Giới thiệu chung về Ga HàNội 1 Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị nhân lực tại gas hà nội (Trang 31 - 33)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ga Hà Nội là một đơn vị vận tải của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty VTHKĐS Hà Nội, có trách nhiệm vận chuyển hành khách, hành lý trong nước và liên vận quốc tế, vận chuyển hàng hóa… đảm bảo hoàn thành các kế hoạch vận tải, kế hoạch thu chi và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật do Công ty giao phó.

Ga là đơn vị trực tiếp bảo quản, sử dụng, khai thác các thiết bị phương tiện vận tải trong phạm vi được giao. Giới hạn quản lý của Ga là phạm vi giữa hai cột hiệu vào Ga. Ga có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm, quy tắc, các chế độ thể lệ, công lệ, biệt lệ… của Ngành, của Công ty, bảo hành tốt các thiết bị phương tiện, bảo đảm chạy tàu an toàn, đúng giờ, chống được thất thu và chậm thu, phục vụ tốt hành khách, chủ hàng, nâng cao doanh thu, công suất thiết bị và năng lực vận tải.

- Ga Hà Nội có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Trụ sở tại 120 Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội.

- Tên gọi: Ga Hà Nội.

- Tên quốc tế: Hanoi Railway Station. - Số điện thoại: 04-39423697

Ga Hà Nội- trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, sau khi đã xây dựng cầu Long Biên và hệ thống đường sắt Việt Nam. Phần chính giữa ga bị bom Mỹ phá huỷ ngày 21 tháng 12 năm 1972. Ga được xây lại năm 1976, hoàn thành ngày 4 tháng 12 năm 1976 khi thông xe tuyến xe lửa thống nhất giữa hai miền Bắc-Nam sau 30 năm gián đoạn.

Sau khi hoà bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, nhà ga đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển

hành khách, hàng hoá với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước. Đảng bộ ga Hà Nội được xây dựng ngày càng lớn mạnh, đến nay Ga đã có 11 chi bộ với 86 đảng viên luôn là lực lượng tiên phong cùng với toàn thể CBCNV ga tiếp bước trên chặng đường đổi mới.

Với những thành tích đóng góp to lớn trong thời kỳ kháng chiến, hòa bình và giai đoạn đổi mới, ga Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý.

- Đơn vị dẫn đầu Thi đua Ngành Đường sắt: 1995, 2001 – 2005. - Cờ Thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao Thông Vận tải: 1998, 2002. - Bằng khen của Chính phủ: 1992, 1997.

- Cờ Thi đua của Chính phủ: 1999, 2003, 2004. - Huân chương Lao động hạng ba; 2000.

- Huân chương Lao động hạng nhì: 2005.

- Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 2005.

- Đảng bộ Đường sắt Việt Nam công nhận: Đảng bộ trong sạch vững mạnh: 2001 - 2005.

- Bằng khen " Đơn vị Chính quy - Văn hóa - An toàn " của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

- Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị Thi đua dẫn đầu về phong trào "Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn vệ sinh lao động": 1993, 2002 – 2005

Bảng 2.1: Những chuyến tàu xuất phát từ Ga Hà Nội

Chuyến tàu Chiều dài (km)

Tàu Thống Nhất: Hà Nội – Sài Gòn 1726

Tàu địa phương Hà Nội – Huế 442

Hà Nội – Hải Dương 71 Hà Nội – Lào Cai 296 Hà Nội – Hải Phòng 102 Hà Nội – Quán Triều 75

Hà Nội – Vinh 305

Hà Nội – Yên Bái 156 Tàu liên vận quốc tế Hà Nội – Bắc Kinh 2300

Từ ga có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (tháng 4 năm 1903), Hà Nội-Lào Cai (tháng 4 năm 1905) qua cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, đến nǎm 1936, tức là ba mươi nǎm sau, con đường sắt xuyên Việt mới hoàn toàn xong, nối những đoạn đứt nối lại với nhau.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị nhân lực tại gas hà nội (Trang 31 - 33)