Cơ sở để phân chia các giai đoạn phát triển trong thời đại Đá ở Thái Nguyên, tác giả đề tài chủ yếu dựa vào mấy tiêu chí sau:
a. Dựa vào tài liệu địa tầng văn hóa b. Dựa vào tài liệu cổ sinh
c. Dựa vào tài liệu niên đại tuyệt đối và tƣơng đối của các di tích
d. Dựa vào chính những đặc trƣng của bộ sƣu tập hiện vật, chủ yếu là đồ đá. Đáng chú ý là, không phải toàn bộ những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên có đầy đủ cả bốn tiêu chí trên, bởi có những di tích thiếu tài liệu địa tầng hoặc thiếu tài liệu cổ sinh đi kèm. Do vậy, đối với những di tích này, tác giả đề tài dựa chủ yếu vào những đặc trƣng của bộ di vật hoặc những niên đại tƣơng đối mà các tác giả trƣớc đây đã xác định. Bƣớc đầu, có thể chia các di tích đồ đá ở Thái Nguyên theo hai thời kì là hậu kỳ Đá cũ và thời kỳ Đá mới. Trong đó, thời kỳ Đá mới có thể chia làm hai giai đoạn là sơ kỳ Đá mới và hậu kỳ Đá mới. Nhƣ vậy, chúng ta có ba giai đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn 1: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ: với hai kỹ nghệ là kỹ nghệ công cụ mảnh gồm Ngƣờm I, II, Miệng Hổ và kỹ nghệ cuội ghè (hạch cuội) gồm các di tích Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nà Khù và di tích thềm sông cổ Thần Sa.
Đặc trƣng cơ bản của giai đoạn này lấy địa điểm Ngƣờm làm tiêu biểu. Tầng văn hóa đƣợc hình thành vào giai đoạn cuối hậu kỳ Cánh Tân, xƣơng cốt động vật hoặc bán hóa thạch hoặc chớm hóa thạch, trong quần động vật có chứa loài đã tuyệt diệt nhƣ loài
pogo sp. Về các bộ sƣu tập hiện vật đá mang đặc trƣng loại hình và kỹ thuật chế tác thời đá cũ. Trong đó kỹ nghệ mảnh tƣớc kiểu Ngƣờm tìm thấy ở hai địa điểm: Mái đá Ngƣờm và hang Miệng Hổ. Kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, từ 30.000 - 23.000 năm cách nay.
Việc xác định niên đại cho các di tích Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nà Khù và di tích thềm sông cổ Thần Sa hoàn toàn dựa vào những đặc trƣng của bộ di vật đá và những niên đại tƣơng đối mà các tác giả trƣớc đây đã xác định. Ở các sƣu tập trên, loại hình công cụ rất thô sơ, phần lớn là không định hình, vắng mặt những công cụ điển hình của văn hóa Hòa bình và văn hóa Bắc Sơn. Một số công cụ gần gũi với công cụ Sơn Vi nhƣ loại công cụ lƣỡi hẹp thân dài, hoặc công cụ rìa lƣỡi dọc. Kỹ thuật ghè đẽo thô sơ đóng vai trò chủ đạo, vắng mặt kỹ thuật mài. Kỹ nghệ công cụ cuội ghè hậu kỳ Đá cũ Thái Nguyên mang phong cách đồ đá lớn, không thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc kiểu Ngƣờm. Qua khảo sát địa tầng văn hóa Ngƣờm, cho thấy có thể kỹ nghệ cuội ghè hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên ra đời muộn hơn so với kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm.
- Giai đoạn 2: Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới: Có 20 địa điểm (trừ địa điểm Ngƣờm III), gồm các hang động sau:
Hang Ốc, hang Con Hổ, hang Thần, hang Thủng, Kim Sơn, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, hang Phƣợng Hoàng, hang Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, hang Rắn.
