Cơ chế, chính sách đối với CBQLGD.

Một phần của tài liệu xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Trang 25 - 27)

2.3.1) Tuyển chọn, đào tạo, bồi dỡng.

a) Đội ngũ CBQLGD hầu hết là những giáo viên, giảng viên đã đạt tiêu chuẩn trình độ đào tạo quy định trong Điều lệ, Quy chế về các trờng học từ mầm non đến đại học (trong đó, một bộ phận đã đạt trình độ đào tạo trên chuẩn quy định cho từng cấp học, bậc học, ngành học) và đạt các tiêu chuẩn khác theo quy định của Trung ơng, đợc điều động, bổ nhiệm làm CBQLGD.

b) Cơ chế tuyển chọn CBQLGD đợc các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục, có trách nhiệm phối, kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ và sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

c) Đội ngũ này đợc tuyển chọn, đào tạo, bồi dỡng chủ yếu từ hoạt động thực tiễn của họ cùng với việc theo dõi, đánh giá của cơ quan quản lý nhân sự và việc tổ chức bồi dỡng ngắn hạn về quản lý giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nớc. Tuỳ từng loại đối tợng CBQLGD, họ đợc cử đi đào tạo tập trung hoặc tại chức tại các lớp lý luận chính trị cao cấp, trung cấp hoặc sơ cấp, hoặc đợc cử đi đào tạo qua các chơng trình quản lý có bằng cử nhân quản lý, cao học quản lý, thạc sỹ quản lý; một bộ phận CBQLGD cũng đã đợc cử đi dự các lớp ngắn hạn huấn luyện về kiến thức tin học, hoặc ngoại ngữ để đạt trình độ các chứng chỉ A, B, C.

d) Trong những năm gần đây, thông qua các chơng trình dự án hợp tác quốc tế, bằng sự năng động để tạo các nguồn kinh phí và sự hỗ trợ của chính quyền địa phơng, nhiều CBQLGD đã đợc đi tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm nghiên cứu quản lý giáo dục ở các nớc trong khu vực và các nớc phát triển.

e) Hạn chế của công tác đào tạo, bồi dỡng CBQLGD hiện nay là cha có quy hoạch, kế hoạch đào tạo dài hạn, có bài bản; cha chú trọng đúng mức công tác đào tạo CBQLGD mà mới chú ý việc bồi dỡng; nội dung, chơng trình đào tạo, bồi dỡng CBQL còn chậm đợc đổi mới, chất lợng cha cao. Cha có đợc một cơ chế phối kết hợp, phân công chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dỡng đội ngũ CBQLGD kế cận.

2.3.2) Sử dụng và đãi ngộ.

a) Nhìn chung, việc sử dụng và bố trí CBQLGD đợc thực hiện đúng chuyên môn, sở trờng, khả năng, tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trờng, ít có hiện tợng bố trí ngời không đúng việc đối với CBQLGD giữ chức vụ lãnh đạo.

Tuy vậy, đang có tình trạng trong cùng một cơ quan, đơn vị, việc phân công về chức trách nhiệm vụ không rõ ràng, ngời thì quá rỗi rãi, ngời thì quá nhiều việc, ôm đồm. Việc phát huy và khai thác hết khả năng, kinh nghiệm của những CBQLGD lớn tuổi cũng cha đợc chú trọng. Thiếu định hớng trong việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ thuộc các lứa tuổi khác nhau, giữa lớp cán bộ trẻ mới nhận nhiệm vụ với cán bộ trung niên đang sung sức và lớp cán bộ lớn tuổi, sắp nghỉ chế độ.

b) Có một sự bất hợp lý ngay trong nội bộ ngành, giữa CBQLGD với giáo viên, giữa CBQLGD công tác ở các cơ sở giáo dục với CBQLGD công tác ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

c) Về phụ cấp u đãi theo Quyết định 779/QĐ-TTg ngày 01/12/1995 và tiếp sau đó là Quyết định 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tớng Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc đối với giáo dục - đào tạo, nhng khi thực hiện thì một bộ phận CBQLGD vốn là những giáo viên khá giỏi, những cán bộ u tú của ngành giáo dục lại không đợc hởng phụ cấp u đãi. Điều này đã tạo ra những băn khoăn, thắc mắc, gây khó khăn lớn trong việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ CBQL trớc yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục và đào tạo.

d) Công chức, viên chức công tác ở các phòng giáo dục quận, huyện vốn là những giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, đợc điều về làm công tác quản lý, nhng chỉ đợc xếp ngạch chuyên viên với hệ số lơng cao nhất là

4,06 (bậc 10/10), trong khi đó giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông có thể xếp tới hệ số lơng 4,12 hoặc 5,31. Mặt khác có nhiều CBQLGD đã hởng bậc lơng cuối cùng nhiều năm nay nhng vẫn không đợc hởng phụ cấp vợt khung, nâng ngạch. Đây cũng là bất hợp lý cần phải xem xét.

đ) Do tình hình phân cấp quản lý giáo dục hiện nay còn cha thống nhất, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục trong công tác quản lý, bổ nhiệm CBQLGD còn bị hạn chế. ở một số địa phơng vẫn còn tình trạng xem nhẹ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục trong bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQLGD, ảnh hởng đến chất lợng của công tác xây dựng CBQLGD.

2.3.3) Kiểm tra và đánh giá, khen thởng, kỷ luật.

a) Công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giáo dục đã đợc đặt ra và thực hiện hàng năm, trở thành một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học. Công tác này triển khai đến cơ sở trờng học và lấy cơ sở trờng học làm trung tâm.

Việc khen thởng CBQLGD đã có nhiều tiến bộ, tiến hành thờng xuyên, chú ý quan tâm phát hiện và khen thởng các CBQLGD công tác ở các địa bàn, lĩnh vực, cơ sở có nhiều khó khăn; đã có nhiều CBQLGD đợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo u tú, chiến sĩ thi đua các cấp, thởng Huân ch- ơng Lao động các hạng gắn kết với tổng kết, đánh giá các phong trào thi đua trong ngành qua các giai đoạn, trong từng năm học.

b) Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá, khen thởng kỷ luật CBQLGD cũng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế, có hiện tợng nặng về hình thức, nơng nhẹ. Có nơi qua kiểm tra, đánh giá có phát hiện tiêu cực, yếu kém nhng cơ chế, biện pháp xử lý, khắc phục sửa chữa cha kịp thời, cha dứt điểm, thậm chí có biểu hiện mất đoàn kết kéo dài.

Trong kiểm tra, đánh giá, việc quy định chế độ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong sai phạm, trong công việc còn cha rõ ràng, thiếu kiên quyết.

Hiện tợng thích hình thức, chạy theo thành tích vẫn còn có trong một bộ phận CBQLGD nhng còn chậm sửa chữa, khắc phục.

Một phần của tài liệu xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w