Vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 146)

Việc dựng lại bức tranh về cuộc sống của con ngƣời thời đại nguyên thủy là một việc làm vô cùng khó khăn và phức tạp. Một phần do hạn chế về tình hình tƣ liệu, phần khác do tình hình phát hiện và nghiên cứu đời sống của cƣ dân thời nguyên thủy trên đất nƣớc ta cũng chƣa làm đƣợc bao nhiêu, cho nên việc tái hiện đời sống vật chất và tinh thần, những hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của ngƣời nguyên thuỷ trên đất Thái Nguyên lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Tuy vậy, dựa vào những tƣ liệu khảo cổ học hiện có, tác giả đề tài cố gắng phác thảo một số nét cơ bản nhất về đời sống của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên.

4.2.1. Môi trường sinh thái

Dựa vào những tài liệu địa tầng và cổ sinh từ các di tích đồ đá, chúng tôi cố gắng phác thảo diện mạo môi trƣờng sinh thái của cƣ dân tiền sử Thái Nguyên từ thời đại Đá cũ sang thời đại Đá mới.

Ở vào giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, tƣơng đƣơng với cuối thời kỳ Cánh Tân (Late Pleistocene), các kết quả nghiên cứu cổ khí hậu từ địa tầng Mái đá Ngƣờm cho chúng ta biết phần nào diện mạo sinh thái mà các cƣ dân Mái đá Ngƣờm, Miệng Hổ, Thẩm Choong, Nà Khù.., sinh sống. Tác giả Hà Văn Tấn dựa vào kết quả nghiên cứu lớp dăm đá vôi, thành phần động vật, bào tử phấn hóa, ông cho rằng cƣ dân Ngƣờm cổ sống trong thời kỳ khô lạnh, mà dấu vết đợt khô lạnh từ 30.000 - 23.000 năm trƣớc đã thấy ở nhiều nƣớc Đông Nam Á [122]. Tài liệu cổ sinh ở Ngƣờm nhìn chung đã hóa thạch hoặc ở tình trạng bán hóa thạch, chúng gồm những loài tiêu biểu nhƣ: Lợn rừng (Sus scrofa), hƣơu nai (Rusa Sp), Khỉ (Macaca sp), Gấu (Ursus sp), Lửng lợn (Arctonyx collaris), nhím (Hystrix sp)… và đặc biệt là Đƣời ƣơi (Pongo) - một trong ba đại diện (Pongo - Ailuropoda - Stegodon) tiêu biểu cho quần động vật cuối Pleistocene ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Sự có mặt phổ biến của đƣời ƣơi,

chứng tỏ xung quanh khu vực thung lũng Thần Sa thời đó là những cánh rừng rậm rạp với các loài cây thân gỗ lớn.

Bƣớc sang thời đại Đá mới, về cơ bản cƣ dân Thái Nguyên sống trong môi trƣờng sinh thái giai đoạn Toàn Tân (Holocene). Căn cứ vào các tài liệu địa tầng, vào tài liệu cổ sinh ở các địa điểm Ngƣờm (tầng văn hóa III ở Ngƣờm), Kim Sơn, Hang Ốc, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm v.v.., cho thấy điều kiện khí hậu trong giai đoạn Đá mới đã có những biến đổi rõ rệt theo chiều hƣớng ấm và ẩm ƣớt hơn, biểu hiện qua sự gia tăng của các loài nhuyễn thể mà chủ yếu là các loài ốc núi và ốc suối, vốn là những loài động vật chỉ thị cho chế độ khí hậu nóng ẩm. Các loài động vật khác cũng biểu hiện sự gần gũi với quần động vật hiện đại và không còn sự hiện diện của loài Pongo nhƣ trong giai đoạn trƣớc đó ở tầng văn hóa I ở Ngƣờm.

4.2.2. Hoạt động kinh tế

Cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động và mái đá. Những địa bàn hoạt động tìm kiếm thức ăn của họ chính là các thung lũng, những vạt rừng, các dòng sông suối không xa nơi ở.

Hệ sinh thái tự nhiên ở Thái Nguyên có nhiều điều kiện tốt để các loài động vật và thực vật phát triển. Đó cũng là môi trƣờng rất tốt để con ngƣời - dù còn ở trình độ nguyên thuỷ, vẫn sinh sôi phát triển. Ngƣời nguyên thuỷ ở Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Thắm Choong, hang Nà Ngùn, hang Kim Sơn, hang Ốc v.v..., sống thành từng bầy mà chúng ta thƣờng gọi là bầy ngƣời nguyên thuỷ. Họ sống lang thang nay đây mai đó, dựa vào các nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên. Cuộc đời của họ gắn chặt với cuộc sống của rừng núi.

