Với văn hoá Hạ Long

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 143 - 145)

Văn hoá Hạ Long đƣợc phát hiện từ năm 1937 và đƣợc nghiên cứu khá kỹ lƣỡng. Văn hoá Hạ Long phân bố chủ yếu trên các cồn cát, các eo đất trên các đảo hoặc trong một số hang đá dọc duyên hải miền đông bắc.

Chủ nhân văn hoá Hạ Long với bộ công cụ lao động bằng đá chủ yếu là rìu, bôn có vai có nấc với đặc điểm gờ nấc ở ngay đƣờng cong do mặt phẳng mài vát của lƣỡi tạo nên. Nghề thủ công làm gốm rất phát triển, gốm xốp trở thành đặc trƣng của chất liệu gốm Hạ Long. Kỹ thuật tạo hoa văn gốm rất phát triển, đặc biệt kỹ thuật trang trí hoa văn đắp thêm, văn khắc vạch kết hợp trổ lỗ. Văn hoá Hạ Long có niên đại từ 4.500 - 3.500 năm cách ngày nay.

Trong phƣơng thức kiếm sống, khai thác biển là thế mạnh trong nền kinh tế hỗn hợp của cƣ dân Hạ Long, bên cạnh phƣơng thức săn bắt, hái lƣợm, thủ công chế tác đá và gốm, trao đổi và buôn bán. Cƣ dân văn hoá Hạ Long có quan hệ mở rộng tới các cƣ dân đƣơng thời ở Bắc Việt Nam và xa hơn tới khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc [39].

Cho đến nay, trong các văn hoá hậu kỳ Đá mới ở Việt Nam, chỉ có 2 văn hoá: văn hoá Hạ Long và văn hoá Hà Giang sở hữu (chế tạo) những chiếc rìu, bôn có vai, có nấc đặc trƣng.

Tuy nhiên nếu phân tích chi tiết về kỹ thuật sẽ nhận thấy có sự khác nhau ở hình dáng và vị trí tạo nấc trên rìu, bôn ở hai nơi. Mặc dù vậy, sự gắn kết giữa hai nền văn hoá này là điều có thể khẳng định đƣợc.

Trƣớc đây, khi khảo sát những chiếc rìu, bôn có vai trong văn hóa tiền sử Việt Nam, các nhà khảo cổ đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa hai khu vực miền núi phía Bắc và Hạ Long [127]. Có hiện tƣợng đáng chú ý là sự có mặt của những chiếc rìu, bôn Hạ Long có mặt trên đất Thái Nguyên. Giữa tháng 8 năm 2007, nguyên chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng có gửi cho Viện Khảo cổ học một hiện vật bằng đá. Đó là chiếc rìu có vai có nấc tìm thấy ở di chỉ Mái đá Ngƣờm nhân dịp ông đi thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên vào tháng 10 năm 2006.

Theo ông Trần Đức Lƣơng cho biết, chiếc rìu này do ông Đồng Văn Lan, một trong những dân công ngƣời địa phƣơng tham gia cuộc khai quật năm 1981 tại Mái đá Ngƣờm, nhặt đƣợc trong khi sàng đất đợt khai quật năm 1982. Theo ông Đồng Văn Lan cho biết, chiếc rìu có vai kép có nấc đƣợc tìm thấy lớp mặt có độ dày trung bình từ 0,20m - 0,25 m cùng với những mảnh gốm và 2 chiếc rìu tứ giác mài nhẵn toàn thân.

Chiếc rìu đƣợc làm từ đá cát kết màu vàng, rìu đƣợc mài nhẵn toàn thân. Nhìn nghiêng công cụ có rìa lƣỡi khá cân xứng so với trục công cụ. Tiết diện ngang chuôi hình oval, tiết diện ngang thân hình thấu kính lồi. Một bề mặt công cụ đƣợc mài nhẵn, phần lƣỡi vuốt cong. Mặt kia, nếu nhìn chính diện sẽ thấy một nấc đƣợc tạo nổi nên rõ rệt ở vị trí vai lớn của di vật. Để tạo đƣợc chế phẩm này, ngoài kỹ thuật mài chắc ngƣời xƣa cũng đã sử dụng kỹ thuật cƣa. Những đặc điểm ngoại hình và kỹ thuật chế tác cho thấy chế phẩm này mang đặc trƣng điển hình của rìu - bôn có vai có nấc thuộc văn hoá Hạ Long. Điều đáng nói là sự có mặt của nó trên địa bàn Thái Nguyên, cho

thấy mối quan khá rộng của văn hoá Hạ Long với các văn hoá cùng thời nằm sâu trong đất liền [36].

Từ những bằng chứng trên cho thấy, giữa cƣ dân hậu kỳ Đá mới Thái Nguyên và cƣ dân văn hoá Hạ Long có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ít nhất là có sự giao lƣu, trao đổi văn hoá vật chất.

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 143 - 145)