Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị nhân lực tại gas hà nội (Trang 60 - 63)

10 Lợi nhuận sau

2.3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân lực.

Mục đích của việc đào tạo nhân lực trong Ga là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.

Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hòan thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc của mình.

Do xác định được tầm quan trọng của công tác này nên từ năm 2006, Ga thường xuyên tổ chức cho nhân viên trong Ga đi học tập và bồi dưỡng kiến thức về

chuyên môn, kiến thức về kinh tế xã hội và luật pháp như tổ chức tập huấn tác nghiệp, tham gia lớp học của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, học tập các chính sách chế độ của Bộ Tư Pháp, lớp chính trị cho cán bộ quản lý và các lớp nghiệp vụ của Cục và Bộ chủ quản. Đặc biệt khi chủ trương đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, công ty đã cử nhiều cán bộ công nhân viên đi học các tác nghiệp mới như tìm hiểu thị trường, marketing, học tập kỹ năng kinh doanh thương mại, quản trị mua và bán… Riêng đối với các nhà quản lý và các cán bộ trẻ có năng lực được cơ cấu, ga tiến hành cử sang Nhật học tập bồi dưỡng kiến thức về hoạt động quản lý.

Một số hình thức đào tạo

Hình thức đào tạo sẽ được lựa chọn phù hợp tương ứng phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng và yêu cầu của các nội dung chương trình đào tạo của Ga.

- Đào tạo tại chỗ: là hình thức đào tạo theo việc, gồm: + Đào tạo tại các phòng nghiệp vụ

+ Tham gia các hoạt động thực tế tại các cơ sở dịch vụ kinh doanh trong và ngoài ngành.

+ Điều động, luân chuyển cán bộ trong Ga

Phù hợp với đối tượng chính là cán bộ, chuyên viên phòng nghiệp vụ.

- Đào tạo nội bộ: là hình thức đào tạo do Ga tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo bên ngoài tổ chức theo yêu cầu nội dung chương trình của Ga. Phù hợp với đối tượng chính là cán bộ quản lý cấp cao, các chuyên viên nghiệp vụ.

- Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo do Ga cử cán bộ công nhân viên tham dự các khóa đào tạo do cơ sở đào tạo bên ngoài (trong và ngoài nước; điển hình là Nhật Bản) tổ chức. Phù hợp với đối tượng chính là cán bộ quản lý cấp cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Đánh giá chung

Những mặt làm được:

- Đào tạo lý luận chính trị được coi trọng. Nhiều cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quy hoạch được đào tạo trình độ cao cấp, đại học về chính trị.

- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ (Do các phòng ban của ga tổ chức và quản lý nội dung) được tăng cường và có hiệu quả bởi nội dung sát thực, thời gian hợp lý và tiết kiệm chi phí.

- Nội dung, chương trình đào tạo tin học được thống nhất và triền khai đồng bộ ở tất cả các phòng ban của ga.

Những mặt chưa làm được:

- Do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngoài đào tạo chính trị, đội ngũ quản lý cấp cao ít có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo với nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

- Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng sau đào tạo.

- Chưa mạnh dạn chủ động đào tạo ở nước ngoài theo những chương trình có chất lượng ở các lĩnh vực mà năng lực đào tạo ở trong nước chưa đáp ứng được, đặc biệt đối với đội ngu cán bộ cấp cao, các chuyên gia đầu ngành…

- Mảng đào tạo ngoại ngữ còn yếu.

- Chưa xác định được các lĩnh vực và nội dung đào tạo chuyên gia đầu ngành.

- Tình trạng đào tạo bằng 2 mà không rõ mục tiêu, không xuất phát từ nhu cầu công việc vẫn còn phổ ở nhiều đơn vị.

- Quy chế đào tạo của Ga còn nhiều điểm chưa phù hợp và nhất quán, cần được bổ sung sửa đổi.

Nhìn chung công tác đào tạo mặc dù đã làm được trên một diện rộng, đã đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng, nhiều nội dung nghiệp vụ chuyên môn ở một mức độ nhất định, song thường bị động, chắp vá.

Nguyên nhân chính của những mặt chưa làm được:

- Kết cấu đào tạo của Ga chưa được xác định rõ ràng, chưa phân định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị (ai, làm gì, trách nhiệm đến đâu) trong hệ thống.

- Mục tiêu đào tạo chưa được xác định cụ thể, rõ ràng, do đó không xác định được cái đích phải đạt tới của đào tạo ở từng giai đoạn là gì?

- Công tác đào tạo chưa thực sự được quan tâm đúng mức, không đồng bộ giữa nhận thức và hành động.

Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng không xác định được mục tiêu; nội dung chương trình đào tạo đối với từng loại đối tượng đào tạo; trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong hệ thống đào tạo của Ga, bởi vậy việc triển khai là bị động, lúng túng và chắp vá.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị nhân lực tại gas hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w