Trên nền tảng của môi trƣờng thung lũng sông, lại liền kề với một vùng rừng núi rộng lớn, con ngƣời thời đại Đá ở Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc triển khai một số hoạt động kinh tế với mục đích là tìm kiếm thức ăn. Phƣơng thức hoạt động cơ bản là săn bắt và hái lƣợm.

Trong điều kiện công cụ lao động, phƣơng thức kiếm sống còn thô sơ, chính việc săn bắt những con mãnh thú hung dữ đòi hỏi con ngƣời phải tổ chức săn bắt tập thể, phải mƣu trí dũng cảm. Họ biết tổ chức mai phục, khéo léo lợi dụng nhƣợc điểm của từng loài thú, khéo léo lợi dụng địa hình săn bắt (những khúc sông, suối nơi đàn thú hay uống nƣớc, những vực sâu…). Trong một số di tích Đá cũ nhƣ Mái đá Ngƣờm,

Miệng Hổ và một số di tích Đá mới nhƣ hang Ốc, hang Con Hổ, hang Bộc Cuối đã tìm đƣợc nhiều xƣơng cốt của nhiều loài thú rừng, phản ánh đối tƣợng săn bắt của con ngƣời thời đại Đá nói chung ở đây. Trong số đó nhiều nhất là các loại thú nhỏ nhƣ khỉ, dúi, nhím, chuột, gà. Họ còn săn bắt cả những con thú lớn nhƣ hƣơu, nai, lợn rừng, thậm chí cả những con thú có thân hình đồ sộ nhƣ voi mà hoá thạch của chúng tìm thấy trong thung lung Thần Sa là những minh chứng xác thực.

Bên cạnh hoạt động săn bắt thì hái lƣợm là một hoạt động tìm kiếm thức ăn thƣờng xuyên của cƣ dân nguyên thủy Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho biết vùng sơn khối đá vôi ở khu vực dọc các sông Thần Sa, sông Rong, sông Nghinh Tƣờng vào giai đoạn cuối Cánh tân - đầu Toàn Tân cho thấy, đã tồn tại hệ thực vật ƣa nƣớc, đặc trƣng cho các loài cây của rừng nhiệt đới ẩm, có cấu trúc nhiều tầng [155]. Ở Thái Nguyên không có nhiều đầm hồ lớn do quá trình đổi dòng của những con sông để lại, mà thay vào đó là một hệ thống sông ngòi khá dày đặc với nguồn nƣớc phong phú, dồi dào; một vùng rừng núi rộng lớn, trên đó nguồn động thực vật khá đa dạng là nguồn thức ăn dồi dào cho con ngƣời. Nhiều loại cây, củ, quả, hạt có thể sử dụng làm thức ăn, ngoài ra những nguồn thực phẩm từ mật ong, măng tre nứa cũng rất dồi dào.

Do đặc thù cảnh quan môi trƣờng nơi đây có nhiều sông suối nên hoạt động thu lƣợm nhuyễn thể khá phổ biến. Nhìn chung tầng văn hóa trong các di tích Ngƣờm, Nà Khù, Kim Sơn, Hang Ốc v.v.. ken đặc vỏ ốc, đặc biệt là ốc suối (loài Melania), số ít là loại ốc núi (loài Cyclophorus).

Dựa theo tài liệu khảo cổ thu đƣợc từ các di tích Ngƣờm, Nà Khù, Kim Sơn, Hang Ốc v.v.., cho thấy ở giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, hoạt động thu lƣợm nhuyễn thể của cƣ dân Thái Nguyên chƣa phát triển mạnh. Bƣớc sang giai đoạn Đá mới, hoạt động thu lƣợm các loài thủy sinh trong đó có ốc, trai, hến phát triển mạnh. Hoạt động kinh tế này có lẽ liên quan tới sự biến đổi điều kiện khí hậu ở vào giai đoạn đầu thế Toàn Tân theo chiều hƣớng ấm hơn, nhiều mƣa hơn. Các dòng sông, dòng suối phát triển mạnh, tạo thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sinh cá, tôm, cua, ốc. Trong các di chỉ Kim Sơn, Hang Ốc, hang Con Hổ, hang Khắc Kiệm v.v.., ngoài những di tích vỏ ốc suối, còn tìm thấy nhiều vỏ trai, vỏ hến, trùng trục, càng cua, xƣơng cá v.v…

Đến nay, chƣa có bằng chứng đích thực của hoạt động chăn nuôi và trồng trọt trong thời đại Đá ở Thái Nguyên. Trƣớc đây đã có giả thiết cho rằng nông nghiệp đã

nảy sinh trong văn hóa Bắc Sơn, nhƣng còn ở trạng thái manh nha là dựa vào sự có mặt của bàn nghiền, chày nghiền, đồ gốm và đặc biệt là sự xuất hiện sớm và phổ biến của chiếc rìu mài lƣỡi. Giả thiết đó đƣợc xây dựng trên những dữ kiện rộng lớn hơn qua phân tích cảnh quan môi trƣờng, tổ hợp công cụ, đồ gốm và đặc biệt là mối liên hệ giữa Bắc Sơn với các di tích văn hóa Hòa Bình có vết tích cây trồng ở Đài Loan và Thái Lan [121].

