công cụ mảnh cuội bổ lớn thƣờng thấy trong sƣu tập Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, hang Thần, hang Thủng. Kỹ thuật chặt bẻ cũng phổ biến hơn so với giai đoạn đá cũ hậu kỳ, tạo thành những công cụ gần rìu ngắn ở các sƣu tập hang Chùa, hang Khắc Kiệm.
Khi nghiên cứu kỹ thuật ghè đẽo tạo công cụ trong văn hóa Bắc Sơn, tác giả Hà Hữu Nga cho rằng kỹ thuật ghè hai mặt chiếm ƣu thế trong các sƣu tập văn hóa Bắc Sơn (47,85%) [103, tr.65]. Nghiên cứu các sƣu tập thuộc văn hóa Bắc Sơn trên đất Thái Nguyên nhƣ hang Con Hổ, Nà Cà, hang Thần cho thấy tỷ lệ kỹ thuật này chiếm khoảng trên dƣới 10%. Điều này cho thấy nét riêng của các di tích Bắc Sơn trên đất Thái Nguyên, nơi mà nguồn cuội granite không phổ biến nhƣ trong sơn khối Bắc Sơn. Trong các sƣu tập sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên, số lƣợng mảnh tƣớc nhiều hơn công cụ ghè. Cũng nhƣ nhóm mảnh tƣớc nằm trong truyền thống cuội hậu kỳ Đá cũ, hầu hết mảnh tƣớc sơ kỳ Đá mới nơi đây có hình dáng không ổn định. Phần lớn mảnh tƣớc trong nhóm này có diện ghè phẳng còn vỏ cuội tự nhiên. Loại mảnh tƣớc có diện ghè đƣợc chuẩn bị chu đáo trên hạch với những nhát ghè nhỏ dƣờng nhƣ vắng mặt. Kết quả nghiên cứu các mảnh tƣớc trong nhóm sƣu tập đá mới ở Thái Nguyên cho thấy, những mảnh tƣớc này là sản phẩm ghè đẽo tạo rìa lƣỡi của công cụ cuội, không phải là kết quả tách mảnh từ những hạch đá. Sự có mặt phổ biến của công cụ cuội ghè với nhiều mảnh tƣớc không định hình, cùng sự tồn tại ít ỏi công cụ mảnh tƣớc là căn cứ, cơ sở quan trọng để cho rằng, kỹ nghệ công cụ cuội ghè đá mới ở Thái Nguyên phát triển theo khuynh hƣớng đồ đá lớn, tiếp tục truyền thống cuội ghè của nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn trƣớc đó.
Điều đáng lƣu ý là, ở giai đoạn sơ kỳ Đá mới, tỷ lệ kỹ thuật chế tác công cụ bằng mảnh tƣớc, đặc biệt bằng mảnh cuội bổ có tăng lên so với giai đoạn hậu kỳ Đá cũ trong truyền thống cuội ghè Thái Nguyên. Trong các sƣu tập đá cũ ở Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu tỷ lệ trung bình kỹ thuật chế tác công cụ mảnh tƣớc chiếm trên dƣới 5%. Trong các sƣu tập đá mới ở hang Ốc, hang Con Hổ, Nà Cà, Khắc Kiệm tỷ lệ này lần lƣợt là 58,6%; 21,55%; 6,87% và 6,52%).
- Về loại hình công cụ
Để làm rõ đặc trƣng loại hình của các sƣu tập đồ đá Thái Nguyên, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rạch ròi loại hình công cụ trong kỹ nghệ Ngƣờm (Ngƣờm I) và kỹ nghệ hạch cuội từ đá cũ hậu kỳ đến giai đoạn đá mới.
+ Loại hình công cụ trong kỹ nghệ Ngƣờm:
Trong tổng số hiện vật đá ở cả 3 hố A, B, C ở di chỉ Mái đá Ngƣờm là 24.635 di vật đá (Biểu đồ 1), chỉ có 2,50% công cụ hạch cuội, trong khi đó công cụ mảnh tƣớc là 1,23% là công cụ mảnh đá lớn (cuội bổ), mảnh tƣớc là 54,77%, hạch đá là 0,3% [31, tr. 16].
Dựa vào số thống kê trên, có thể chia di vật đá ở Ngƣờm thành 3 nhóm sau:
Nhóm công cụ mảnh tước với 2 phụ loại:
(1) Công cụ mũi nhọn chiếm 5,50%, tuy số lƣợng ít, nhƣng khá ổn định trong một số loại hình nhƣ mũi nhọn nửa vỏ trùng trục, mũi nhọn hình lá và mũi nhọn hình tam giác hay gần hình tam giác. Trong số này, loại mũi nhọn hình nửa vỏ trùng trục và hình lá có số lƣợng lớn nhất và loại tiêu biểu cho nhóm mũi nhọn.
