Các di tích thuộc thời đại Đá cũ

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 50)

Cho đến nay, Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 7 di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ. Đó là các di tích: Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Thắm Choong, hang Nà Ngùn, hang Nà Khù, di tích thềm sông Thần Sa, Thẩm Hấu. Tất cả các di tích này tập trung chủ yếu tại khu vực Thần Sa, huyện Võ Nhai.

Khi nghiên cứu về các di tích khảo cổ học thời đại Đá cũ Thái Nguyên, các nhà khảo cổ học thƣờng chia chúng theo hai con đƣờng phát triển kỹ nghệ: Đó là kỹ nghệ mảnh tƣớc mà kỹ nghệ Ngƣờm là đại diện và kỹ nghệ cuội nghè (còn gọi là công cụ hạch cuội) lấy địa điểm Thẩm Choong làm tiêu biểu.

Để trình bày các di tích thời đại Đá cũ ở Thái Nguyên, chúng tôi chọn một số địa điểm tiêu biểu hội đủ các tài liệu địa tầng, với những bộ sƣu tập đặc trƣng, tiêu biểu đƣợc xác định niên đại làm đại diện cho các kỹ nghệ nhƣ địa điểm Ngƣờm, Miệng Hổ, Thắm Choong, Nà Khù v.v… làm đại diện cho các dòng kỹ nghệ

2.1.1.Các di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tước

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, tại Thái Nguyên có 2 di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc. Đó là Mái đá Ngƣờm (tầng I) và hang Miệng Hổ.

2.1.1.1. Mái đá Ngườm

Mái đá Ngƣờm nằm ở sƣờn phía bắc dãy núi cùng tên thuộc thôn Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tọa độ 21o 47’40’’ vĩ Bắc và 105o 52’40’’ kinh Đông, phía tả ngạn sông Thần Sa. Lối lên xuống mái đá khá thuận tiện. Xuất phát từ thôn Trung Sơn, băng qua thung lũng, có một đƣờng nhỏ ven chân núi và đi chừng 300m nữa thì tới Mái đá Ngƣờm.

Mái đá Ngƣờm có hình hàm ếch, rộng và thoáng, chiều ngang khoảng 60m, cao chừng 30m, cửa hƣớng chính Bắc. Mặt bằng mái đá khá rộng vì không chỉ có phần diện tích trong lòng mà còn có cả một phần thềm lớn hơn bên ngoài. Tổng diện tích ƣớc chừng 700m2

mùa khô) là 29m và cách sông Thần Sa là 50m. Mái đá Ngƣờm nằm trong thung lũng Thần Sa, một dạng địa hình cảnh quan thung lũng điển hình của nam sơn khối đá vôi Bắc Sơn.

Tháng 3 năm 1980, di chỉ Mái đá Ngƣờm chính thức đƣợc phát hiện. Những thông tin đầu tiên về di chỉ này đƣợc thông báo kịp thời trong cuốn sách Thần Sa, những di tích của con người thời đại Đá [167].

Một năm sau ngày phát hiện, tháng 3 năm 1981 di chỉ Mái đá Ngƣờm chính thức đƣợc khai quật lần đầu tiên với diện tích 12m2 (đƣợc gọi là khối A1).

Tháng 2 và tháng 3 năm 1982, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Viện Đông Nam Á, Khoa Lịch Sử trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội và Khoa Bảo tàng trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội đã tiến hành khai quật lần thứ hai di chỉ Mái đá Ngƣờm. Tại đây, đã khai quật 3 hố với tổng diện tích 34m2.

Nhƣ vậy, không kể 1m2

thám sát năm 1980, tại Mái đá Ngƣờm đã khai quật 56m2 cả 2 lần đào. Các hố khai quật có ký hiệu: Hố A (A1 đào lần thứ nhất diện tích 12m2 và A2 đào lần thứ 2 diện tích 20m2), hố B (12m2) và hố C (12m2). Hố A nằm sát vách đá có chiều dài 8m theo hƣớng Đông - Tây, chiều rộng 4m theo hƣớng Bắc Nam (hố A1 phía Đông, hố A2 ở phía Tây). Hố B tiếp giáp với A1 ở phía Đông, hố C ở phía tây tiếp giáp với A2 (Ảnh 1 - 6).

a. Cấu tạo tầng văn hóa

Dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc các lớp đá, màu sắc và tổ hợp các di vật đi kèm, tầng văn hóa của di chỉ Mái đá Ngƣờm đƣợc chia làm ba tầng văn hóa, thứ tự từ dƣới lên nhƣ sau:

- Tầng văn hóa I (sớm nhất) nằm ở độ sâu 1,1m - 1,45m, cấu tạo từ đất sét màu vàng nhạt và lớp mảnh đá vôi. Tổ hợp công cụ chủ yếu là những công cụ làm từ những mảnh tƣớc cuội cùng một ít công cụ hạch cuội. Bên cạnh đó, còn tìm thấy xƣơng răng động vật bán hóa thạch trong đó có 4 hàm dƣới đƣời ƣơi (Pongo). Ở phần trên của tầng thứ nhất có một lớp dăm đá vôi dày trung bình 0,15m - 0,2m. Lớp dăm đá vôi này thực chất nằm giữa tầng văn hóa thứ hai và thứ ba. Đây là lớp dăm đá vôi có kích thƣớc tƣơng đối lớn, gần bằng nắm tay. Trên lớp này đƣợc phủ 38 tảng đá vôi có kích thƣớc lớn (phổ biến 0,30m - 0,45m, có tảng cỡ 1m x 0,70m x

0,60m), phủ gần một nửa diện tích mặt bằng của hố A2. Trong lớp đá dăm này vẫn tìm đƣợc công cụ mảnh tƣớc và nhiều mảnh đá cuội vỡ.

- Tầng văn hóa II (tầng giữa) nằm ở độ sâu 0,6m - 1,1m, cấu tạo từ đất sét vôi tơi xốp, màu xám nhạt, chứa xƣơng răng động vật chớm hóa thạch, trong đó có một hàm pongo khá nguyên vẹn và khá nhiều di vật đá.

- Tầng văn hóa III (tầng trên cùng) có độ dày trung bình 0,6m, cấu tạo bởi đất sét vôi tơi xốp, màu xám sẫm. Di tích động vật trong tầng này chủ yếu là ốc suối, một số ốc núi, một ít xƣơng răng động vật chƣa hóa thạch. Đặc biệt ở tầng văn hóa này, phát hiện hai ngôi mộ với ba cá thể ngƣời, chôn theo tƣ thế nằm nghiêng. Di vật đá thu đƣợc ở tầng này có số lƣợng lớn, trong đó công cụ hạch cuội phổ biến hơn công cụ mảnh tƣớc (Sơ đồ 1).

Nhìn chung, có thể nói ba tầng văn hóa ở Ngƣờm đƣợc phát triển liên tục, không có ngăn cách bởi tầng vô sinh, nhƣng tổ hợp di tích di vật của các tầng có những đặc trƣng khác biệt thể hiện sự biến đổi rõ ràng trong tiến trình phát triển văn hóa.

Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, khi chƣa có các mẫu xác định niên đại C14 , tuổi tƣơng đối của các tầng văn hóa ở đây đƣợc các nhà nghiên cứu đã nhận định tầng văn hóa sớm nhất thuộc hậu kì Pleistocene, tầng văn hóa giữa thuộc giai đoạn chuyển tiếp cuối Pleistocen - đầu Holocene và tầng văn hóa muộn nhất thuộc Holocene [3]. Những niên đại C14 đƣợc xác định sau đó sẽ đƣợc trình bày lồng ghép ở các mục sau

b. Di tích

- Mộ táng

Trong tầng văn hóa thứ III, có độ dày trung bình 0,6m, có một ít xƣơng răng động vật và nhiều di vật đá. Di vật đá với số lƣợng lớn, công cụ cuội ghè đẽo mang đặc trƣng văn hóa Hòa Bình, công cụ mảnh tƣớc rất ít. Đặc biệt ở tầng văn hóa này phát hiện hai ngôi mộ với ba cá thể ngƣời, chôn theo tƣ thế nằm nghiêng. Niên đại C14, mẫu ở độ sâu 0,6m là 19.040 ± 40 năm BP và 18.000 ± 200 năm BP.

