Tại đây, trong quá trình khai phá đồi gò để sản xuất canh tác, nhân dân ở xóm Na Kén, xã Liên Minh đã phát hiện đƣợc 2 chiếc bôn đá có vai mài nhẵn nằm gần nhau và ở độ sâu khoảng 10cm - 15cm so với bề mặt. Một trong hai chiếc bôn đá nói trên đƣợc nhà nghiên cứu Bùi Vinh nghiên cứu và xếp vào văn hóa Hà Giang [160]. Theo ngƣời dân địa phƣơng cho biết, ngoài 2 chiếc bôn tìm thấy, họ còn tìm thấy 2 bàn mài to bằng đá cuội cũng trên cùng quả đồi. Đƣợc sự giúp đỡ của bà con địa phƣơng, chúng tôi đã đến đây khảo sát, kết quả là không thấy có dấu vết của tầng văn hóa, hay bất cứ di vật nào khác. Mặc dù vậy, để tiện cho việc nghiên cứu về sau này, chúng tôi đƣa ra giả thuyết công tác, đây là một di tích ngoài trời có niên đại khoảng hậu kỳ Đá mới.
+ Trong các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên, đã phát hiện nhiều trƣờng hợp các lớp trên mặt của di chỉ có chứa những di vật thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí nhƣ rìu mài nhẵn có vai, rìu tứ giác, gốm thô. Đó là trƣờng hợp của Mái đá Ngƣờm (lớp mặt), các hang Kim Sơn, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, hang Thần, hang Thủng. Ngoài ra, cũng phải kể đến những phát hiện lẻ tẻ những chiếc rìu bôn có vai có nấc phát hiện ở xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ [161]và xã Kha Sơn, huyện Phú Bình [130].
Mặc dù thiếu vắng những cứ liệu về tầng văn hóa, nhƣng sự hiện diện của những di vật đó cho thấy có một giai đoạn hậu kỳ Đá mới tồn tại khá phổ biến ở Thái Nguyên.
Tiểu kết chương 2
Trong số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên hiện biết, có 7 di tích thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, 20 di tích thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới và 3 di tích có chứa di vật của giai đoạn hậu kỳ Đá mới. Trong số này, mới chỉ có ba di tích là Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Ốc đƣợc khai quật có quy mô. Những di tích nhƣ các hang Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nghinh Tắc, Kim Sơn, Khắc Kiệm, Con Hổ, Nà Cà, hang Thần, hang Thủng đƣợc đào thám sát ở các mức độ khác nhau. Những địa điểm khác nhƣ các hang Nà Vật, Phƣợng Hoàng, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, Sa Vạ, Suam Sơn, Ông Trúc, hang Cá, hang Trâu, hang Chùa, Khe Sui, hang Rắn, thềm cổ sông Thần Sa, Liên Minh mới khảo sát trên bề mặt.
Những di tích hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên thuộc về hai truyền thống chế tác công cụ khác nhau:Truyền thống kỹ nghệ mảnh mà đại diện là Ngƣờm I và truyền thống kỹ nghệ cuội ghè mà nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn là tiêu biểu.
Việc phân tích tài liệu khảo cổ học, đặc biệt là tài liệu Mái đá Ngƣờm cho thấy, đặc trƣng nổi bật của loại hình và kỹ thuật đã thành tạo một kỹ nghệ đặc sắc: kỹ nghệ Ngƣờm. Đặc trƣng của kỹ nghệ này chính là những công cụ mảnh nhỏ đƣợc tu chỉnh với các loại công cụ phổ biến nhƣ công cụ cắt, khía, nạo, dùi…Kỹ thuật tách mảnh tƣớc trên những hạch cuội tự nhiên, ít thấy các dạng hạch đá đƣợc chuẩn bị. Mảnh tƣớc chủ yếu là mảnh hiếm phiến tƣớc, có chăng chỉ là mảnh dạng phiến; rất hiếm hạch và phiến tƣớc kiểu Levallois. Kỹ thuật tu chỉnh mảnh tƣớc bao gồm cả dạng ghè nhẹ trực tiếp và tu chỉnh ép trực tiếp.
Kỹ nghệ Ngƣờm là đặc thù chuyên biệt rất khác với kỹ nghệ công cụ hạch cuội nhƣ kỹ nghệ Sơn Vi - Hòa Bình phổ biến ở nƣớc ta.
