Di tích hang Thẩm Hấu đƣợc Viện khảo cổ phát hiện vào năm 1972 [18]. Hang Thẩm Hấu nằm trong dãy núi đá vôi thuộc bản nghinh Tắc, xã Sảng Mộc, có toạ độ 210 48’11’’ vĩ độ Bắc, 105051’36,7” kinh độ Đông, cách hang Nghinh Tắc chừng 150m và cao hơn mặt thung lũng khoảng 10m. Cửa hang quay về hƣớng tây bắc, rộng khoảng 4m. Lòng hang mở rộng dần, chỗ rộng nhất khoảng 9m. Vào sâu khoảng 11m lòng hang thu hẹp dần và ăn sâu vào trong, trần hang thấp có nhiều nhũ rủ, trên mặt hang có nhiều ốc suối và ốc núi (Sơ đồ 8,9).
Năm 1972, hang Thẩm Hấu đƣợc Viện khảo đã đào một hố thám sát với diện tích 4m2 ở phía bên trái gần cửa hang [18].
Tầng văn hóa ở đây mỏng nhƣng vẫn có thể quan sát cấu tạo các lớp đất nhƣ sau: - Lớp đất mặt: là lớp đất sét vôi cứng, dày 0,15m không chứa công cụ đá. - Lớp thứ hai: là lớp đất mủn có lẫn vỏ ốc, dày 0,40m chứa các di tồn văn hóa. - Lớp sinh thổ: là lớp đất sét mịn màu vàng lẫn đỏ không có vỏ ốc.
Sƣu tập hiện vật ở đây gồm 12 công cụ đá và 2 mảnh tƣớc (4 chiếc trong hố thám sát, 8 nhặt trên mặt hang), gồm những loại sau:
- Công cụ chặt: 7 chiếc, gồm công cụ chặt thô và công cụ vừa chặt vừa nạo.
- Công cụ ghè đập: 3 chiếc
- Công cụ nạo,cắt: 2 chiếc, là những mảnh tƣớc cuội mỏng có vết tu chỉnh thành lƣỡi sắc.
Công cụ đá ở đây chủ yếu là công cụ ghè đẽo dạng hạch cuội, công cụ mảnh tƣớc ít. Vắng mặt các loại công cụ điển hình của văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Một số công cụ chặt và nạo thô gần gũi với công cụ cùng loại ở Miệng Hổ và Nà Khù, nhƣng vắng mặt công cụ mảnh. Niên đại của di tích này có lẽ sớm hơn văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn điển hình và muộn hơn nhóm di tích Miệng Hổ - Nà Khù [18]. Khi so sánh Thẩm Hấu với sƣu tập công cụ ở lớp văn hóa đá II ở Mái đá Ngƣờm, chúng tôi thấy những điểm khá tƣơng đồng.