Với văn hoá Hà Giang

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 142 - 143)

Năm 1989, sau một thời gian dài khám phá, giới khảo cổ học nƣớc nhà nhận diện một văn hoá mới trên vùng núi cực Bắc nƣớc ta. Đó là văn hoá Hà Giang [127]. Hầu hết các di tích thuộc văn hoá này phân bố dọc sông Chảy, sông Gâm mà trục trung tâm là Sông Lô. Phần lớn là những di chỉ thềm sông, rất ít di chỉ hang động. Đặc trƣng tổ hợp di vật văn hoá Hà Giang thể hiện qua đồ đá và đồ gốm. Về đồ đá, những chiếc rìu, bôn có vai có nấc chạy ngang vai, khác hẳn với bôn có vai có nấc trong văn hoá Hạ Long, lại đi kèm với sự phong phú của tổ hợp rìu - cuốc - bôn, trong đó loại

hình rìu, bôn có vai đóng vai trò nổi trội là nét đặc trƣng của đồ đá Hà Giang. Đó là chƣa kể đến những yếu tố riêng của văn hoá này đã đƣợc bộc lộ qua các loại hình: bàn đập vỏ cây, mũi giáo đá hình lá v.v... Đồ gốm văn hoá Hà Giang thuộc loại thô dầy, pha cát, bên ngoài đƣợc phủ lớp áo mỏng thổ hoàng, một số ít gốm có trang trí hoa văn in chấm dải giữa hai đƣờng khắc vạch mang phong cách gốm Phùng Nguyên [127].

Mối quan hệ giữa văn hoá Thái Nguyên với văn hoá Hà Giang đƣợc thể hiện qua các phát hiện lẻ tẻ ở các huyện Đại Từ và Phú Bình.

Ngay sau khi văn hoá Hà Giang đƣợc xác lập, các nhà khảo cổ nhận thấy rằng những đặc trƣng nổi bật của những chiếc rìu bôn có vai ở xã Bản Ngoại (huyện Đại Từ) hoàn toàn giống với rìu, bôn có vai đặc trƣng văn hoá Hà Giang. Theo nhà nghiên cứu Bùi Vinh thì những chiếc rìu bôn này đều có đặc điểm chuôi thấp, vai ngang tạo thành góc vai vuông với chuôi. Nấc nổi lên thành một đƣờng gờ thẳng chạy từ vai này sang vai kia. Nhƣ chúng ta đều biết, bôn có vai có nấc với những đặc điểm kể trên đƣợc coi nhƣ một loại hình đặc biệt điển hình cho Văn hóa Hà Giang. Những chiếc bôn nhƣ trên cũng tìm thấy ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai [160]. Chúng ta có thể bổ sung thêm vào khảo cổ học tiền sử Thái Nguyên những rìu có vai có nấc kiểu Hà Giang phát hiện mới đây ở xã Kha Sơn, huyện Phú Bình [130].

Từ những tƣ liệu trên, điều hiển nhiên có thể nhận thấy Thái Nguyên cũng đƣợc xem nhƣ địa bàn phân bố của văn hoá Hà Giang [163]. Bƣớc đầu có thể xác nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa cƣ dân văn hoá Thái Nguyên với cƣ dân văn hoá Hà Giang.

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)