10 Lợi nhuận sau
2.3.3.2 Công tác đãi ngộ nhân lực
2.3.3.2.1 Công tác đãi ngộ vật chất a) Tiền lương
Công tác tổ chức tiền lương, tiền công và thu nhập là một bộ phận quan trọng trong các hệ thống các biện pháp phát triển của ga. Vì đây là nhưng chi phí đầu vào chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ phận này có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng cường sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý, khai thác tiềm năng của mối người lao động.
Phương pháp tính quỹ lương của Ga:
Ga đã thực hiện công tác trả lương theo hệ thống thang, bảng lương, phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ, sau khi Ga đăng ký với Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP. Hà Nội.
Cụ thể, Ga đã xây dựng và kiện toàn các quy chế dân chủ, thỏa ước lao động, nội quy lao động, quy chế trả lương cho CBCNV, quy chế thi đua, thưởng phạt, xây dựng cấp bậc công việc, xây dựng đơn giá tiền lương… Đây là những việc làm rất tích cực thiết thực đối với yêu cầu thực tế của Ga. Chính những việc này tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý trong việc thực hiên tổ chức tiền lương, trong việc phân chia quỹ lương của Ga.
Quỹ lương kế hoạch năm 2011.
Để đổi mới phương pháp lập kế hoạch tiền lương phù hợp với cơ chế hiện nay là tiền lương được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy kế hoạch tiền lương được xây dựng theo phương pháp đơn giá tiền lương tính trên doanh thu và đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu. Quỹ tiền lương của Ga là toàn bộ số tiền tính theo số lao động của Ga; do Tổng công ty đường sắt VN quản lý; và chi trả lương cho phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong một thời kỳ nào đó. Thành phần tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương khoán.
+ Tiền lương chi trả cho người lao động trong thời gian ngừng nghỉ (do chưa bố trí công việc hợp lý được).
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động đi công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, nghỉ phép, đi học.
+ Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, làm ngoài. Trong Ga quỹ lương được chia theo kết cấu sau:
• Bộ phận cơ bản bao gồm tiền lương cấp bậc, đây là tiền lương do thang bảng lương Nhà nước qui định.
• Bộ phận biến đổi bao gồm phụ cấp bên cạnh tiền lương cơ bản. • Hàng tháng các bộ phận tổ chức chấm công cho người lao động do bộ phận của mình quản lý rồi chuyển đến phòng lao động tiền lương của Ga. Tại đây phòng lao động tiền lương mới căn cứ vào bảng chấm công, sản lượng vận tải, sản lượng sửa chữa rồi lên phương án chi lương hàng tháng để duyệt quĩ lương cho Ga. Tiền lương của Ga được lĩnh vào ngày 20- tạm ứng lần 1 và ngày 5 tháng sau quyết toán lương tháng.
Bảng 2.10: Tiền lương bình quân của Ga Hà Nội
Đơn vị tính: đồng
Năm Lao động Tiền lương
2009 369 3.125.000
2010 377 3.458.000
2011 389 3.855.000
(Nguồn: phòng lao động tiền lương)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy mức lương của Ga được cải thiện
qua các năm, đó là do sự cố gắng của toàn tập thể Ga, góp phần ổn định đời sống CBCNV. Với mức lương này CBCNV tạm ổn định và yên tâm làm việc.
Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp:
TLminđc= TLmin * (1+1,3)
Trong đó: Tiền lương điều chỉnh = Mức lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng.
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp (Hệ số điều chỉnh tăng thêm: Kđc = K1 + K2 = 1 + 0,3 = 1,3. Trong đó: Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm, K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng, K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.
* Ga giao khoán định mức đối với các trung tâm bảo dưỡng sửa chưa (BDSC). Do vậy, tiền lương được chi trả định mức theo hợp đồng lao động đã ký. Các trung tâm BDSC cố gắng tổ chức thêm dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho CBCNV. Ga không khống chế thu nhập tối đa, song tiền lương của mỗi CBCNV không thấp hơn tiền lương cấp bậc theo Nghị định 205 của Chính phủ qui định.
