Mối quan hệ với văn hóa sơ kỳ Đá mới: Văn hóa Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 139 - 142)

Văn hóa Bắc Sơn là một khái niệm văn hóa khảo cổ, để chỉ sự tồn tại của hơn 50 địa điểm hang động, mái đá phân bố chủ yếu ở sơn khối đá vôi Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, với đặc trƣng cơ bản là sự hiện diện của rìu mài lƣỡi, bàn mài có rãnh đôi, công cụ cuội ghè đẽo không định hình, tồn tại trong thời gian từ 11.000 năm đến 7.000 năm BP [103].

Trong các di tích Đá mới sớm ở Thái Nguyên đã biết, chúng ta thấy các địa điểm nhƣ hang Ốc, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Kỵ, hang Con Hổ là những di tích mang đặc trƣng văn hóa Bắc Sơn. Sƣu tập di vật đá của các di tích này ngoài những loại hình hiện vật tiêu biểu của văn hóa này nhƣ rìu mài lƣỡi, rìu mài lan thân, “dấu Bắc Sơn”, còn có những công cụ ghè đẽo mang dấu ấn kỹ thuật chế tác và loại hình của văn hóa Bắc Sơn hơn là Hòa Bình. Ví nhƣ, ở đây thƣờng ít thấy những công cụ hình đĩa; những công cụ hình bầu dục hay hình rìu dài thƣờng đƣợc làm bằng những mảnh cuội bổ; công cụ mảnh tƣớc thƣờng có tỷ lệ khá cao.

Theo giáo sƣ Hà Văn Tấn, trong lớp trên cùng thuộc tầng văn hóa thứ III của Mái đá Ngƣờm, ngoài một số công cụ chặt thô hình núm cuội, mũi nhọn không qua tu chỉnh còn có khá nhiều công cụ chặt hình hạnh nhân, rìu ngắn, rìu dài, rìu mài lƣỡi, là những hiện vật thƣờng gặp trong văn hóa Hòa Bình hay văn hóa Bắc Sơn. Tuy nhiên, bộ công cụ ở đây vắng mặt công cụ hình đĩa, vốn là công cụ phổ biến trong các di tích Hòa Bình. Cùng với công cụ trong lớp văn hóa trên cùng này còn phát hiện đƣợc hai ngôi mộ đƣợc chôn theo tƣ thế ngồi, nằm co khá giống với mộ văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn.

Trong các sƣu tập đồ đá ở các di tích nhƣ hang Ốc, Nà Cà, Nghinh Tắc, hang Con Hổ, Khắc Kiệm, Kim Sơn, Ky có chứa những đặc trƣng nổi bật của văn hóa Bắc Sơn. Còn những sƣu tập ở các hang khác nhƣ hang Thần, hang Thủng, hang Đán Mèo, hang

Chùa nhìn chung diện mạo của chúng cũng có những nét gần gũi Bắc Sơn với sự phổ biến của những công cụ không định hình và công cụ mảnh tƣớc lớn chiếm tỷ lệ cao.

Trên cơ sở so sánh đặc trƣng di tích, di vật của nhóm các di tích sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên với văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, chúng tôi cho rằng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sự hiện diện của văn hóa Hòa Bình rất mờ nhạt, mà khu vực này là địa bàn phân bố của văn hóa Bắc Sơn và dạng Bắc Sơn. Các di tích văn hóa Bắc Sơn ở Thái Nguyên mặc dù nằm ngoài sơn khối đá vôi Bắc Sơn và thuộc khu vực rìa phía tây nam của sơn khối này nhƣng vẫn mang những nét khá đặc trƣng của văn hóa Bắc Sơn. Từ đây, một số nhóm cƣ dân văn hóa này còn tiếp tục lan tỏa về phía bắc đến khu vực tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng và Hà Giang.

Một điểm đáng quan tâm nghiên cứu đối với các di tích sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên là những dấu ấn của truyền thống công cụ mảnh tƣớc nhỏ tu chỉnh ở Ngƣờm - Miệng Hổ vẫn còn ảnh hƣởng và bảo lƣu trong di tồn văn hóa của nhóm di tích này. Ngay tại tầng văn hóa III của Mái đá Ngƣờm chúng ta đã thấy xuất hiện rìu mài lƣỡi kiểu Bắc Sơn. Trong địa tầng hang Kim Sơn, Nghinh Tắc, Nà Cà, hang Thủng cũng đã phát hiện những hạch đá và mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ kiểu kỹ nghệ Ngƣờm và đây có thể đƣợc coi nhƣ một bằng chứng khá thuyết phục về sự tiếp nối truyền thống kỹ nghệ Ngƣờm trong văn hóa Bắc Sơn. Những ảnh hƣởng của kỹ nghệ Ngƣờm đối với văn hóa Bắc Sơn còn thể hiện trên một số khía cạnh khác về kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ.

Cƣ dân văn hóa Bắc Sơn thƣờng dùng mảnh cuội lớn (kích thƣớc 5cm -15cm) để chế tạo công cụ. Mảnh tƣớc ở đây thƣờng phổ biến đƣợc tách ra bằng kỹ thuật bổ cuội. Ngƣời ta không chỉ bổ đôi mà còn bổ ba, bổ tƣ hòn cuội. Trong kỹ nghệ Ngƣờm, kỹ thuật bổ cuội và công cụ mảnh cuội lớn đã xuất hiện, mặc dù chƣa nhiều nhƣng có lẽ là tiền đề cho xu hƣớng này phát triển mạnh trong văn hóa Bắc Sơn sau đó.