Đặc trƣng cơ bản của giai đoạn này lấy địa điểm hang Ốc làm tiêu biẻu. Tầng văn hóa đƣợc hình thành vào thời kỳ Toàn Tân, các di tích động vật thuộc các giống loài hiện đại. Về các bộ sƣu tập hiện vật đá, trên cơ sở kế thừa những loại hình di vật có từ thời đá cũ, bƣớc sang thời kỳ đá mới đã xuất hiện thêm nhiều loại hình mới với sự phổ biến của kỹ thuật bổ cuội và đặc biệt là kỹ thuật mài đã đƣa đến cho các bộ sƣu tập đá mới Thái Nguyên thêm sắc thái mới. Đó là những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi (rìu Bắc Sơn), là dấu “Bắc Sơn”. Ngoài nhóm công cụ cuội nguyên, nhóm công cụ ghè đẽo, nhóm công cụ mảnh đã xuất hiện thêm nhóm công cụ mài phổ biến với những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi kiểu “Bắc Sơn” và dấu “Bắc Sơn”. Tại các di chỉ hang Ốc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Con Hổ, Nghinh Tắc, Hang Ky, Hang Thủng chứa đựng nhiều công cụ cuội ghè mang đặc trƣng công cụ Hòa Bình - Bắc Sơn nhƣ công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu dục,công cụ rìu ngắn và đặc biệt là loại rìu mài hạn chế phần lƣỡi và dấu “Bắc Sơn”. Tại các di chỉ hang Thần, Kim Sơn, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, Hang Cá, Hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng, Hang Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, Hang Rắn mặc dù chƣa tìm thấy rìu mài lƣỡi và dấu “Bắc Sơn”, nhƣng bộ sƣu tập hiện vật đá của
chúng hàm chứa những loại hình công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu dục, công cụ rìu ngắn gần gũi với các sƣu tập sơ kỳ Đá mới nói trên.
Căn cứ vào các niên đại C14 của các hang Kim Sơn, hang Thần, hang Thủng giai đoạn sơ kỳ Đá mới Thái Nguyên có niên đại khoảng từ 11.000 năm đến 6.000 năm cách nay.
- Giai đoạn 3: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới: Có 3 địa điểm, gồm hang Ông Trúc, Suam Sơn, Liên Minh. Ngoài ra, ở lớp mặt các địa điểm hang động nhƣ Mái đá Ngƣờm, Nghinh Tắc, Nà Khù, Nà Cà, Nà Vật cũng tìm thấy di vật thuộc hậu kỳ Đá mới nhƣ rìu mài nhẵn và những mảnh gốm thô.
Đặc trƣng cơ bản của giai đoạn này lấy địa điểm hang Suam Sơn và hang Ông Trúc làm tiêu biẻu. Tầng văn hóa thƣờng mỏng, hiện vật nghèo nàn. Đáng chú ý là trong sƣu tập có rìu tứ giác mài nhẵn và đồ gốm.
Qua so sánh với các sƣu tập văn hóa hậu kỳ đá mới khác nhƣ văn hóa Hà Giang, văn hóa Hạ Long, niên đại ƣớc đoán cho giai đoạn này ở Thái Nguyên vào khoảng 4.500 - 4.000 năm cách ngày nay.
Trong các nhóm di tích trên, một số địa điểm đã đƣợc khai quật hoặc đào thám sát nhƣ Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Khắc Kiệm, Na Cà đều đã đƣợc chúng tôi đào thám sát, nghiên cứu lại. Có những di tích mới khai quật hoặc đào thám sát nhƣ các di tích hang Ốc, hang Kim Sơn, hang Con Hổ, hang Thần, hang Thủng…. Trong số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên hiện biết, có 7 di tích thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, 20 di tích thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới và 3 di tích thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới. Ngoài ra, có 5 di tích ở các thời đại sớm hơn nhƣng trên bề mặt có chứa di vật thuộc hậu kỳ Đá mới (Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Các di tích thuộc các giai đoạn thời đại đồ Đá Thái Nguyên
TT
Hậu kỳ Đá cũ Sơ kỳ Đá mới Hậu kỳ Đá mới
Truyền thống kỹ nghệ công cụ mảnh Truyền thống công cụ hạch cuội (cuội ghè) Truyền thống kỹ nghệ Hòa Bình - Bắc Sơn
Danh sách c ác di tíc h Ngƣờm I, II. Miệng Hổ Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu, Di tích thềm sông Thần Sa Ngƣờm III, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, Kim Sơn, hang Ốc, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng, Hang Con Hổ, hang Chùa, hang Thần, hang Thủng, hang Khe Sui, hang Sa Vạ
Hang Ông Trúc, Hang Suam Sơn, Liên Minh
Ngoài ra, ở lớp mặt các địa điểm nhƣ Mái đá Ngƣờm, Nghinh Tắc, Nà Khù, Nà Cà, Nà Vật cũng tìm thấy di vật thuộc hậu kỳ Đá mới nhƣ rìu mài nhẵn và gốm.
