Hang Miệng Hổ

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 63 - 66)

Hang Miệng Hổ hay còn có tên gọi khác là Phiêng Tung. Hang Miệng Hổ nằm trên sƣờn đông nam núi Mèo thuộc xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Ảnh 31 - 36).

Núi Mèo nằm trong địa khối đá vôi Bắc Sơn, thuộc phía cực nam. Hang Miệng Hổ nằm trên núi Mèo cách thung lũng dƣới chân núi khoảng 50m. Đƣờng lên hang khá khó đi do cây cối um tùm và mặt đƣờng dốc đứng. Miệng của hang giống miệng con hổ, đi vào bên trong hang khá rộng và thoáng đãng với hai tầng rộng khoảng 10m, dài 20m, cao 7m, cửa hang quay về hƣớng đông nam. Nền hang dốc thoải vào trong, trên có nhiều đá tảng lăn. Có con sông Thần Sa nƣớc chảy quanh năm qua khu vực này, đoạn sông này về mùa cạn nổi lên những bãi đá cuội lớn. Đây chính là nguồn nguyên liệu vô tận dùng để chế tác công cụ.

Di chỉ hang Miệng Hổ đƣợc khai quật lần đầu vào năm 1972 với diện tích 28m2 và đƣợc tiếp tục khai quật trong các năm 1973 và 1980 [127]. Năm 2011, Viện Khảo cổ học có đến đây phúc tra lại địa điểm này [40]

a. Cấu tạo tầng văn hóa

Tổng hợp kết quả của ba đợt nghiên cứu (năm 1972, năm 1973, năm 1980), các nhà nghiên cứu xác định địa tầng hố đào ở đây có các lớp đất cấu tạo nhƣ sau (Sơ đồ 2, 3, 4, 5, 6):

- Lớp mặt: Lớp này dày từ 10cm - 15cm, đất có màu nâu sẫm. Trong lớp này có chứa nhiều mảnh đá vôi nhỏ có chứa công cụ cuội lớn, cùng với mảnh sành, sứ, đồng và vỏ ốc.

- Lớp tiếp theo là lớp đất màu vàng nhạt, hơi xám có lẫn ít vỏ ốc ở phía trên, độ dày 30cm - 35cm. Đây là tầng văn hóa khảo cổ của hang Miệng Hổ.

- Sinh thổ là tầng đất có màu đỏ sẫm, cùng nhiều tảng đá vôi lớn.

Nhìn chung địa tầng hố khai quật hang Miệng Hổ có cấu tạo đơn giản, tầng văn hóa mỏng, dày khoảng 20cm - 25cm.

b. Di vật:Tổng số có 460 hiện vật (Hình 18 - 23;Ảnh 25 - 26).

Hiện vật thu đƣợc qua ba lần khai quật ở hang Miệng Hổ hầu hết là đồ đá, các sƣu tập hiện vật đã đƣợc thống kê (Biểu đồ 4).

Về mặt loại hình, trong sƣu tập I thu đƣợc trong đợt khai quật năm 1972, có công cụ cuội ghè (hạch cuội) có 13 chiếc, gồm các loại: công cụ chặt có rìa lƣỡi ngắn, công cụ chặt có rìa lƣỡi dài, công cụ chặt không có hình dáng xác định. Những công cụ này đƣợc tạo ra từ những hòn cuội khá dày rồi đƣợc ghè đẽo theo các rìa cạnh, các vết ghè thƣờng không đều nhau, chồng lên nhau (Hình 18). Công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh có 66 chiếc, chúng có kích thƣớc nhỏ và vừa. Đó là những mảnh tƣớc tách ra từ những viên cuội có chủ ý, sau đƣợc ghè đẽo liên tiếp, chồng lên nhau. Những mảnh tƣớc này có thể đƣợc chế tác và tu chỉnh ở một rìa, hai rìa hoặc ba rìa cạnh. Từ đó, tạo ra những rìa lƣỡi sắc bén hoặc có răng cƣa. Với công cụ mũi nhọn, chúng có hình tam giác hoặc hình chiếc lá (Hình 17,23).

