Địa điểm Nà Cà (Thắm Uông)

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 85 - 88)

Địa điểm thuộc thôn Nà Cà, xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai. Đây là hang đá rất rộng, có hình nhƣ mái nhà, nhân dân địa phƣơng gọi là hang Thẳm Uông. Hang cao hơn mặt ruộng phía dƣới khoảng 3m, cửa hang quay chính đông. Trƣớc cửa hang khoảng 30m có con suối nhỏ chảy qua. Hang Nà Cà có chiều dài ăn sâu vào lòng núi 23m, cao 4m đến 22m, chỗ rộng nhất hơn 8m (Ảnh 145 - 147).

Hang đƣợc M.Colani phát hiện vào năm 1926 với một hố thám sát nhỏ đã thu đƣợc khá nhiều hiện vật. Tuy nhiên, tƣ liệu không đƣợc công bố đầy đủ, Colani chỉ

công bố đến những hiện vật có liên quan đến nghệ thuật nhƣ là những hòn đá có lỗ vũm, hòn đá có nét vạch, 1 hòn cuội có nét khắc vạch phác họa một mặt ngƣời.

Hiện nay, trong kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn lƣu giữ một số di vật ở Nà Cà gồm: 43 công cụ chặt đập; 9 công cụ nạo; 16 công cụ không xác định hình dáng; 7 công cụ hình đĩa; 14 công cụ bình bầu dục và hình hạnh nhân; 6 phác vật rìu; 11 rìu ghè đẽo; 8 rìu ngắn; 17 rìu mài lƣỡi; 6 “Dấu Bắc Sơn”; 6 hòn đá mài; 1 mảnh đá có dấu mài; 4 hòn đá có lỗ vũm; 1 mũi dùi đá; 5 mảnh tƣớc; 3 mảnh đá không có vết gia công; 7 xƣơng răng thú; 2 mảnh gốm; 1 rìu mài tứ giác thuộc hậu kỳ Đá mới.

Năm 1967, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành đào 1 hố thám sát 3m2

tại Nà Cà. Tầng văn hoá hang Nà Cà dày gần 1m chia làm 3 lớp. Số di vật tìm đƣợc gồm: 1 rìu đá; 1 hòn mài đá; 2 nạo đá ghè đẽo kiểu Hoà Bình; 5 công cụ chặt thô; 1 bàn kê bằng tảng đá; 1 chày nghiền bằng đá cuội; 1 mũi dùi bằng đá; 1 chiếc rìu ngắn; 1 nạo hình bán nguyệt; 1 hiện vật làm bằng sừng hƣơu nhỏ.

Ngoài số di vật tìm thấy trong hố đào, còn 46 hiện vật khác thu thập trên mặt gồm: 23 công cụ chặt đập, 1 công cụ hình đĩa, 2 công cụ hình hạnh nhân, 2 nạo, 4 đá mài, 5 rìu ngắn, 1 đá có dấu mài và 2 mảnh gốm.

Cuối tháng 10 năm 2014, tác giả đề tài và đoàn sinh viên khoa Lịch Sử trƣờng ĐHSP Thái Nguyên đào thêm một hố thám sát nhỏ để tìm hiểu thêm về di tích này

(Ảnh 148 - 155).

Tầng văn hóa của Nà Cà dày gần 1m, từ trên xuống ta thấy có các lớp sau:

- Lớp đất mặt dày khoảng 8cm đến 13cm có màu nâu nhạt trong có lẫn một ít vỏ nhuyễn thể và sỏi

- Lớp thứ hai là lớp đất màu xám trắng có độ dày từ 12cm đến 26cm, chứa vỏ nhuyễn thể và công cụ đá.

- Lớp thứ ba là lớp đất mầu sẫm, khá dày (45cm - 50cm), đặc biệt trong này bắt gặp nhiều những hòn đá cuội với kích thƣớc to nhỏ khác nhau.

Bảng 2.6: Thống kê loại hình di vật hang Nà Cà

Loại hình hiện vật Số lƣợng Tỷ lệ %

Công cụ chặt đập 59 36,87 Công cụ hình đĩa 7 4,37 Công cụ hình bầu dục 20 12,5 Rìu mài Bắc Sơn 17 10,62 Dấu Bắc Sơn 6 3,75 Rìu tứ diện 9 5,62 Công cụ mảnh tƣớc 11 6,87 Phác vật rìu 11 6,87 Đá có dấu mài 7 4,37 Đá có lỗ vũm 4 2,5 Bàn mài 6 3,75 Mảnh tƣớc 3 1,87 Tổng số (%) 160 100% [166] Qua bảng thống kê trên có thể thấy công cụ chặt đập chiếm số lƣợng nhiều hơn cả với 43 di vật; rìu mài lƣỡi số lƣợng nhiều thứ hai với 17 di vật; công cụ mảnh tƣớc có 2 di vật (Ảnh 156 - 164). Theo nhận định chung của các nhà nghiên cứu, đây là địa điểm thuộc văn hoá Bắc Sơn [166].

Từ thống kê di vật trên, chúng tôi có nhận xét nhƣ sau: Ở di chỉ Nà Cà chỉ thấy 2 công cụ mảnh tƣớc.

Trong đợt đào thám sát cuối năm 2014 với diện tích khai quật hố là 1m2, Kết quả là thu đƣợc một số hiện vật trong lòng hố và một số trên bề mặt hang.

Bảng 2.7: Thống kê hiện vật đá hang Nà Cà

TT Loại hình di tích, di

vật LM L1 L 2 L 3

1 Công cụ cuội ghè 03 04 07 2 Rìu mài lƣỡi 01 01

3 Mảnh vỡ 03 03

4 Công cụ mảnh tƣớc 10 01 11 5 Mảnh tƣớc 10 02 01 01 14 6 Cuội nguyên liệu 01 06 05 07 19

Một phần của tài liệu Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (NCKH) (Trang 85 - 88)