Sau khi kết thúc Ngƣờm I, vào khoảng ranh giới 23.000 năm, bộ mặt văn hóa khu vực Thần Sa có bƣớc biến đổi. Khuynh hƣớng kỹ nghệ công cụ cuội ghè và công cụ mảnh lớn thay thế cho kỹ nghệ mảnh nhỏ. Đây là lúc xuất hiện nhóm di tích Thắm Choong - Nà Ngùn thuộc về truyền thống công cụ cuội ghè (hạch cuội) có niên đại muộn hơn kỹ nghệ Ngƣờm và có tác động vào truyền thống kỹ nghệ Ngƣờm (Ngƣờm II). Những đặc trƣng điển hình của văn hóa Sơn Vi hầu nhƣ rất mờ nhạt ở thung lũng Thần Sa, mà thay vào đó là những kỹ nghệ cuội ghè với những loại hình công cụ không định hình.
Vào giai đoạn sơ kỳ Đá mới, địa bàn Thái Nguyên là nơi cƣ trú của cƣ dân văn hóa Bắc Sơn (20 di tích). Những tài liệu khảo cổ từ các hang: Hang Ốc, hang Kim Sơn, hang Khắc Kiệm, hang Con Hổ, hang Nghinh Tắc, hang Nà Cà, hang Thủng, hang Thần cho thấy diện mạo văn hóa Bắc Sơn khá phổ biến ở khu vực này. Về mặt đặc trƣng kỹ thuật, sự kết hợp giữa hai truyền thống mảnh tƣớc lớn và cuội ghè đã góp phần thành tạo diện mạo văn hóa Bắc Sơn ở khu vực sơn khối đá vôi Thái Nguyên.
Ở vào giai đoạn hậu kỳ Đá mới, mặc dù mới chỉ phát hiện đƣợc 3 di chỉ, những trong nhiều di chỉ hang động tiền sử Thái Nguyên đã phát hiện nhiều trƣờng hợp các lớp trên mặt của các di chỉ này có chứa những di vật thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí. Mặc dù những tƣ liệu khảo cổ của giai đoạn này còn ít, những chúng ta vẫn có thể nói về sự hiện diện của các cƣ dân cổ Thái Nguyên, tạo thành dòng chảy truyền thống văn hóa liên tục trong thời đại Đá ở Thái Nguyên.
CHƢƠNG 3
NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN DI TÍCH VÀ DI VẬT, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc trƣng di tích
3.1.1. Đặc trưng phân bố
Qua quá trình nghiên cứu và quan sát sự phân bố của các di tích khảo cổ trên bản đồ Thái Nguyên, chúng tôi thấy hầu hết các di tích đều tập trung ở vùng đông bắc thuộc huyện Võ Nhai. Đây là vùng đất cổ và hình thành sớm ở Thái Nguyên vào thời trung sinh đến tận kỷ Crêta với các dãy núi đá vôi cổ thuộc dãy núi Thƣợng Nung rộng lớn, hùng vĩ nhất Thái Nguyên. Đây vốn là phần kéo dài của dãy Ngân Sơn.
Tổng cộng có 23/30 di tích tập trung trên địa bàn huyện Võ Nhai thuộc đủ các thời kỳ đá cũ và đá mới, chứng tỏ quá trình sinh sống và phát triển liên tục của cƣ dân cổ tại đây.
Nếu các di tích thuộc văn hóa Ngƣờm và hậu kỳ Đá cũ với tổng số là 7 di tích chỉ tập trung trên địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai thì các di tích thuộc sơ kỳ và hậu kỳ Đá mới đã phân bố rộng trên địa bàn 3 huyện: Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, trong đó riêng huyện Võ Nhai đã có 16 di tích. Điều này cho thấy, con ngƣời thời Đá mới vẫn sinh sống chủ yếu trên địa bàn vùng địa bàn gốc của cƣ dân Ngƣờm cổ là Thần Sa, và từ đây lan tỏa rộng khắp vùng sơn khối đá vôi thuộc 3 huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng và Đồng Hỷ. Các di tích Đá mới vẫn phân bố tập trung trong các sơn khối đá vôi thuộc dãy Thƣợng Nung kéo dài và có xu hƣớng tỏa đi bốn hƣớng: phía bắc đến Vũ Chấn, Sảng Mộc, phía nam đến La Hiên, Cúc Đƣờng, phía đông đến Bình Long, (Võ Nhai), phía tây đến Văn Lăng (Đồng Hỷ), Yên Trạch (Phú Lƣơng) ...
Hầu hết các di tích này đều là nơi cƣ trú mới và không có sự cƣ trú kế thừa giữa văn hóa đá cũ và đá mới (trừ Ngƣờm III). Có thể do sự dồi dào về hệ thống hang động và thung lũng tạo điều kiện cho con ngƣời có thể tách ra chuyển cƣ sang những vùng thung lũng rộng lớn, nhiều sông suối hơn.
