Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 30 - 50)

Thái Nguyên là một trong số ít địa phƣơng có những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ vào loại sớm nhất khu vực miền núi nƣớc ta. Tuy vậy, do nhiều lý do khác nhau mà công cuộc nghiên cứu khảo cổ học Thái Nguyên không phải là quá trình liên tục mà có lúc bị gián đoạn khá dài.

Có thể chia quá trình nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên từ trƣớc tới nay thành 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1924 - 1971

Đầu những năm 20, một số nhà địa chất và khảo cổ học ngƣời Pháp đã có những cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học trong khu vực sơn khối đá vôi phía

bắc thuộc vùng Bắc Sơn, Lạng Sơn, vùng Võ Nhai, Thái Nguyên. Chính trong khoảng thời gian này, văn hoá Bắc Sơn đã đƣợc xác định. Năm 1925, H Mansuy và M. Colani đã công bố công trình Đóng góp vào việc nghiên cứu tiền sử Đông D- ương [172, 173] trong đó, có đề cập đến 4 di tích Bắc Sơn đƣợc phát hiện và nghiên cứu trên đất Thái Nguyên. Đó là các di tích: Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, Nà Cà, Ky đều thuộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Ngoài ra, trong thời gian này hai nhà khảo cổ H Mansuy và M. Colani còn nghiên cứu và công bố về hai địa điểm khác là Làng Trang và Suam - Sơn. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lƣu trữ các hiện vật của hai di tích trên có ghi tên địa danh thuộc về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Trong những năm 1967 - 1970, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng lịch sử Quốc gia) đã trở lại khảo sát các di tích này và phát hiện thêm một số di vật khảo cổ học. Kết quả khảo sát và nghiên cứu lại các di tích Bắc Sơn đƣợc trình bày khá đầy đủ trong công trình Những hiện vật tàng trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hóa Bắc Sơn do Bảo tàng Lịch sử xuất bản năm 1969 (166).

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 1924 - 1971, đƣợc xem nhƣ giai đoạn đặt nền móng cho công cuộc nghiên cứu văn hóa tiền sơ sử ở Thái Nguyên. Trong giai đoạn này, Thái Nguyên đã đóng góp vào lịch sử nghiên cứu khảo cổ học tiền sử Việt Nam 4 địa điểm văn hoá Bắc Sơn rất nổi tiếng. Điều này khẳng định vùng đất này nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Bắc Sơn. Những tƣ liệu này đã bƣớc đầu báo hiệu về khả năng tiềm tàng những dấu tích của ngƣời tiền sử trên đất Thái Nguyên.

b. Giai đoạn 1972 - 2000

Đầu năm 1972, để chuẩn bị cho việc nghiên cứu sâu hơn về văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn cũng nhƣ tìm hiểu mối quan hệ giữa 2 nền văn hoá này, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Trƣờng Đại học sƣ phạm Việt Bắc đã tiến hành điều tra một số hang vùng Thần Sa, Sảng Mộc, Thƣợng Nung và phát hiện hang Miệng Hổ, hang Nà Khù. Cuộc khai quật hang Miệng Hổ đã gây sự chú ý lớn trong giới khảo cổ bởi tính chất mới lạ của chúng so với văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn [18, 19, 20].

Năm 1973, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Ty Văn hoá Thái Nguyên (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên) tiếp tục nghiên cứu khu vực Thần Sa và những vùng phụ cận.

Liên tiếp trong 3 năm liền 1980, 1981, 1982, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Khảo cổ học, Ty Văn hoá Thái Nguyên, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội đã có nhiều đợt khảo sát, điều tra và khai quật khảo cổ tại khu vực Thần Sa. Một trong những thành tựu lớn của các đợt khai quật này là đã phát hiện hơn 10 di tích khảo cổ mới, trong đó nổi bật là di chỉ Mái đá Ngƣờm. Phần lớn kết quả của đợt nghiên cứu này đã đƣợc trình bày trong cuốn sách Thần Sa, những di tích của con người thời đại Đá do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia xuất bản năm 1981[167].

