Hang Nghinh Tắc

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 92 - 93)

Địa điểm này thuộc địa phận Bản Tắc, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai. Năm 1924, M. Colani đã phát hiện và khai quật hang này, nhƣng tác giả chỉ đề cập đến một vài hiện vật mang tính chất nghệ thuật. Đó là mảnh đất sét cứng trên bề mặt có những vạch khắc song song.

Hang Nghinh Tắc cao khoảng 30m so với mặt ruộng, cửa quay về phía tây - tây bắc, nhìn ra một cánh đồng rộng, bằng phẳng, chạy dài theo một con suối lớn cách hang gần 70m. Nền hang rộng và sáng sủa.

Năm 1966 - 1967, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đến phúc tra lại địa điểm này và có tiến hành đào thám sát 2 hố nhỏ, phát hiện đƣợc một số di vật đá và xƣơng sừng.

Năm 1972, Viện Khảo cổ học đến đây đào 4 hố thám sát với diện tích 20m2. Tầng văn hóa không dày, cấu tạo các lớp đất đơn giản, từ trên xuống có các lớp:

- Lớp đất mùn, màu xám có nhiều vỏ ốc, dày khoảng 0,15m - 0,20m. Đây là phần trên của lớp văn hóa đã bị xáo trộn, trong có lẫn một số mảnh sành sứ.

- Lớp đất màu nâu sẫm, có nhiều vỏ ốc, dày khoảng 0,30m. Trong lớp có lẫn nhiều vệt than tro và công cụ đá.

- Lớp đất màu vàng xám có lẫn ít ốc, dày khoảng 0,10m - 0,15m, hiếm di vật đá. - Lớp sinh thổ là lớp đất cát màu vàng mịn lẫn đá nhỏ.

Hiện vật phát hiện đƣợc gồm một chiếc rìu mài toàn thân thuộc hậu kỳ Đá mới, 21 di vật khác nhƣ công cụ chặt thô, công cụ hình đĩa, công cụ hình hạnh nhân, rìu mài lƣỡi, dấu Bắc Sơn...[18, tr. 54 - 55].

Hiện tại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lƣu giữ 37 hiện vật gồm 11 công cụ chặt đập, 6 chiếc nạo, 1 công cụ hình đĩa, 2 công cụ hình hạnh nhân và bầu dục, 1 phác vật rìu, 1 rìu dài ghè đẽo, 1 rìu ngắn, 2 rìu mài lƣỡi, 3 “Dấu Bắc Sơn” (Hình 24), 1 bàn nghiền và 7 mảnh tƣớc và 1 chiếc sừng hƣơu [166].

Đây là địa điểm thuộc văn hoá Bắc Sơn và có lớp văn hóa hậu kỳ Đá mới ở bên trên.

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)