(2) Công cụ dạng nạo chiếm 94,50%, gồm công cụ mảnh và công cụ phiến tƣớc, trong đó, công cụ phiến tƣớc chiếm tỷ lệ nhỏ. Công cụ dạng nạo đƣợc phân chia thành các công cụ tu chỉnh ở 1 rìa, 2 rìa, 3 rìa và rìa xung quanh.
Nhóm công cụ cuội ghè (gồm công cụ hạch cuội và cuội bổ):
Đặc trƣng nổi bật của nhóm này là tính phi định hình. Dựa vào tiêu chí vị trí rìa lƣỡi, số lƣợng rìa lƣỡi, hình dáng rìa lƣỡi kết hợp với chức năng giả định của công cụ, có thể chia nhóm này thành những loại sau: loại từ cuội nguyên gồm công cụ rìa lƣỡi ngang; rìa lƣỡi dọc; rìa xiên; mũi nhọn; công cụ 2 rìa, 3 rìa. Loại từ cuội bổ gồm công cụ gần bầu dục; gần rìu ngắn, công cụ dạng nạo.
Chiếm số lƣợng ít nhất, chỉ 0,30%. Đặc điểm chung là hạch đá có hình dáng không ổn định, không rõ dấu vết chuẩn bị diện ghè. Diện ghè thực hiện trên mặt cuội, hoặc lợi dụng mặt phẳng của nhát ghè trƣớc đó làm diện ghè. Vắng mặt hạch đá dạng hình học.
+ Loại hình công cụ trong kỹ nghệ cuội ghè:
Loại hình công cụ đá trong kỹ nghệ cuội nghè ở Thái Nguyên có thể chia theo giai đoạn thời gian.
Giai đoạn hậu kỳ Đá cũ: tiêu biểu là nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn. Ở đây
hoàn toàn vắng mặt công cụ kiểu Hòa Bình hay Bắc Sơn và vắng mặt công cụ mảnh tƣớc kiểu đặc trƣng cho kỹ nghệ Ngƣờm. Chúng thƣờng đƣợc chia làm ba nhóm:
Nhóm công cụ cuội nguyên, công cụ chỉ có dấu vết sử dụng mà không có dấu vết gia công ghè đẽo nhƣ chầy, bàn nghiền, hòn nghè.
Nhóm công cụ cuội ghè đẽo, còn đƣợc gọi là nhóm công cụ hạch cuội. Nhìn chung, những công cụ cuội ghè đẽo trong nhóm này không có sự ổn định trong loại hình. Có thể liệt kê dƣới đây một số loại hình sau: công cụ rìa lƣỡi ngang, thân ngắn hình núm cuội; công cụ lƣỡi hẹp, thân dài; công cụ lƣỡi dọc thân dài; công cụ lƣỡi dọc thân dài; công cụ lƣỡi xiên; công cụ 2 rìa liền kề; công cụ 2 rìa lƣỡi đối diện; công cụ 3 rìa liền kề.
Nhóm công cụ mảnh, chủ yếu từ mảnh cuội bổ nhƣng số lƣợng rất ít và đƣợc gọi theo chức năng giả định nhƣ nạo, dao, cuốc.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại là tính phi định hình là đặc trƣng nổi bật trong các sƣu tập truyền thống cuội ghè giai đoạn Đá cũ hậu kỳ ở Thái Nguyên.
Giai đoạn Đá mới: Trên nền tảng kế thừa những loại hình di vật có từ thời đá cũ, bƣớc sang thời kỳ đá mới đã xuất hiện thêm nhiều loại hình mới với sự phổ biến của kỹ thuật bổ cuội và đặc biệt là kỹ thuật mài mang tính Cách mạng kỹ thuật này đã đƣa đến cho các bộ sƣu tập đá mới Thái Nguyên thêm sắc thái mới. Đó là những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi (rìu Bắc Sơn), là dấu “Bắc Sơn”. Ngay từ giai đoạn sơ kỳ Đá mới, ngoài nhóm công cụ cuội nguyên, nhóm công cụ ghè đẽo, nhóm công cụ mảnh đã xuất hiện thêm nhóm công cụ mài phổ biến với những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi kiểu “Bắc Sơn”, và dấu “Bắc Sơn”.
3.2.2. Đặc trưng đồ gốm
Di vật gốm trong các di tích thuộc thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên thƣờng đƣợc phát hiện trên bề mặt di tích hoặc trong trong lớp đào đầu tiên. Số lƣợng cũng không nhiều, hiếm có di tích nào phát hiện đƣợc hơn 50 di vật gốm. Về cơ bản, chúng ta có thể dựa vào di vật gốm ở di chỉ Ngƣờm và Khắc Kiệm để phần nào đƣa ra những cái nhìn đầu tiên về đặc trƣng gốm cổ Thái Nguyên.
Tại di chỉ Ngƣờm, các di vật gốm trong di chỉ Ngƣờm không đƣợc tìm thấy trong các tầng văn hóa, mà chỉ tìm thấy ở lớp mặt có độ dày trung bình từ 0,20cm -