Một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến kỹ nghệ Ngƣờm cũng đã đƣợc công bố trên ấn phẩm chuyên ngành trong thời gian này. Trong đó đáng chú ý là những bài: “Lớp dăm đá vôi ở Ngườm với khí hậu cuối Pleistocene ở Đông Nam Á”, “Kỹ nghệ Ngườm trong một phối cảnh rộng hơn”, “Ngườm, Lang Longrien và Bạch Liên Động” của tác giả Hà Văn Tấn [122; 123; 124) “Mái đá Ngườm và các giai đoạn phát triển từ Sơn Vi đến Hoà Bình” của Hoàng Xuân Chinh [15],Nghiên cứu vết xử dụng trên công cụ mảnh tước Mái đá Ngườm (Bắc Thái)” của tác giả Nguyễn Khắc Sử [110], “Suy nghĩ về niên đại ở di chỉ Mái đá Ngườm (Bắc Thái)” của Đặng Hữu Lƣu [89], “Những di tích cổ sinh vùng Thần Sa (Bắc Thái)” của Lê Văn Thuế [145], “Diễn biến thành phần vỏ ốc ở Mái đá Ngườm (Bắc Thái)” của Vũ Thế Long [87], “Khảo sát và thực nghiệm kỹ thuật chế tác đá ở Ngườm” của các tác giả Đoàn Đức Thành và Trình Năng Chung [143], “Kỹ nghệ Ngườm và văn hoá Bắc Sơn”, Góp thêm vào việc nghiên cứu di chỉ Ngườm”của tác giả Trình Năng Chung [29;31], “Góp bàn về mối quan hệ kỹ nghệ Ngườm và văn hóa Sơn Vi” của tác giả Quang Văn Cậy và Trình Năng Chung [13]. Đặc biệt trong đề tài PTS “Kỹ nghệ Ngườm và vị trí của nó trong thời đại Đá Việt Nam”của nhà nghiên cứu Quang Văn Cậy [3] và trong tác phẩm “Khảo cổ học Việt Nam- tập I Việt Nam - Thời đại Đá Việt Nam” [127] do giáo sƣ Hà Văn Tấn chủ biên đã bƣớc đầu tổng kết các nghiên cứu về Ngƣờm.

Việc phát hiện ra Mái đá Ngƣờm, một di chỉ của con ngƣời thời đại Đá cũ có niên đại trên 23.000 năm cách ngày nay, với đặc trƣng nổi bật là kỹ nghệ mảnh tƣớc duy nhất tìm thấy ở Việt Nam đã đóng góp vào việc thay đổi nhận thức về văn hoá tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Đồng thời các tác giả trên cũng khẳng định mối liên hệ giữa kỹ nghệ Ngƣờm ở Việt Nam và các di tích khác ở Thái Lan và Nam Trung Quốc.

Trong giai đoạn này, một số phát hiện lẻ tẻ về những di vật rìu có vai, rìu bôn có vai ở huyện Đại từ và Võ Nhai đã đƣợc công bố [27, 160].

Chúng ta có thể nói rằng đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với lịch sử nghiên cứu khảo cổ học tại Thái Nguyên. Trong giai đoạn này đã có những phát hiện mới mang tính chất “bản lề” khẳng định vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ khảo cổ học Việt Nam. Việc phát hiện ra kỹ nghệ Ngƣờm đã đóng góp thêm vào nhận thức về văn hóa tiền sử Việt Nam trong khu vực. Đồng thời cũng đặt ra một loạt các vấn đề cần làm sáng tỏ nhƣ:

(1) Nguồn gốc của kỹ nghệ Ngƣờm, khuynh hƣớng phát triển ở giai đoạn tiếp nối. (2) Mối quan hệ nội tại giữa kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và kỹ nghệ cuội ghè ngay trên địa bàn Thái Nguyên và các vùng lân cận.

c.Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Sau ba mƣơi năm sau phát hiện và khai quật khảo cổ học ở khu vực Thần Sa, tháng 3 năm 2011, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên đã tiến hành đợt điều tra trên 2 huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ.

Trong đợt này, đoàn đã khảo sát hơn 20 địa điểm, trong đó phúc tra lại gần 10 địa điểm thuộc khu vực Thần Sa và phát hiện mới hơn 10 địa điểm khác ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ.

Tại huyện Võ Nhai, các địa điểm đƣợc phúc tra và phát hiện mới là: Mái đá Ngƣờm, Hạ Sơn II, Hạ Sơn I, hang Thắm Choong, hang Miệng Hổ, hang Nà Ngùn, hang Nà Khù, hang Đán Mèo (xã Thần Sa); hang Phƣợng Hoàng (xã Phú Thƣợng); hang Cá, hang Trâu, hang Nà Vật, hang Ốc (xã Bình Long). Trong số những hang mới phát hiện nổi bật là hang Ốc, xã Bình Long - một địa điểm có diện phân bố của di tích khá lớn và tầng văn hóa dày.

Tại huyện Đồng Hỷ, một số di tích mới đƣợc phát hiện và khảo sát sơ bộ gồm: Hang Chùa, hang Dơi (xã Văn Lăng); hang Rắn I, hang Rắn II (xã Tân Long). Tại các địa điểm này đã phát hiện một số di tích và di vật liên quan đến cƣ dân thời đại Đá [40].