Một số nhà nghiên cứu, trong đó có tác giả Hà Hữu Nga đã từng nhấn mạnh sự có mặt của loại hình cuốc, mà trƣớc đây thƣờng đƣợc xếp vào nhóm rìu mài lƣỡi, đã thực sự có mặt trong văn hóa Bắc Sơn. So với rìu mài lƣỡi chúng chiếm từ 7 – 30%. Cuốc xuất hiện từ văn hóa Hòa Bình và phổ biến trong văn hóa Bắc Sơn với sự ổn định về hình dáng và kỹ thuật chế tác, có chức năng đào xới đất. Tác giả Hà Hữu Nga còn cho rằng, sự có mặt của rìu và cuốc trong văn hóa Bắc Sơn đã xác nhận định hƣớng kinh tế trồng trọt đa canh trong các khu vực thung lũng. Trong giai đoạn này, hệ thống đất trồng vƣờn - nƣơng - ruộng đã hình thành với sản phẩm là quả, củ, hạt, trong đó khoai sọ và cây cho củ có lẽ đƣợc ngƣời Bắc Sơn định hƣớng thành cây lƣơng thực chính [103, tr.121]. Tác giả của đề tài hoàn toàn đồng ý với các quan điểm trên và cho rằng nó thích ứng với tài liệu khảo cổ học Thái Nguyên.

Từ những dẫn liệu và phân tích trên, chúng tôi cho rằng săn bắt, hái lƣợm là những hoạt động kinh tế chủ yếu của ngƣời thời đại Đá Thái Nguyên. Nhƣng bắt đầu từ giai đoạn sơ kỳ Đá mới, trong hoạt động kinh tế của những cƣ dân Bắc Sơn trên đất Thái Nguyên có thể đã xuất hiện hoạt động chăn nuôi và trồng trọt sơ khai gắn liền với một số tiến bộ kỹ thuật nhất định, trong đó có sự phổ biến của kỹ thuật mài và chế tác rìu mài lƣỡi.

4.2.3. Vài nét về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần

Nghiên cứu về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của cƣ dân thời đại Đá Việt Nam với tƣ liệu còn hạn chế là một việc làm hết sức khó khăn. Nghiên cứu nó trên một địa bàn hẹp lại còn có nhiều khó khăn hơn. Để phác thảo đôi nét về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên, tác giả đề tài căn cứ vào những cứ liệu vật chất đã thu nhập đƣợc, vừa phải dựa vào thành tựu nghiên cứu của giới khảo cổ học đã nghiên cứu về giai đoạn này, từ một bình diện rộng hơn.

Tổ chức xã hội của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên dựa trên nền tảng kinh tế săn bắt, hái lƣợm là chính và sang thời đại Đá mới bƣớc đầu đã biết tới nền kinh tế sản xuất sơ khai. Cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động, trong mỗi hang có thể có nhiều bếp lửa kích thƣớc nhỏ. Đặc điểm đó chỉ ra rằng mỗi hang động là một đơn vị cƣ trú của một cộng đồng nhỏ. Sự tƣơng đồng về tổ hợp di vật, đặc biệt là truyền thống khai thác nhuyễn thể đã gợi ý rằng, các cộng đồng nhỏ của từng hang có mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ cộng đồng lớn của cƣ dân đƣơng thời.

Khi nghiên cứu về đời sống của con ngƣời thời đại Đá Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ở thời đại này vai trò của tập thể và cá nhân đều có vị trí rất quan trọng. Trong điều kiện trình độ xã hội còn thấp, lại luôn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của tự nhiên con ngƣời trƣớc hết phải dựa vào sức mạnh của tập thể. Tổ chức lao động tập thể trong trong lao động kiếm sống hằng ngày đƣợc xem là phƣơng thức lao động cơ bản của ngƣời thời đại Đá.

