Hang Con Hổ

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 88 - 89)

Hang Con Hổ ở xóm Cây Thị, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, có tọa độ: 21043’54” vĩ Bắc, 105053’57.2” kinh Đông. Hang đƣợc các cán bộ Đại học Sƣ phạm Thái nguyên phát hiện vào tháng 4 năm 2014.

Hang Con Hổ nằm ở phần đầu dãy núi đá vôi Con Hổ, quay chính hƣớng Tây Nam, nhìn ra thung lũng rộng, đối diện là núi Nghè nơi có hang Nghè, hiện là nơi thờ cúng của ngƣời dân địa phƣơng. Trƣớc mặt mái đá có con suối nhỏ chảy qua. Hang ở vị trí cao hơn mặt ruộng khoảng 0,5m, hang dài 25m, cao 15 - 20m, rộng 6,5m, là nơi lý tƣởng cho con ngƣời thời kỳ tiền sử cƣ trú và sinh sống.

Bề mặt hang khá bằng phẳng, xuất lộ một số vỏ ốc suối bị chặt đuôi, 02 công cụ hạch cuội có vết ghè đẽo và 01 chầy nghiền.

Dƣới sự trợ giúp của TS. Nguyễn Trƣờng Đông (Viện Khảo cổ học), chúng tôi tiến hành đào thám sát một hố 1m2 ngay gần cửa hang. Kết quả thu đƣợc một số lƣợng di tích và di vật lớn có giá trị trong địa tầng khảo cổ học nhƣ sau:

Địa tầng: Địa tầng chỗ sâu nhất là 100cm và nông nhất là 55cm, theo chiều dốc từ bên trong chân núi ra. Đáy hố đào là đá nền hang. Địa tầng có 2 lớp phân biệt nhau bởi thành phần cấu tạo:

- Lớp trên: dày 40cm từ bề mặt trở xuống, tƣơng ứng với lớp đào 1 và 2, có trầm tích tơi xốp, khô, màu nâu sáng, ken dày vỏ ốc, di vật đá, mảnh và cục đá vôi, ít xƣơng động vật.

- Lớp dƣới: dƣới 40cm đến đáy, tƣơng ứng với lớp 3 và 4, có ít hiện vật, nhƣng lại có di cốt ngƣời (Sơ đồ 18 - 22).

Di tích: Bao gồm vỏ ốc và xƣơng. Thu đƣợc vô số vỏ ốc suối và ốc núi, tuyệt đại đa số bị chặt đuôi. Hai lớp trên cùng có một số mảnh xƣơng động vật, nhƣng hai lớp dƣới lại có di cốt ngƣời và một mảnh hàm xƣơng lợn. Tổng số có 31 mảnh xƣơng, gồm 27 mảnh xƣơng ngƣời. Trong đó, có 2 đoạn xƣơng ống ngƣời có vết cắt phẳng và nhẵn.

Di vật đá: Tổng số có 116 di vật đá, bao gồm 3 công cụ hạch cuội, 25 công cụ mảnh, 28 mảnh tƣớc, 37 mảnh tách, 14 cuội nguyên liệu, 3 dấu Bắc Sơn, 4 thổ hoàng, 1 bàn mài và 1 chày (Bảng 2.8). Bộ sƣu tập thể hiện những đặc trƣng văn hóa Bắc Sơn nhƣ tính không định hình trong công cụ cuội ghè, dấu “Bắc Sơn” (Hình 25-28). Ngoài ra, đã phát hiện đƣợc 25 công cụ mảnh tƣớc, chúng đƣợc ghè tu chỉnh nhỏ trên rìa mép mảnh

tƣớc. Về hình dáng, những công cụ mảnh này chúng hoàn toàn không giống những công cụ mảnh tƣớc ở Ngƣờm tầng I, nhƣng ý tƣởng sử dụng kỹ thuật tu chỉnh khá gần gũi nhau. Đấy là những đặc trƣng thƣờng thấy trong các sƣu tập văn hóa Bắc Sơn.

Di vật gốm:Tổng số có 32 mảnh. Trong đó đáng chú ý có 1 mảnh miệng gốm tiền sử, gốm cứng, kiểu miệng đứng, không hoa văn. Còn lại là các mảnh gốm sành, sứ.

Di vật thủy tinh:Tổng số 2 mảnh. Đây là các mảnh vỡ hiện đại lọt từ trên xuống.

Bảng 2.8 : Thống kê di tích, di vật địa điểm hang Con Hổ

Tên hiện vật Lớp mặt Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3-4 Tổng Đá Công cụ hạch 1 1 1 3 116 Công cụ mảnh 21 2 2 25 Mảnh tƣớc 1 5 12 10 28 Mảnh tách 26 8 3 37 Cuội nguyên liệu 4 10 14 Dấu Bắc Sơn 1 2 3 Thổ hoàng 3 1 4 Bàn mài 1 1 Chày 1 1 Gốm Gốm tiền sử 1 1 32 Gốm sành 18 7 1 26 Gốm men 3 2 5 Thủy tinh 2 2 2 Xƣơng 1 2 28 31 31 Tổng 3 86 45 47 181 Căn cứ vào kết cấu địa tầng, vào di vật khảo cổ, bƣớc đầu các nhà khảo cổ nhận xét đây là một di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Bắc Sơn, có niên đại từ 6.000 - 7.000 năm cách ngày nay [135].

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 88 - 89)