3.1.2. Đặc trưng nơi cư trú
Phần lớn nơi cƣ trú của cƣ dân Thái Nguyên cổ là hang động và mái đá. Tỉ lệ các di tích thuộc hang động và mái đá là 94% với 28/30 di tích, có một di tích Đá cũ ở
thềm sông chiếm 3%, một di tích hậu kỳ Đá mới ở ngoài trời chiếm 3%. Theo kết quả nghiên cứu, vết tích cƣ trú của cƣ dân Thái Nguyên cổ có ở cả trong lòng hang, cửa hang thậm chí ngoài cửa hang. Mặc dù vậy, lòng hang vẫn là nơi cƣ trú chính của cƣ dân cổ tại đây
Qua nghiên cứu, chúng ta có thể thấy các di tích hang động, mái đá ở Thái Nguyên có diện tích trung bình, hoặc khá nhỏ. Theo thống kê cho thấy, các hang có diện tích lớn hơn 500m2
- 600m2 là 5 di tích chiếm 20%, số lƣợng các hang động mái đá có diện tích trên 150m2 là 3 di tích chiếm 12%, chỉ có 1 di tích có diện tích 100m2 chiếm 4%, số còn lại chỉ khoảng trên dƣới 30m2 là 16 di tích chiếm 64% (Biểu đồ 9). Mặt khác diện tích các di tích hang động thuộc thời đại Đá cũ và đá mới cũng có sự thay đổi theo hƣớng giảm dần. Cƣ dân thời đá mới thƣờng cƣ trú trong các hang động, mái đá nhỏ bé hơn thời đá cũ. Có lẽ do thời kỳ đá mới đã có một sự tăng nhanh về dân số, buộc cộng đồng cƣ dân thời cổ tại đây phải chia ra thành các nhóm nhỏ để phù hợp với nguồn thức ăn kiếm đƣợc hàng ngày từ tự nhiên. Một nguyên nhân khác có thể do thay đổi kết cấu gia đình, từ gia đình lớn sang gia đình nhỏ.
0 5 10 15 20 >500m2 >150m2 ≥100m2 ≥30m2 20% 12% 4% 64%
Biểu đồ 9: Biểu đồ thống kê diện tích các hang
Các hang động, mái đá ở Thái Nguyên phân bố ở mọi độ cao khác nhau. Qua thống kê cho thấy, những hang có độ cao trung bình từ 50m trở xuống là 21 di tích chiếm số lƣợng 84%, từ 100m trở xuống là 3 di tích chiếm 12%, số hang cao hơn 100m là 1 di tích chiếm 4%. Cá biệt có di tích nhƣ hang Phƣợng Hoàng cao tới 195m so với mặt thung lũng bên dƣới. Qua thực tế khảo sát các hang tiền sử ở Thái Nguyên
cho thấy, việc leo lên các hang này khá thuận tiện, không vất vả và nguy hiểm cho con ngƣời cƣ trú trong hang.
52% 32% 12 4% 0 2 4 6 8 10 12 14 1-24m 25-50m 51-100m >100m
Biểu đồ 10: Biểu đồ thống kê độ cao các hang
Hƣớng của hang mà cƣ dân Thái Nguyên cổ chọn làm nơi cƣ trú thƣờng là theo hƣớng tây bắc hoặc đông nam chiếm tới hơn 80% hƣớng hang cƣ trú còn lại họ thƣờng chọn hƣớng tây hoặc hƣớng đông làm nơi cƣ trú (Bảng 14, Biểu đồ 11). Có sự xuất hiện xu hƣớng chọn hƣớng hang này có lẽ do ảnh hƣởng của địa hình vì chúng ta đều biết rằng các dãy núi lớn trên địa bàn tỉnh là Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam. Với thời tiết thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa theo các nhà nghiên cứu thì hai hƣớng này tận dụng đƣợc tối đa nhiệt độ và ánh sáng. Mặt khác, phần lớn các dòng sông suối nơi đây chảy theo hƣớng tây bắc - đông nam, phần lớn hang động có cửa quay về hƣớng dòng chảy đều đƣợc sử dụng làm nơi cƣ trú. Các di tích thuộc thời đại Đá mới ở Thái Nguyên đều theo hai hƣớng tây bắc - đông nam hoàn toàn phù hợp với các thống kê về hƣớng hang trên nghiên cứu về văn hóa hang động tiền sử Việt Nam.