Những công trình nghiên cứu khoa học cho biết đã có sự phân công lao động tự nhiên theo giới tính và theo lứa tuổi trong cƣ dân thời tiền sử: Nam giới đảm trách các cuộc săn bắt, ngƣời già yếu, phụ nữ và trẻ em đảm đƣơng việc kiếm ăn bằng hái lƣợm củ, quả cây hoặc mò cua, ốc, bắt cá… Rõ ràng là đối với nam giới, công việc săn bắt của họ đòi hỏi cƣờng độ lao động rất nặng nề về thể lực, cơ bắp nhƣng thành quả lao động của họ lại thấp và bấp bênh bởi săn bắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là công cụ săn bắt. Trong điều kiện kỹ thuật còn thô sơ, tuy thú rừng nhiều nhƣng phải huy động rất nhiều thành viên trong cộng đồng nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó việc hái lƣợm các loài thảo mộc và đánh bắt các loài thuỷ sinh tƣơng đối nhẹ nhàng, dễ kiếm và hầu nhƣ luôn có sẵn trong tự nhiên, không đòi hỏi những công cụ phức tạp, không đòi hỏi phải đông nhân lực mà hiệu quả kinh tế cao hơn, chắc chắn hơn và ổn định hơn.

Sống ở miền rừng nhiệt đới đầy những hiểm hoạ, trắc trở, sinh mạng của con ngƣời thật mỏng manh. Nhƣng ƣu thế của ngƣời tiền sử là ở chỗ họ không xuất hiện riêng lẻ mà theo tập thể, đƣợc củng cố trong hoạt động lao động săn bắt, hái lƣợm. Trong cuộc vật lộn với thiên nhiên để mƣu sinh, tập đoàn ngƣời ngày càng đƣợc củng cố chặt chẽ. Họ sống chung với nhau trong những căn lều hay trong hang động, cùng lao động chung để tìm kiếm thức ăn. Trong cuộc sống sinh hoạt tập thể, dần dần trong

cộng đồng ngƣời tiền sử ở Thái Nguyên hình thành những tình cảm, trách nhiệm gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Sản phẩm thu đƣợc trong lao động chƣa phải đã nhiều và có dƣ thừa, chỉ có thể đạt mức tối thiểu cho duy trì cuộc sống. Việc phân phối sản phẩm mang tính chất bình quân, mọi thành viên trong cộng đồng đều đựơc hƣởng chung thành quả lao động đã đạt đƣợc.

Cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên đã có một khối lƣợng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh. Họ hiểu biết sâu sắc môi trƣờng tự nhiên. Điều đó không chỉ giúp cho họ có sự lựa chọn tốt nguyên liệu chế tác công cụ, chọn nơi cƣ trú thích hợp để định cƣ lâu dài mà còn có thể triển khai có hiệu quả hoạt động săn bắt, hái lƣợm cũng nhƣ trồng trọt. Nhƣ chúng ta đã biết, trong sơn khối đá vôi Thần Sa, Bắc Sơn có rất nhiều hang động và mái đá, song ngƣời thời đại Đá ở Thái Nguyên chỉ tụ cƣ ở một vài hang trong từng khu vực. Có hang tầng văn hóa dày, chứng tỏ sự định cƣ lâu dài, có hang tầng văn hóa mỏng, hiện vật nghèo nàn – đó chỉ là nơi cƣ trú phụ và ngắn ngày. Tình hình đó gợi ra cho ta thấy cƣ dân thời tiền sử Thái Nguyên đã có kinh nghiệm và tri thức khá sâu trong việc chọn lựa nơi ở sao cho thoáng mát vào mùa hè và ấm áp về mùa đông, vừa gần nguồn nguyên liệu lại vừa gần nguồn nƣớc và thuận lợi cho các hoạt động kiếm sống.

Cho đến nay những hiểu biết của chúng ta về văn hoá tinh thần, văn hóa phi vật thể của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cũng còn rất hạn chế. Dựa vào những tài liệu khảo cổ học hiện có thể suy đoán rằng, bƣớc sang thời đại Đá mới, cƣ dân tiền sử Thái Nguyên đã có ý thức tìm cách giải thích những hiện tƣợng bí ẩn của thiên nhiên. Chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở mái đá Ngƣờm (tầng III), hang Khắc Kiệm,hang Con Hổ đã có những khái niệm về thế giới bên kia, về cuộc sống và cái chết. Trong bối cảnh đó, những lễ nghi tín ngƣỡng sơ khai đã ra đời, thể hiện rõ trong việc chôn cất ngƣời chết. Những chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở Thái Nguyên không muốn xa rời những ngƣời thân của mình, vì vậy họ thƣờng chôn ngƣời chết trong nơi cƣ trú. Họ chôn theo ngƣời chết những công cụ. Có một hiện tƣợng lý thú là, thi hài ngƣời chết thƣờng đƣợc bôi thổ hoàng trƣớc khi đem chôn. Trong di chỉ hang Con Hổ các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hòn thổ hoàng hoặc chày nghiền còn mang dấu vết nghiền thổ hoàng. Thổ hoàng là một loại khoáng chất có mầu đỏ sẫm. Theo một số nhà nghiên cứu, ngƣời nguyên thuỷ thƣờng quan niệm mầu đỏ biểu hiện cho sự sống vĩnh hằng, cho sự may mắn. Họ

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 146)