Cả hai ngôi mộ đều nằm trong hố A2. Theo tác giả Nguyễn Lân Cƣờng thì cả hai ngôi mộ này đều không có biên mộ và không có đá kè. Mộ 1 là táng đơn và mộ 2 là mộ song táng. Hai di cốt nằm co nghiêng, xƣơng đùi gập lại, di cốt còn lại nằm

ngửa đùi cũng gập lại. Cả ba di cốt đều đã bị phân hủy xƣơng còn sót lại không nhiều. Qua phân tích xác định đƣợc di cốt trong mộ 1 là một ngƣời trƣởng thành khó phân biệt nam nữ. Di cốt mộ 2a là di cốt nữ tầm 35 - 40 tuổi, di cốt mộ 2b là một bà cụ 75 - 80 tuổi cao khoảng 1,60m. Theo kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Cƣờng thì các di cốt trên thuộc văn hóa Hòa Bình và thuộc chủng tộc Mêlanêdiêng [59].

- Di tích động vật

Khi đề cập đến di tích động vật ở Ngƣờm, để tránh trùng lặp, chúng tôi sẽ trình ở chi tiết ở chƣơng 3. Ở đây, chúng tôi chỉ xin tóm lƣợc những nét cơ bản.

+ Di tích động vật thuộc tầng văn hóa I gồm: Xƣơng răng động vật bán hóa thạch, đáng chú ý là sự có mặt của bốn hàm dƣới đƣời ƣơi (Pongo), lợn (Sus scrofa), nai (Rusa sp), nhím (Hystrix sp)

+ Di tích động vật tầng II gồm: Xƣơng răng động vật chớm hóa thạch, gồm đƣời ƣơi (Pongo), bò (Bos sp), lửng lợn (Arctonyx collaris), khỉ (Macaca sp)

+ Di tích động vật tầng III: Xƣơng răng động vật không nhiều và chớm hóa thạch. - Di tích thực vật

Sau đợt khai quật năm 1982 ở khu vực Thần Sa, các nhà khảo cổ đã gửi nhiều mẫu phân tích bào tử phấn hoa đến Viện các khoa học về trái đất. Chúng tôi sẽ đề cập đến các tài liệu này ở chƣơng 3.

c. Di vật

Qua hai lần khai quật di chỉ Mái đá Ngƣờm đã thu đƣợc một khối lƣợng khổng lồ các di vật. Trong đó chủ yếu là đồ đá, ngoài ra còn có di vật gốm và di vật xƣơng.

- Di vật đá

+ Nguyên liệu và chất liệu đá

Nguyên liệu đá dùng để chế tác công cụ đá ở Mái đá Ngƣờm là cuội sông, cuội suối. Con sông Thần Sa (một nhánh của sông Cầu) chảy từ phía bắc qua phía đông và phía nam chân núi Mèo. Đoạn sông này những mùa cạn nổi lên những bãi đá cuội lớn. Đây chính là nguồn nguyên liệu vô tận để chế tác công cụ của cƣ dân Ngƣờm cổ.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học tìm thấy khá nhiều đá nguyên liệu chƣa có sự gia công, chế tác ở bề mặt Mái đá Ngƣờm. Tuy nhiên, không phải hòn cuội nào ở bãi đá cuội cũng trở thành nguyên liệu để chế tác công cụ, chúng đƣợc cƣ dân Ngƣờm cổ lựa chọn khá kỹ càng. Đại đa số những viên cuội có kích thƣớc lớn, hình gần bầu dục, hơi dẹt đƣợc chọn để chế tác công cụ hạch cuội còn những viên có kích thƣớc nhỏ, góc cạnh và những mặt phẳng nhỏ đƣợc dùng làm hạch đá rồi từ đó tách ra những mảnh tƣớc làm công cụ.