Chế độ nâng lương như sau:
- Số người nâng bậc lương hàng năm trong Ga phụ thuộc vào yêu cầu công việc và thời gian làm việc tại Ga. Căn cứ để nâng bậc lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ.
- Có thời gian giữ bậc hiện hưởng ít nhất là 24 tháng. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian giữ bậc hiện hưởng. Trong trường hợp đặc biệt hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao cúng phải có thời gian giữ bậc hiện hưởng ít nhất là 12 tháng và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian giữ bậc hiện hưởng.
Các hình thức trả lương của Ga.
- Hình thức trả lương theo thời gian: Ga Hà Nội là doanh nghiệp vận tải nên Ga trả lương theo thời gian cho đa số người lao động là ngoài lao động gián tiếp (cán bộ, nhân viên quản lý) thì một số bộ phận lao động trực tiếp cũng được trả lương theo thời gian hình thức trả lương cho cán bộ, nhân viên quản lý theo thời gian cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của Ga, phụ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và định biên bộ máy quản lý toàn Ga. Tiền lương của người lao động căn cứ vào:
Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc.
Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Khối gián tiếp bao gồm: Bộ phận văn phòng ( trong đó có Trưởng Ga và phòng trực thuộc), Bộ phận kế toán, Bộ phận kế hoạch, Bộ phận kỹ thuật, cung ứng, tiếp liệu.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm là một hình thức trả lương kích thích lao động. Tuy nhiên do đặc điểm của công việc, ga chỉ áp dụng cho một khối lao động bảo dưỡng sửa chữa, bán vé, lái tàu. Tiền lương căn cứ vào định mức đơn giá và sản lượng (bảo dưỡng sửa chữa) hoặc chất lượng công việc phải hoàn thành.
Ga nghiệm thu sản lượng công thợ theo định mức Đơn giá và sản lượng tuy nhiên việc nghiệm thu BDSC vẫn gặp khó khăn như: Các loại xe, đầu máy hiện đại đòi hỏi thợ có tay nghề và trình độ cao, đáp ứng được công việc sửa chữa.
- Ưu điểm của các hình thức trả lương:
+ Đối với hình thức trả lương theo thời gian tuy không căn cứ vào kết quả lao động nhưng việc áp dụng hiện nay ở Ga là rất phù hợp.
+ Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm mà trực tiếp trả lương theo khoán sản phẩm áp dụng cho khối BDSC, lái tàu có tác dụng kích thích nân cao chất lượng công việc.
- Nhược điểm của các hình thức trả lương:
+ Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm mặt hạn chế rõ nhất của hình thức trả lương này là để tăng thu nhập thì người lao động tìm mọi cách làm cho xong việc mà không chú ý tới những hậu quả mà họ đã gây ra. Ga chưa xây dựng được một hệ thống định mức mới nên việc trả lương theo sản phẩm là không chính xác.
+ Đối với hình thức trả lương theo thời gian do hình thức này không đo lường được kết quả lao động một cách trực tiếp mà người lãnh đạo chỉ có thể nhận xét thái độ và tinh thần làm việc của họ thông qua khối lượng công việc giao cho họ. Hình thức trả lương này có thể gây cho nhân viên lao động một cách cầm chừng, thực hiện đủ giờ làm việc, giờ đến, giờ nghỉ nhưng trong thời gian làm việc đó là tranh thủ làm việc riêng, đối với lái tàu vẫn chưa có định mức rõ ràng cho các loại tàu vẫn có tình trạng đánh giá sai về km vận doanh gây lãng phí tiền lương.
b) Tiền thưởng
Tiền thưởng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu vật chất còn có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần. Khi người lao động được thưởng tức là thành tích lao động được tuyên dương. Họ sẽ cảm thấy phấn khởi khi lao động, đây là một hình thức tao động lực rất tốt.