Chúng là những mảnh tƣớc hơi lớn đƣợc tách ra từ những viên cuội sau đó đƣợc gia công từ hai bên rìa tạo thành những công cụ mũi nhọn. Từ bảng thống kê hiện vật tại hang Miệng Hổ trong sách Thần sa, những di tích của con người thời đai đồ đá, chúng ta có bảng sau:

Bảng 2.2: Kích thước công cụ mảnh tước ở hang Miệng Hổ

Lớn nhất Nhỏ nhất Chiều dài (cm) 11,2 1,4 Chiều rộng (cm) 6,8 1,2 Chiều dày (cm) 3 0,4

Biểu đồ 4: Thống kê loại hình di vật hang Miệng Hổ

Trong sƣu tập II thu đƣợc trong đợt khai quật năm 1973 có các công cụ hạch cuội nhƣ công cụ hình núm cuội, công cụ ½ hòn cuội bổ dọc, công cụ ¼ hòn cuội và hòn ghè. Công cụ mảnh cuội trong bộ sƣu tập này không chỉ là những mảnh cuội lớn mà còn có những mảnh cuội khá nhỏ dƣới 3cm đều đƣợc gia công lần 2. Các công cụ mảnh tƣớc trong bộ sƣu tập này có kích thƣớc rất nhỏ và mỏng, các vết ghè rõ ràng, tuy nhiên không có sự gia công lần 2.

Trong sƣu tập III, thu đƣợc trong đợt khai quật năm 1980 có các công cụ hạch cuội có kích thƣớc lớn, một đầu đƣợc ghè với những nhát ghè mạnh chính xác lệch về một phía, phần còn lại của viên cuội đƣợc giữ nguyên. Công cụ mảnh cuội lớn có số lƣợng khá nhiều, nhiều chiếc có hình dáng cân đối gần giống rìu tứ giác. Đặc biệt trong sƣu tập này, những công cụ mảnh tƣớc nhỏ số lƣợng lớn.

Ở Miệng Hổ, công cụ mảnh tƣớc nhỏ có dấu tu chỉnh chiếm số lƣợng đông đảo nhất (43,91%), tiếp sau là công cụ làm từ mảnh đá lớn, công cụ dạng hạch cuội có tỷ lệ khá thấp. Kỹ thuật chủ đạo của việc chế tác công cụ của ngƣời Miệng Hổ là ghè đẽo, với phƣơng pháp ghè đẽo trực tiếp - dùng đá ghè đá. Cƣ dân Miệng Hổ đã sử dụng phổ biến kỹ thuật ghè nhẹ, chính xác để gia công lần thứ hai tạo thành rìa trên những công cụ đá. Cũng không loại trừ khả năng cƣ dân ở đây sử dụng cả kỹ thuật tu chỉnh gián tiếp - tu chỉnh ép để tạo nên những công cụ mảnh tƣớc nhỏ có vết tu chỉnh. Điểm đáng chú ý trong kỹ thuật chế tác ở Miệng Hổ là việc sử dụng phổ biến công cụ mảnh. Từ những mảnh cuội hay mảnh tƣớc nhỏ, bằng những nhát ghè nhẹ, đều đặn chính xác chạy theo rìa cạnh, ngƣời Miệng Hổ đã tạo ra những

loại hình công cụ cắt nạo mang sắc thái của kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc. Nhìn chung, cả từ chất liệu, kích thƣớc, loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ đá ở di tích Miệng Hổ giống với lớp sớm của Mái đá Ngƣờm. Tuy nhiên, trong tầng văn hóa hang Miệng Hổ chƣa thấy hóa thạch động vật nhƣ ở tầng thứ nhất Mái đá Ngƣờm. Nhìn chung cho đến nay, giới nghiên cứu khảo cổ học nƣớc ta đều cho rằng, đồ đá ở Miệng Hổ thuộc truyền thống kỹ nghệ Ngƣờm.

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)