Chất liệu đá: Sau khi lấy mẫu đá từ di chỉ Mái đá Ngƣờm, nhà địa chất học Bùi Minh Tâm đã tiến hành phân tích thành phần thạch học. Kết quả phân tích cho thấy ở Ngƣờm có những loại đá sau: đá tuf axít, đá biến chất, đá thủy tinh núi lửa, đá quartz, quartzit, đá tuf ryolite... Đặc điểm chung của những loại đá này là chúng đều có độ cứng cao (độ cứng dao động trong thang từ 6 đến 7 trên 10 theo bảng Mutxơ [3].

Qua kết quả nghiên cứu nguồn nguyên liệu, các nhà khảo cổ học nhận thấy đá tuf axít là loại đá đƣợc cƣ dân Ngƣờm cổ sử dụng chủ yếu để chế tác công cụ. Đá tuf axít là tập hợp nguyên liệu với nền silic, xerixit, hydroxit sắt, trong đó nền silic là chủ yếu. Chúng có cấu trúc hạt rất mịn, tuy giống với đá trầm tích silic sét biến tính nhƣng chúng cứng hơn, rìa vỏ có cạnh sắc hơn và dẻo hơn, thích hợp cho việc ghè đập và tu chỉnh mảnh tƣớc.

Tuf axit và đá thủy tinh núi lửa giữ vai trò chủ đạo trong lựa chọn nguyên liệu để chế tác công cụ của cƣ dân Ngƣờm cổ còn đá quartz, quartzit thƣờng gặp trong văn hóa Sơn Vi và tuf ryolite thƣờng thấy trong sƣu tập công cụ đá Hòa Bình và Bắc Sơn.

+ Các loại hình di vật và sự diễn biến văn hóa

Trong đề tài PTS, tác giả Quang Văn Cậy đã công bố tƣ liệu hiện vật đá ở hố A. Đây là hố có số lƣợng di vật phong phú nhất trong 3 hố khai quật ở Ngƣờm [3].

Trong đề tài này, chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả Trình Năng Chung trong bài báo “Góp thêm vào việc nghiên cứu di chỉ Ngườm” trên tạp chí Khảo cổ học số 4 năm 1998, trong đó tác giả đã công bố đầy đủ số liệu trong 3 hố

khai quật A, B và C [31]. Chúng tôi xin lƣu ý rằng, con số thống kê giữa 2 tác giả Quang Văn Cậy và Trình Năng Chung có sự khác nhau chút ít.

Tổng số hiện vật đá ở cả 3 hố là 24.635 tiêu bản (Biểu đồ 1). Trong đó hố A có 21.687 tiêu bản, hố B có 1314 di vật, hố C có 1634 hiện vật đá. Ngoài ra còn có hàng ngàn dăm tƣớc nhỏ dƣới 1cm.

Qua biểu đồ 1 cho thấy, trong số di vật đá ở Ngƣờm, mảnh tƣớc có số lƣợng lớn nhất: 13.494 tiêu bản (chiếm 54,77%), tiếp đến là công cụ mảnh tƣớc 10.146 chế phẩm (chiếm 41,19%) gồm công cụ mũi nhọn với các tiểu loại hình nhƣ mũi nhọn nửa vỏ trùng trục, mũi nhọn hình lá và mũi nhọn hình tam giác hay gần hình tam giác. Công cụ hạch cuội (cuội ghè): 618 tiêu bản (2,50%). Công cụ mảnh đá lớn: 302 (1,23%) di vật chiếm tỷ lệ thấp, bao gồm những công cụ không định hình, có kích cỡ từ 4cm - 7cm và ít nhất là hạch đá: 75 hạch (0,30%) (Hình 1 - 17; Ảnh 8 - 13,17 - 28).

Biểu đồ 1: Thống kê hiện vật đá ở các hố khai quật Ngườm (hố A,B,C)

Nghiên cứu sự diễn biến của số di vật đá theo mặt cắt địa tầng ở Ngƣờm cho thấy có sự suy giảm về số lƣợng di vật từ tầng dƣới lên tầng trên (Biểu đồ 2). Không kể 1.591 hiện vật đá tìm thấy trên lớp mặt, tầng văn hóa I (tầng sớm) có số lƣợng di vật lớn nhất, gồm 15.965 tiêu bản chiếm 64,80%, tầng văn hóa II có 5,419

hiện vật, chiếm 22,00% và tầng văn hóa III có 1.660 tiêu bản, chiếm 6,73% tổng số di vật đá.