Việc xét thưởng của Ga căn cứ vào thành tích của cá nhân và tập thể trong việc thực hiện phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả trong kinh doanh…
Nhìn chung Ga có 2 hình thức thưởng chủ yếu là thưởng định kỳ và thưởng đột xuất.
Tuy nhiên, hình thức thưởng đột xuất chỉ khi Ga đạt thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc một cá nhân hay một tập thể của Ga có thành tích làm việc tốt. Hình thức thưởng này tác động mạnh mẽ, điều chỉnh hành vi của người lao động, nâng cao trách nhiệm của bản thân họ. Nó không mang tính bình quân, không rơi vào cao điểm tiêu dùng nên nhân viên có cảm giác số tiền này có giá trị lớn hơn. Ngoài chức năng nâng cao thu nhập nó còn khơi dậy lòng tự hào của nhân viên trước đồng nghiệp, bạn bè, gia đình vì không phải ai cũng được thưởng.
Khen thưởng định kỳ được thực hiện hàng quý, 6 tháng, 1 năm. Căn cứ để tính thưởng là thời gian tham gia SXKD trong Ga và kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD của CBCNV (Các trường hợp trong kỳ chi thưởng không tham gia SXKD hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách bằng văn bản trở lên thì không thưởng). Mức khen thưởng định kỳ:
Tti = Hti * Tlthi
Tti: Tiền khen thưởng của người thứ i Hti: Hệ số khen thưởng của người thứ i
Tlthi: Tổng cộng tiền lương tháng của người thứ i
Hệ số khen thưởng (Hti) dựa vào lợi nhuận sau thuế của từng giai đoạn hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD của CBCNV mà Trưởng Ga quyết định hệ số khen thưởng chung.
c) Phụ cấp
Ga chia phụ cấp ra làm nhiều loại cơ bản như: ăn trưa, cước phí điện thoại, phụ cấp thâm niên, phụ cấp năng lực, phụ cấp công tác phí, phụ cấp độc hại… Đối với mỗi loại phụ cấp đều hỗ trợ một phần nào người lao động, ghi nhận những đóng góp của họ cho tổ chức như ghi nhận sự trung thành và gắn bó của cán bộ công nhân viên, hoặc hỗ trợ nhân viên đảm nhận công việc trong môi trường độc hại như kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho tiền… đây là một công tác tốt trong công tác tạo động lực tại Ga.
Chế độ phụ cấp chức vụ
Các chức danh Trưởng/ Phó phòng, Thủ trưởng/ Phó Thủ trưởng các đon vị trực thuộc Ga được xếp và quy định tại Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ.
Chức danh Thủ quỹ Ga được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0,1 tính trên mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
Chức danh Tổ trưởng thuộc các Phòng chức năng Ga được hưởng 10% phụ cấp trách nhiệm tính trên tổng lương chức danh công việc.
Phụ cấp ăn trưa và phụ cấp điện thoại: - Phụ cấp ăn trưa: 200.000đ/tháng
- Phụ cấp điện thoại tối thiểu: 100.000đ/tháng
Phụ cấp thâm niên: nhằm ghi nhận sự trung thành và gắn bó của cán bộ nhân viên. Kể từ năm thứ 3, đối với mỗi năm công tác tại ga, nhân viên được hưởng mức phụ cấp thâm niên là 1% trên lương cơ bản và mức phụ cấp tối đa trên lương cơ bản. Thời gian thâm niên được tính từ ngày bắt đầu ký hợp đồng học việc với Ga.
Phụ cấp năng lực: phụ cấp này áp dụng cho những cán bộ nhân viên có năng lực vượt trên mức yêu cầu của chức danh công việc hiện tại mà Ga chưa thể thăng chức, đề bạt tuy nhiên sẽ có kế hoạch triển khai trong tương lai gần. Mức phụ cấp năng lực và thời gian được hưởng tối đa không quá 20% lương cơ bản.