Biểu đồ 11: Biểu đồ hướng các hang 3.1.3. Đặc trưng tầng văn hóa
Tầng văn hóa các di tích thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên thƣờng không dày lắm, kết cấu bở rời và thƣờng bị xáo trộn lớn. Theo thống kê 13 di tích đã đƣợc khai quật và đào thám sát thì tầng văn hóa dày trung bình từ 40cm - 50cm. Di tích có tầng văn hóa dầy nhất là Ngƣờm (1,45m), Khắc Kiệm (1,3m) còn lại chỉ dao động từ 50cm - 70cm, có di tích chỉ là lớp đất mỏng dày từ 15cm - 20cm. Chỉ số cụ thể nhƣ sau: số di tích có địa tầng dày dƣới 50cm là 2 di tích chiếm 15,38%, số di tích dày từ 50cm đến dƣới 100cm là 5 di tích chiếm 38,46%, số di tích dày từ 1,0m - 1,45m là 6 di tích chiếm 46,15% (Biểu đồ 12). 15,38 38,46 46,15 0 10 20 30 40 50
2 hang 5 hang 6 hang Tổng 13
<50cm
Vết tích trong các tầng văn hóa thƣờng là đất sét vôi xen lẫn vỏ nhuyễn thể nƣớc ngọt, xƣơng cốt động vật, than tro và di vật khảo cổ. Trong các di tích thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên số lƣợng vỏ ốc suối chiếm tuyệt đại đa số, vỏ ốc núi ít hơn. Một số di tích có sự xuất hiện của vỏ trai, trùng trục, hến sông (Ngƣờm, Kim Sơn). Điều đáng chú ý là trong các di tích đồ đá cả thời đá cũ và đá mới, thành phần nhuyễn thể nƣớc ngọt là tƣơng đối tƣơng đồng. Điều khác biệt là trong các di tích thuộc thời đại Đá cũ thì vỏ ốc thƣờng bở rời dù số lƣợng nhiều nhƣng lẫn với tro bếp nên không kết thành tầng. Trong các di tích thuộc thời đại Đá mới vỏ ốc thƣờng kết thành tầng, thành vỉa tập trung ở phía cửa hang (hang Ốc), dƣới đáy các hang thƣờng có một lớp vỏ ốc bị nát vụn chứng tỏ sự khai thác và ăn ốc lâu dài của cƣ dân nơi đây. Với các hang gần sông suối, sự đa dạng về vỏ nhuyễn thể nƣớc ngọt thƣờng nhiều hơn các hang ở xa sông, suối. Đặc trƣng về kích thƣớc của các vỏ trai, ốc trong các di tích thuộc thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên thƣờng lớn hơn rất nhiều so với loài cùng loại hiện nay ở địa phƣơng. Điều này rất phù hợp với nhận xét của các tác giả Vũ Thế Long và Ngô Thế Phong khi nghiên cứu về các thành phần vỏ nhuyễn thể ở Ngƣờm [87].
3.1.4. Đặc trưng di tích bếp
Dấu tích bếp trong các di tích đồ đá ở Thái Nguyên thƣờng là các tầng tro bếp mầu nâu đen ở các tầng văn hóa. Bếp thƣờng không tạo thành đống tro lớn mà tập trung ở hƣớng giữa hang. Trong khu vực bếp thƣờng có vỏ ốc, mảnh tƣớc, xƣơng động vật. Trong bếp thƣờng có những mảnh xƣơng và các tảng đá có vết bị đốt cháy. Có lẽ cƣ dân thời đó đã kê đá làm bếp và nƣớng thịt, xƣơng động vật. Cá biệt tầng văn hóa 1 của hang Khắc Kiệm có hiện tƣợng khá đặc biệt từ bề mặt cho đến 25cm, tƣơng ứng với lớp đào 2, trầm tích màu nâu sáng, chia thành 2 mức rõ ràng: mức dƣới từ 25cm - 17cm có các hiện tƣợng lớp đất cháy đỏ, cứng dày 4cm ở trên cùng nằm chồng lên lớp tro xám dày 2cm, và bên dƣới lớp tro xám lại là lớp đất cháy dày 2cm - 3cm; mức trên dày 17cm là lớp bề mặt trên cùng, tƣơng ứng với lớp đào 1. Nhƣ vậy, diện tích bếp ở đây khá lớn và vết tích sử dụng lâu dài.
Bảng 3.1: Thống kê diện tích, hướng, độ cao các hang động tiền sử ở Thái Nguyên
Số thứ
tự
Tên địa điểm Vị trí Diện tích
lòng hang
Hƣớng cửa hang
Độ cao của hang so với chân núi
1 Mái đá Ngƣờm
Thôn Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên.21047’40’’N,105052’40’’E 700m 2 - 800m2 Bắc 29m 2 Hang Miệng Hổ
Xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên. 21047’50’’N, 105052’31’’E 200m 2 Đông Nam 50m 3 Hang Thắm Choong
Xóm Hạ Sơn Dao, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.21046’50’’ N.105052’30’’E 5550m
2
Đông 70m
4 Hang Nà Ngùn
Xóm Hạ Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.210 48’15,8’’N, 105053’36,7”E 20m
2
Đông 80m
5 Hang Nà Khù
Xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên. 210 48’15,8’’ N, 105053’36,5” E 10m 2 Đông Bắc 7m 6 Hang Thẩm Hấu
Bản nghinh Tắc, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên. 99m
2 Tây
Bắc 10m
8 Hang Nghinh Tắc
Bản Tắc, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái