Với văn hoá xẻng đá ở Nam Trung Quốc

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 145 - 146)

Ngoài những mối quan hệ với các cƣ dân các vùng liền kề, chúng ta còn có những bằng chứng về sự giao lƣu của cƣ dân Thái Nguyên cổ với cƣ dân cổ ở vùng Nam Trung Quốc. Đó là sự hiện diện của những chiếc xẻng đá ở Thái Nguyên.

Xẻng đá là một loại di vật khá đặc biệt thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí ở vùng núi phía bắc nƣớc ta, đặc biệt ở các tỉnh có đƣờng biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cho đến nay, tại Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 3 chiếc xẻng đá lớn [132].

Hiện tại, tài liệu khảo cổ học Việt Nam đã ghi nhận đƣợc 50 trƣờng hợp tìm thấy loại di vật xẻng đá tìm thấy ở 9 tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực duyên hải đông Bắc Việt Nam (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dƣơng).

Điều đáng ghi nhận là địa bàn phát hiện những chiếc xẻng đá này nằm trong khu vực phân bố của văn hoá Hạ Long, văn hoá Mai Pha, văn hoá Hà Giang và cũng là địa bàn sinh tồn chủ yếu của các nhóm cƣ dân Tày - Nùng cổ.

Kết quả nghiên cứu di vật cho thấy, những chiếc xẻng đá lớn ở Việt Nam về kiểu dáng, chất liệu đá, kích thƣớc và kỹ thuật chế tác hoàn toàn giống với những xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Ở vùng phía nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào giai đoạn hậu kỳ Đá mới, hình thành một khu vực phân bố hàng loạt di tích khảo cổ mà đặc trƣng văn hoá nổi bật là những chiếc xẻng đá lớn. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc định danh cho chúng là những di chỉ xẻng đá lớn hoặc “ Văn hoá xẻng đá lớn”.

Căn cứ vào một số niên đại C14 và các tài liệu liên quan, các nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng, niên đại của những di chỉ xẻng đá khu vực nam Trung Quốc chủ yếu thuộc di tồn văn hoá hậu kỳ Đá mới có niên đại khoảng 5.000 năm cách nay và tồn tại dai dẳng sang đến giai đoạn Tây Hán muộn (thế kỷ 2 sau Công nguyên).

Do những chiếc xẻng đá lớn tìm thấy ở Việt Nam rất giống với những xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc, cho nên một trong những vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc xẻng đá này.

Dựa vào các công trình nghiên cứu cho biết đến nay, trong các công xƣởng chế tác đá hậu kỳ Đá mới và sơ kỳ Kim khí ở Việt Nam chƣa tìm thấy những phác vật hoặc chế phẩm có kiểu dáng nhƣ vậy. Do vậy, chúng tôi cho rằng, những chiếc xẻng đá tìm thấy ở Thái Nguyên là sản phẩm của sự giao lƣu trao đổi giữa các nhóm cƣ dân hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí Thái Nguyên với với các cộng đồng cƣ dân cổ vùng Nam Quảng Tây.

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)