Từ năm 2012 đến nay, tác giả đề tài đã tiến hành điều tra, thám sát khảo cổ học tại các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ, Yên Lạc, Động Đạt thuộc huyện Phú Lƣơng, xã Yên Lãng thuộc huyện Đại Từ, các xã Linh Sơn, Tân Long, Văn Lăng, Hóa Trung, Hòa Bình thuộc huyện Đồng Hỷ, thị trấn Chợ Chu và các xã Phƣợng

Tiến, Quy Kỳ thuộc huyện Định Hóa, các xã Cúc Đƣờng, Thần Sa, Vũ Chấn, Bình Long, Phƣơng Giao thuộc huyện Võ Nhai… Bên cạnh việc phúc tra các di tích cũ, chúng tôi đã phát hiện một số di tích mới, gồm các hang Kim Sơn, hang Ông Trúc, hang Con Hổ (Mái đá Con Hổ) thuộc huyện Võ Nhai; hang Sáng (hang Thắm), hang Yên, hang Thủng, Bộc Cuối thuộc huyện Phú Lƣơng, hang Thần thuộc huyện Đồng Hỷ…(Bảng 1). Dựa vào đặc trƣng công cụ, địa tầng hố thám sát, bƣớc đầu chúng tôi xác định một số di tích thuộc về văn hóa Bắc Sơn, một số di tích thuộc về thời kỳ hậu kỳ Đá mới và sơ kỳ Kim khí [131, 133, 135, 137, 138, 139, 141].

Tháng 3 năm 2015, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên khai quật địa điểm hang Ốc thuộc xã Bình Long huyện Võ Nhai. Kết quả cuộc khai quật đã đƣợc báo cáo bƣớc đầu [74].

Trong giai đoạn này, các kết quả của các đợt điều tra, thám sát đã bƣớc đầu đƣợc công bố. Một số địa điểm đã đƣợc xác định tuổi bằng niên đại tuyệt đối [40, 44, 74, 130, 131, 132, 133, 140]

Nhìn chung, giai đoạn này việc nghiên cứu khảo cổ học ở Thái Nguyên đã đạt đƣợc một số thành tựu mới. Việc phát hiện và nghiên cứu mới rất nhiều các di tích thuộc thời đại Đá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra một số vấn đề cần giải quyết nhƣ sau:

(1) Hệ thống hóa và bƣớc đầu làm rõ các đặc trƣng của các di tích Đá mới sơ kỳ và Đá mới hậu kỳ trên đất Thái Nguyên.

(2) Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa các di tích hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên với các di tích đá mới ở Thái Nguyên.

(3) Bƣớc đầu làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển văn hóa thời đại Đá ở Thái Nguyên.

Tiểu kết chương 1

Phần chƣơng 1 đã trình bày lịch sử kiến tạo địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thế giới động vật và thực vật. Từ những điều kiện tự nhiên nêu trên chúng ta có thể rút ra một kết luận cơ bản: Thái Nguyên có đầy đủ những điều kiện tự nhiên thuận lợi để ngƣời tiền sử tồn tại và phát triển. Nhiều di tích khảo cổ học thời đại Đá đƣợc phát hiện ở Thái Nguyên trong thời gian qua đã chứng minh điều đó.

Quá trình nghiên cứu khảo cổ học ở Thái Nguyên diễn ra từ khá sớm với vai trò của các nhà khảo cổ học ngƣời Pháp trong những năm 20 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, những thành tựu nghiên cứu quan trọng nhất đƣợc phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào nhƣng năm 1972 - 1985. Sau một thời gian tƣơng đối dài bị gián đoạn, từ năm 2011 đến nay, quá trình nghiên cứu đã đƣợc tiếp tục và thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng.

Vào những năm 20 của thế kỉ XX, các học giả ngƣời Pháp là H. Mansuy và M.Colani đã phát hiện và thu thập đƣợc một số di tích, di vật ở Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, Nà Cà, Ky trên đất Thái Nguyên. Đó là những bƣớc mở đầu cho công cuộc khám phá và nghiên cứu văn hóa tiền sử Thái Nguyên.

Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện đƣợc ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên những di tích khảo cổ học có niên đại từ hậu kỳ Đá cũ đến sơ kỳ thời đại đồ Đá mới nhƣ: Miệng Hổ, Ngƣờm, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2... Trong đó, đặc biệt với phát hiện di tích Ngƣờm đã cung cấp cho giới khảo cổ những nhận thức mới về con đƣờng phát triển kỹ nghệ Ngƣờm - kỹ nghệ mảnh tƣớc ở hậu kỳ Đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á. Những phát hiện này còn góp phần khẳng định bƣớc phát triển văn hoá của con ngƣời nguyên thuỷ trên mảnh đất Thái Nguyên nói riêng và nƣớc ta nói chung. Tuy nhiên, xung quanh kỹ nghệ Ngƣờm còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, đặc biệt về nguồn gốc và khuynh hƣớng phát triển của kỹ nghệ Ngƣờm. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hệ thống hóa các nguồn tƣ liệu và kết quả nghiên cứu về khảo cổ học Thái Nguyên nói chung.

Quá trình nghiên cứu từ 2001 đến nay, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các tƣ liệu đã đƣợc công bố, khảo sát, thám sát, khai quật các di tích mới chúng tôi đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Các kết quả mới này giúp tác giả làm rõ đƣợc các đặc trƣng cơ bản và các giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên.

Bảng 1: Thống kê các di tích thời đại đồ Đá đã được phát hiện ở Thái Nguyên

Số thứ tự

Địa điểm

Đơn vị, thời gian phát hiện, khai

quật, thám sát

Miêu tả di tích, di vật

Niên đại tuyệt đối, tƣơng

đối

Tài liệu công bố

1

Mái đá Ngƣờm,

thôn Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, 21047’40’’N, 105052’40’’E. Viện BLTS, Trƣờng ĐHVH Hà Nội, Ty Văn hóa thông tin Bắc Thái (1980,1981). BTLSVN, Trƣờng ĐHVH Hà Nội, Trƣờng ĐHTH Hà Nội, Viện Khảo cổ học, Viện ĐNÁ (1982).

Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên (2011).

Di tích Mái đá Ngƣờm có 3 tầng văn hóa. Tầng 1 từ 1,10m - 1,45m cấu tạo từ đất sét màu vàng nhạt và lớp mảnh đá vôi. Tầng 2 từ 0,6m - 1,10m cấu tạo từ đất sét vôi tơi xốp, màu xám nhạt, chứa xƣơng răng động vật chớm hóa thạch, trong đó có một hàm pongo khá nguyên vẹn và khá nhiều di vật đá. Tầng 3 dày trung bình là 0,6m cấu tạo bởi đất sét vôi tơi xốp, màu xám sẫm

Qua hai lần khai quật vào các năm 1981 và 1982 đã thu đƣợc 24.635 di vật đá gồm: 618 công cụ hạch cuội, 302 công cụ mảnh lớn, 10.146 công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ, 13.494 mảnh tƣớc, 75 hạch đá.

- Niên đại tuyệt đối tầng II là 23.000±200 năm BP và

23.100±100 BP. - Niên đại tuyệt đối tầng III là 19.040±40 năm BP và 18.600±200 năm BP [3],[40]

2 Hang Miệng Hổ, xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. 21047’50’’N 105052’31’’E. Viện Khảo cổ học, Viện BTLS Việt Nam, Trƣờng ĐHSP Việt Bắc, Trƣờng ĐHVH Hà Nội (1972,1973,1980). Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên (2011).

Cấu tạo tầng văn hóa về cơ bản có:

- Lớp mặt: Lớp này dày từ 10cm - 15cm, đất có màu nâu sẫm.

- Lớp tiếp theo là lớp đất màu vàng nhạt, hơi xám có lẫn ít vỏ ốc ở phía trên, độ dày 30cm - 35cm. - Sinh thổ là tầng đất có màu đỏ sẫm, cùng nhiều tảng đá vôi lớn.

Qua ba lần khai quật đã thu đƣợc 460 di vật đá gồm: 34 công cụ hạch cuội, 202 công cụ mảnh tƣớc, 224 công cụ mảnh cuội Hậu kỳ Đá cũ [18],[6], [40] 3 Hang Thắm Choong, xóm Hạ Sơn Dao, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. 21046’50’’ N. 105052’30’’E. Viện BTLS Việt Nam, Trƣờng ĐHVH Hà Nội, Ty Văn hóa thông tin Bắc Thái (1980,1981). Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên (2011).

Hang Thắm Choong có một tầng văn hóa thuần nhất, dày 0,7m. Đất trong tầng văn hóa có màu nâu sẫm, khá xốp.

Cuộc khai quật năm 1981 thu đƣợc 100 hiện vật: Công cụ chặt 24 chiếc, công cụ chặt khía 2 chiếc, công cụ cắt nạo từ mảnh tƣớc 13 chiếc, mảnh tƣớc và mảnh tách, đá nguyên liệu là 61.

Hậu kỳ Đá cũ [6], [40]

4 Hang Nà Ngùn, xóm Hạ Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. 210 48’15,8’’N, 105053’36,7”E. Viện BTLS, ĐHVH Hà Nội (1980,1982). Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên (2011).

Tầng văn hóa ở đây rất mỏng, khoảng 0,2m - 0,3m, đất có màu nâu sẫm, chứa nhiều đá dăm to

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 30 - 50)