Qua biểu đồ trên cho thấy có sự diễn biến ngƣợc chiều theo địa tầng giữa công cụ hạch cuội và công cụ mảnh tƣớc.

Ở tầng thứ nhất (tầng sâu và sớm nhất) có niên đại khoảng 23.000 -30.000 năm trƣớc, công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ chiếm số lƣợng gần nhƣ tuyệt đối, công cụ hạch cuội chỉ có một tỷ lệ nhỏ. Giai đoạn này kỹ nghệ công cụ mảnh ở Ngƣờm thể hiện sắc thái đặc thù tiêu biểu nhất, chƣa có sự ảnh hƣởng đáng kể nào của kỹ nghệ công cụ hạch cuội. Kỹ nghệ Ngƣờm chân chính chỉ biểu hiện thật rõ nét ở Ngƣờm I.

Bƣớc sang tầng văn hóa II (tầng giữa) có niên đại khoảng 23.000 - 18.000 năm trƣớc, trong khi công cụ mảnh tu chỉnh nhỏ giảm mạnh về số lƣợng công cụ hạch cuội lại tăng lên đáng kể và mang một số yếu tố của truyền thống kỹ nghệ cuội ghè gần với Sơn Vi - Hòa Bình. Đây có thể coi là một bƣớc suy thoái của kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm đồng thời là một bƣớc xâm nhập của kỹ nghệ công cụ hạch cuội trong khu vực trong diễn trình Ngƣờm.

Tầng văn hóa III (tầng muộn nhất) có niên đại khoảng sau 18.000 năm trƣớc, những công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ vẫn tồn tại nhƣng chúng không còn mang đặc trƣng của kỹ nghệ Ngƣờm nữa, thay vào đó kỹ nghệ công cụ hạch cuội thể hiện một sắc thái nổi trội hơn. Theo quan điểm của chúng tôi, sự tiến triển của kỹ nghệ Ngƣờm là quá trình hòa nhập với kỹ nghệ công cụ hạch cuội trong khu vực.

Chúng ta cần lƣu ý rằng, kỹ nghệ Ngƣờm cũng nhƣ các kỹ nghệ mảnh tƣớc khác trong khu vực, không bao giờ mảnh tƣớc là thành phần duy nhất, mà bên cạnh chúng tồn tại cả công cụ hạch cuội. Ở Ngƣờm công cụ hạch cuội (cuội ghè) chỉ chiếm 2,50% tổng số di vật đá.

Biểu đồ 2: Thống kê hiện vật đá theo mặt cắt địa tầng Ngườm

Về loại hình công cụ hạch cuội: Chúng tôi đã tiến hành phân loại 461 công cụ hạch cuội ở 3 tầng văn hóa (Biểu đồ 3). Kết quả cho thấy tầng trên cùng (tầng III) chứa những công cụ mang đặc trƣng của văn hóa Hòa Bình với những công cụ kiểu Sumatralith, rìu ngắn và rìu mài lƣỡi. Trong khi đó, những công cụ chặt thô (chopper) với các loại hình rìu dọc, phần tƣ cuội và công cụ mũi nhọn gặp cả 3 tầng văn hóa. Những chiếc chopper này không hẳn mang những nét đặc trƣng của công cụ Sơn Vi hay công cụ Nậm Tun nhƣ một số ngƣời chủ trƣơng, nhƣng rõ ràng về mặt kỹ thuật chế tác giữa chúng có nhiều điểm gần gũi.

Về loại hình công cụ mảnh tƣớc: Một trong những đặc trƣng của công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm là tính phi định hình [29, tr.18; 123] . Do vậy, việc phân chia loại hình công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm hết sức khó khăn. Đến nay mới chỉ tập trung

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 50)