Tiểu kết chương 3
Chƣơng này phân tích một số đặc trƣng cơ bản về di tích và di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển của thời đại đồ Đá Thái Nguyên.
- Về di tích, nêu lên một số đặc điểm phân bố di tích, đặc điểm nơi cƣ trú, kết cấu tầng văn hóa, di tích bếp, mộ táng và di cốt ngƣời, thành phần động vật, thực vật. Qua đó cho thấy, các cƣ dân cổ Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động. Nơi cƣ trú gần sông suối. Nhìn chung tầng văn hóa không dầy lắm, các di tích bếp khá ít. Có 3 địa điểm có di tích mộ táng, việc phân tích mặt nhân học cho thấy chủ nhân ngôi mộ là những chủng tộc thƣờng thấy trong văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.
Về di vật, đề tài cũng tập trung phân tích trên các khía cạnh: Kỹ thuật chế tác công cụ và loại hình công cụ ở cả 2 truyền thống kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và kỹ nghệ cuội nghè Thắm Choong - Nà Ngùn.
Đề tài cũng chỉ ra những đặc trƣng văn hóa Bắc Sơn trong các sƣu tập đồ đá ở các di tích sơ kỳ Đá mới.
- Hiện nay, trong tổng số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên đã có 5 di tích với 13 mẫu đã đƣợc xác định niên đại C14. Đó là Mái đá Ngƣờm (4 mẫu), hang Ốc (6 mẫu), hang Kim Sơn, hang Thủng và hang Thần 1 mỗi di chỉ 1 mẫu.
Căn cứ vào tài liệu địa tầng văn hóa, tài liệu cổ sinh, tài liệu niên đại tuyệt đối và tƣơng đối của các di tích và vào chính những đặc trƣng của bộ sƣu tập hiện vật, chủ yếu là đồ đá, chúng tôi cho rằng, có thể chia các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên thành ba nhóm di tích tƣơng đƣơng ba giai đoạn khác nhau:
Nhóm 1: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ với hai kỹ nghệ là kỹ nghệ công cụ mảnh Ngƣờm và kỹ nghệ cuội ghè kiểu Thắm Choong - Nà Ngùn.
Nhóm 2: Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới: Nhóm 3: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới.
Mỗi nhóm di tích trên đều có những đặc trƣng cơ bản riêng dựa trên các cứ liệu khảo cổ học đã phân tích trong đề tài.
Khi nghiên cứu khuynh hƣớng phát triển văn hóa của các di tích thời đại Đá Thái Nguyên, theo chúng tôi, sự tiến triển của kỹ nghệ Ngƣờm là quá trình hòa nhập với kỹ nghệ công cụ hạch cuội truyền thống trong khu vực. Đây không phải là dòng chảy đơn tuyến, mà là phức hợp những tác động, những ảnh hƣởng qua lại chằng chéo, bổ sung lẫn nhau giữa truyền thống công cụ mảnh Ngƣờm và truyền thống công cụ cuội ghè góp phần hình thành nên văn hóa Bắc Sơn ở sơn khối đá vôi Võ Nhai - Bắc Sơn.
CHƢƠNG 4
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG CỦA CƢ DÂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN
Trong chƣơng này, tác giả đề tài muốn tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên trong bối cảnh không gian văn hóa tiền sử rộng lớn hơn.Đồng thời, tác giả đề tài cũng cố gắng phác thảo, phục dựng một số nét cơ bản về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên.