Hang Kim Sơn

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 80 - 82)

Hang Kim Sơn có toạ độ 210 47’48,6’’ vĩ độ Bắc, 105053’42,4” kinh độ Đông, thuộc xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, cách Mái đá Ngƣờm khoảng 1km về đông. Hang Kim Sơn đƣợc Viện Khảo cổ kết hợp với Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên phát hiện năm 2013 (Ảnh 121 - 122).

Địa điểm này xuất lộ một cách ngẫu nhiên khi ngƣời dân mở đƣờng lớn cho ô tô chạy từ trung tâm xã, qua di chỉ Mái đá Ngƣờm đến những thôn xã bên trong về hƣớng

tây. Tầng văn hóa xuất lộ dày 1,3m chứa nhiều di vật khảo cổ cùng vỏ ốc, than tro. Đoàn khảo sát thu lƣợm đƣợc một sƣu tập đầu tiên gồm: 3 công cụ chặt rìa ngang, 2 công cụ rìa dọc, 1 bàn mài lõm, 15 mảnh tƣớc, 4 đá nguyên liệu, 62 mảnh gốm có văn khắc vạch, văn thừng mịn, văn sóng nƣớc.

Tháng 5 năm 2014, khi đoàn quay lại di chỉ hang để tiến hành đào thám sát, lòng hang đã bị phá sâu, diện tích cần khảo sát bị co hẹp lại nhiều.

Hố thám sát rộng 2m2 (1 x 2m) theo chiều dài đông - tây, cách vách cùng của hang khoảng 1,8m. Qua quan sát trên bề mặt cho thấy tầng văn hóa đã bị xâm hại, khiến cho hiện vật khảo cổ xuất lộ ngay trên bề mặt (Ảnh 123 - 130).

Địa tầng hố đào sâu 0,7m, độ dày của tầng văn còn lại dày 0,6m, chia làm 5 lớp đào. Dựa vào kết cấu của đất và màu sắc có thể chia địa tầng thành 2 phân vị địa tầng, từ trên xuống gồm:

- Tầng I (gồm lớp đào 1- 2) đất bở rời, màu xám nhạt chứa hiện vật khảo cổ và nhiều vỏ nhuyễn thể.

- Tầng II (gồm lớp 3- 5) đất kết cấu cứng hơn, mầu nâu sẫm chứa hiện vật khảo cổ và vỏ nhuyễn thể (Sơ đồ 14,17).

Di vật đá phát hiện trong hố thám sát khá phong phú, bao gồm các công cụ rìa lƣỡi ngang, lƣỡi dọc, rìa lƣỡi xiên, hình móng ngựa, hai rìa lƣỡi chủ yếu đƣợc chế tác từ những hòn cuội nguyên, tƣơng tự nhƣ những công cụ cuội ở lớp văn hóa trên cùng ở Ngƣờm (Bảng 2.4) (Ảnh 136 - 144).

Trong số di vật đá trên, chúng tôi muốn lƣu ý đến hạch đá phát hiện đƣợc ở lớp 1. Chiếc hạch đá vốn là tảng đá cuội đá tuf axit, đá thủy tinh núi lửa, có hình góc cạnh, có kích thƣớc lớn 17cm x 12cm x 11cm. Ở trên một rìa cạnh tồn tại ít nhất dấu vết của 7 - 8 mảnh tƣớc đƣợc tách ra. Đây là minh chứng, có một số lƣợng nhất định mảnh tƣớc ở Kim Sơn đƣợc tách từ hạch đá. Đây cũng là kỹ thuật ngƣời cổ ở Mái đá Ngƣờm hay sử dụng (Hình 30). Những công cụ mảnh tƣớc ở đây cũng đƣợc gia công trên rìa mép của mảnh tƣớc tự nhiên (Ảnh 135).

Bảng 2.4: Thống kê hiện vật hang Kim Sơn

TT Loại hình di tích, di vật L1 L 2 L 3 L 4 L 5

1 Công cụ rìa lƣỡi ngang 1 2 3 2 Công cụ rìa lƣỡi dọc 1 1 3 Công cụ rìa lƣỡi xiên 2 1 1 4 4 Công cụ hình móng ngựa 1 1 5 Công cụ hai rìa lƣỡi 3 3 6 Công cụ mảnh tƣớc 2 2 1 2 4 11

7 Hạch đá 1 1

8 Mảnh tƣớc 19 12 15 24 66 136 9 Đá có vết ghè 16 45 1 9 3 74 10 Cuội nguyên liệu 6 2 4 12 ∑ 51 61 22 36 76 246

Một số mảnh gốm thô văn thừng tìm thấy ở các lớp 1, 2, 3. Vỏ ốc suối tìm thấy ở tất cả các lớp, riêng lớp 5 tìm thấy cả vỏ ốc núi. Di cốt động vật có mặt ở các lớp 1, 2, 3, 4 nhƣng số lƣợng ít.

Một mẫu vỏ ốc ở lớp 4 ở Kim Sơn đƣợc niên đại C14 cho kết quả là 11.380 ± 275 BP (Mẫu 2014. KS.M2. HNK- 1047).

Qua so sánh với các di tích trong khu vực, đặc biệt là với Mái đá Ngƣờm, chúng tôi cho rằng, địa điểm Kim Sơn tƣơng đƣơng với lớp văn hóa trên cùng (lớp văn hóa III) ở Ngƣờm với những tính chất văn hóa tƣơng tự nhau. Chúng thể hiện sự bảo lƣu kỹ nghệ Ngƣờm trong giai đoạn chuyển tiếp từ đá cũ sang đá mới. Sự có mặt của các mảnh gốm thô, thân mỏng văn thừng, hoặc khắc vạch hình sóng nƣớc có lẽ là dấu tích của lớp cƣ dân thời kỳ muộn hơn cƣ trú tại đây, vào khoảng cuối hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí.

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 80 - 82)