Phụ cấp lưu động: được áp dụng đối với các cán bộ nhân viên được đặc phái công tác tại các địa bàn khác so với địa bàn hiện tại của họ, mức phụ cấp này được quy định theo quy định luân chuyển và biệt phái cán bộ theo quy định của Ga. Cụ thể như sau:
Cán bộ công nhân viên trong thời gian luân chuyển sẽ được hưởng mức lương theo cấp bậc, chức vụ và bậc lương của chức danh công việc đượng giao đảm nhiệm trong thời gian luân chuyển theo quy chế lương của Ga.
Trong thời gian luân chuyển, cán bộ nhân viên được luân chuyển về công tác tại các tỉnh/thành phố khác so với địa bàn hiện tại của họ được hưởng phụ cấp biệt phái cố định hàng tháng theo quy chế tài chính của Ga và phụ cấp đắt đỏ theo địa bàn (nếu có) theo quy chế lương của Ga.
Áp dụng phụ cấp thuê nhà cho các cán bộ nhân viên được cử đi công tác tại địa bàn khác và phải thuê nhà. Mức phụ cấp được tính: 200.000đ/ 1 ngày đêm.
d) Phúc lợi
Ga lập quỹ phúc lợi để sử dụng vào việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong toàn Ga bao gồm: tham quan du lịch trong và ngoài nước, tặng quà các dịp lễ, tết, ngày thành lập Ga, sinh nhật CBCNV, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thai sản, công tác xã hội, đầu tư hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Ga… Ngoài ra, ga còn tham gia đóng BHXH, BHYT cho 100% CBCNV. Việc chi quỹ phúc lợi do Trưởng Ga quyết định sau khi đã có ý kiến thống nhất của Chủ tịch Công đoàn cơ sở Ga.
Các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật lao động được thưc hiện nghiêm chỉnh, đối với nhân viên chính thức được nghỉ 12 ngày trong năm không tính các ngày nghỉ chủ nhật và lễ tết. Cứ hai năm kinh nghiệm lại được cộng thêm một ngày nghỉ phép, ngoài ra nếu nhân viên có việc cần phải nghỉ thì được ký nghỉ phép không lương nhưng phải báo trước cho cán bộ phụ trách phép hai ngày.
Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 7 Ga tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát, địa điểm tham quan, hình thức tổ chức và chi phí dự kiến sẽ được công khai để cán bộ công nhân viên đóng góp ý kiến. Việc tổ chức tham quan được chia thành 2 đợt nhằm đảm bảo cho toàn bộ cán bộ công nhân viên tại Ga đều được đi mà vẫn đảm bảo công việc tại Ga. Thời gian đi của mỗi đợt tham quan từ 7 đến 10 ngày.
Ga có chính sách cho những cán bộ biên chế bị ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ… thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên. Tất cả các hoạt động đó có tác dụng kích thích nhân viên làm việc tích cực hơn vì họ nhận thấy được quan tâm.
2.3.3.2.2 Công tác đãi ngộ tinh thần
Trong thời gian qua, để đáp ứng với tình hình kinh doanh mới nên Ga đã rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ tinh thần cho công nhân viên trong Ga.
a) Nội dung công việc
Ga đã rất chú trọng tới vấn đề đãi ngộ công việc khi giảm biên chế hoặc luân chuyển những lao động lớn tuổi hoặc thiếu trình độ. Một số lao động có tuổi, có kinh nghiệm và chuyên môn tốt được đưa về đảm nhận các chức danh quản lý cấp cao là trưởng trạm ban, phó trạm ban trực thuộc. Đối với những lao động thiếu năng lực và có độ tuổi cao ga tiến hành thực hiện chính sách cho người lao động được về hưu trước tuổi hoặc nghỉ mất sức. Ga mạnh dạn sử dụng những lao động trẻ có trình