Phương pháp giữ chân nhân viên giỏ

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị nhân lực tại gas hà nội (Trang 95 - 99)

- Đối với các vị trí quan trọng thì thường là lưu chuyển cán bộ trong Ga.

3.2.8.2. Phương pháp giữ chân nhân viên giỏ

Trước một cuộc cách mạng thông tin, lợi thế cạnh tranh của các công ty chủ yếu là ở nguồn nguyên nhiên liệu rẻ và kỹ thuật công nghệ. Ngày nay điều này không còn đúng nữa, mà năng lực cạnh tranh của các công ty phụ thuộc quan trọng vào đội ngũ nhân viên, đặc biệt là những nhân viên giỏi của công ty. Do đó để nâng cao sức cạnh tranh của mình các công ty phải biết cách lôi cuốn và giữ lại những người có khả năng nhất. Tuy nhiên hiện nay việc tuyển dụng và giữ lại những người

giỏi ngày càng khó khăn vì sự cạnh tranh giữa các công ty để có được những nhân viên này ngày càng gay gắt.

Tuyển dụng và giữ lại nhân viên giỏi có mối liên hệ với nhau. Khi một công ty cố gắng giữ lại những người tài, thì điều này cũng có nghĩa là công ty đó đang “lôi cuốn” họ. Tuy nhiên có thể nói rằng, việc tuyển dụng và giữ lại người tài là một “chính sách tài năng” của công ty đó. Để có thể giữ được người giỏi, Ga cần thực hiện tốt một số điều sau:

Thứ nhất: Chấp nhận một quyết định có mục tiêu phát triển. Nhân viên giỏi thường ra đi khi họ không được tổ chức nhìn nhận chủ kiến. Hãy cho nhân viên thấy rằng họ cũng có liên quan đến quyết định cũng như sự phát triển của Ga. Tâm lý chung của các nhân viên là họ muốn làm việc ở những công ty mà họ biết rằng ý kiến của họ là quan trọng. Càng thấy mình có ảnh hưởng đến công ty họ càng muốn ở lại công ty hơn.

Thứ hai: Học hỏi và vươn lên thành Trưởng Ga và nhà lãnh đạo. Nhân viên sẽ gắn bó với Ga khi thấy Ga thực sự quan tâm đến sự phát triển của họ.

Thứ ba: Bảo đảm rằng nhân viên được đền đáp một cách công bằng và xứng đáng khi họ làm việc tốt, thông qua hình thức lương, thưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ có tiền không thì chưa đủ thỏa mãn đối với người tài, họ cũng cần có cảm hứng trong công việc và cũng cần được khích lệ, động viên. Để làm được điều này, Ga cần sáng tạo ra những phương pháp khuyến khích nhằm kích thích khả năng làm việc của nhân viên.

Thứ tư: Sự giao thiệp rộng rãi và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong việc đem lại những thành công của các chương trình động viên của Ga. Nếu nhân viên không biết tình trạng hoạt động của mình cũng như không biết mình được đánh giá thế nào, họ sẽ không hứng thú trong công việc hoặc không hài lòng với điều kiện hiện tại và muốn rời khỏi Ga. Do đó cần phải cho nhân viên biết được họ đang làm việc ra sao và khi nào thì xứng đáng được khen thưởng.

Thứ năm: Ga cần có những chính sách riêng danh cho người giỏi, phù hợp với những yêu cầu và mong đợi của họ. Cần có những cách riêng để lôi cuốn nhân viên giỏi theo các đặc thù của Ga, giúp đỡ họ phát triển và hòa hợp với cuộc sống riêng của họ.

Trong lúc sự sáng tạo và thực hiên “chính sách tài năng” thành công có thể tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc, thì cách tốt nhất mà Ga có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mình là: Tuyển dụng những người giỏi nhất, kích thích khả năng làm việc của họ đến mức cao nhất và giữ cho họ luôn ở trong khuôn khổ của Ga. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và nghề nghiệp đối với nhân viên. Người có xu hướng để ý đến công việc trong khi học hỏi những kinh nghiệm sẽ giúp tăng thêm kỹ năng nghề nghiệp và chuẩn bị cho họ ở những vị trí tiếp theo tốt hơn.

Do vậy, Ga cần hiểu được tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của nhân viên giỏi đối với sự phát triển của mình. Từ đó để nâng cao sức cạnh tranh của mình Ga phải biết lôi cuốn, giữ lại những người có khả năng nhất

KẾT LUẬN

Chúng ta đang ở vào thời kỳ phát triển rất quan trọng - đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 dưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó Đảng ta đã xác định “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Tuy nhiên để yếu tố con người thực sự trở thành động lực tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nguồn nhân lực phải được giáo dục, tổ chức hợp lý, có chính sách phát hiện đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ thoả đáng.

Sự phát triển của đất nước cũng như sự thành công của từng tổ chức không thể thiếu được yếu tố con người. Vì vậy, công tác quản lý nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nhận thức được điều đó nên Ga Hà Nội đã rất chú trọng và quan tâm đến quản lý nguồn nhân lực, nhằm phát huy tốt năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Thời gian qua tuy công tác quản trị nhân sự tại Ga Hà Nội đã đạt được một số thành tích quan trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định, có ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của Ga

Qua một thời gian thực tập tại Ga Hà nội, bằng việc vận dụng những lý luận đã học cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ga. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.Đỗ Thị Ngọc Điệp, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp .Do lần đầu tiên đi từ lý luận vào thực tế nên trong quá trình trình bày bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Đỗ Thị Ngọc Điệp cùng tập thể cán bộ, công nhân viên Ga Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em hoàn thành đề tài.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị nhân lực tại gas hà nội (Trang 95 - 99)