Hà Hữu Nga đã đo đạc thống kê kích thƣớc 119 công cụ mảnh tƣớc trong văn hóa Bắc Sơn với các số liệu nhƣ sau: Dƣới 5cm có 56 tiêu bản, chiếm 47,0%; từ 5cm đến 7cm có 53 tiêu bản, chiếm 44,5%; trên 7cm có 10 tiêu bản, chiếm 8,40%; không có tiêu bản nào có kích thƣớc dƣới 3 cm [103].

So sánh kích thƣớc công cụ mảnh tƣớc Nà Cà với các chỉ số trên, chúng ta thấy công cụ mảnh tƣớc Nà Cà nhỏ hơn ở các di chỉ Bắc Sơn điển hình khác. Đặc biệt,

trong số di vật thu đƣợc ở hố khai quật tại hang Nà Cà, chúng tôi tìm thấy hai mảnh tƣớc có kích thƣớc, hình dáng hết sức gần gũi với công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm (Ảnh 166 - 169). Đặc biệt là mảnh tƣớc có ký hiệu là 14.TU.L1.11 (Ảnh 166) có dấu tu chỉnh nhỏ giống nhƣ mảnh tƣớc Ngƣờm. Hai công cụ mảnh tƣớc này có các số đo về chiều dài, chiều rộng, trọng lƣợng lần lƣợt là: 10cm, 4cm, 2.3cm, 0.3gr và 10cm, 3.2cm, 2.9cm, 0.5gr. Qua so sánh bộ sƣu tập công cụ mảnh tƣớc ở Nà Cà với công cụ mảnh tƣớc Mái đá Ngƣờm, chúng tôi nhận định, công cụ mảnh tƣớc Nà Cà và công cụ Mảnh tƣớc Ngƣờm có mối quan hệ gần gũi. Đó có lẽ là kết quả của sự kế thừa từ truyền thống công cụ mảnh tƣớc nhỏ ở Ngƣờm trong văn hóa Bắc Sơn khởi nguồn ngay tại khu vực Võ Nhai, Thái Nguyên và từ đó lan rộng ra các khu vực xung quanh.

Bảng 4.1: So sánh kích thước công cụ mảnh tước ở một số địa điểm

Địa điểm có công cụ mảnh

tƣớc Đơn vị đo lƣờng Lớn nhất Nhỏ nhất Hang Khắc Kiệm Chiều dài (cm) 9,3 1,2 Chiều rộng (cm) 7,9 1,3 Chiều dày (cm) 2,9 0,2 Trọng lƣợng (gr) 440 10 Mái đá Ngƣờm Chiều dài (cm) 7.6 2.4 Chiều rộng (cm) 6.5 2.2 Chiều dày (cm) 2.5 0.2 Trọng lƣợng (gr) 70 10 Hang Nà Cà Chiều dài (cm) 9.4 4.0 Chiều rộng (cm) 7.3 2.3 Chiều dày (cm) 2 0.3 Trọng lƣợng (gr) 280 30 Hang Con Hổ Chiều dài (cm) 5,4 1,3 Chiều rộng (cm) 5,8 1,7 Chiều dày (cm) 1,5 0,2 Trọng lƣợng (gr) 50 10

Qua việc phân tích các bảng thống kê mảnh tƣớc của hai di tích văn hóa Bắc Sơn điển hình khác ở Thái Nguyên là Khắc Kiệm và hang Con Hổ, chúng ta thấy nét tƣơng đồng giữa các di tích văn hóa Bắc Sơn ở Thái Nguyên và Ngƣờm. Các chỉ số trọng lƣợng, độ dài, rộng, dày của mảnh tƣớc Khắc Kiệm đều lớn hơn mảnh tƣớc Ngƣờm nhƣng độ chênh lệch là không nhiều. Các chỉ số đó vẫn nhỏ hơn chỉ số của mảnh tƣớc Bắc Sơn. Các chỉ số mảnh tƣớc của hang Con Hổ đều nhỏ hơn và gần gũi với các chỉ

số mảnh tƣớc Ngƣờm (Bảng 4.1).

Mối quan hệ về nguồn gốc giữa kỹ nghệ Ngƣờm và văn hóa Bắc Sơn còn đƣợc tìm thấy trong một số địa điểm khác ngoài địa bàn Thái Nguyên. Đó là những công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh hiện diện ở lớp dƣới hang Dơi thuộc huyện Bắc Sơn và hang Lạng Nắc, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), những công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ ở lớp dƣới hang Nà Coóc thuộc huyện Chợ Mới (Bắc Cạn).

Trên cơ sở những tƣ liệu nêu trên, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, Ngƣờm là một trong những nguồn gốc hợp thành của văn hóa Bắc Sơn, bên cạnh kỹ nghệ công cụ hạch cuội khác thuộc hậu kỳ Đá cũ. Ngƣờm từ một kỹ nghệ mang tính đặc thù đã dần hội nhập vào kỹ nghệ công cụ hạch cuội trong văn hóa Bắc Sơn [103].

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)