Bản chất của tư tưởng nhân văn

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Bản chất của tư tưởng nhân văn

Tư tưởng nhân văn hướng về con người với tư cách là trung tâm của vũ trụ, là chủ thể của lịch sử - xã hội. Các nhà nhân văn luôn dành tình yêu thương và đặt niềm tin mãnh liệt nơi con người. Nói về vai trò trung tâm của con người, Shakespeare đã phát biểu rằng: Con người là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của

muôn loài. Thông qua những vở bi kịch và hài kịch, Shakespeare đã tôn vinh và

ca ngợi những vẻ đẹp của con người và cười chê tầng lớp quí tộc. Các nhà nhân văn chủ nghĩa như: Bocaxio, Xecvantex, Rabơle, Môngtennhơ… dưới nhiều hình thức phê phán khác nhau cũng đã kịch liệt giáng đòn vào chế độ phong kiến, Giáo hội và hệ tư tưởng tôn giáo. Họ đã góp phần vào việc giải phóng con người và sự tiến bộ của xã hội.

Tư tưởng nhân văn thời Phục hưng đã tìm thấy những biểu tượng rất sáng về con người với vẻ đẹp, ý chí và nghị lực đấu tranh chống áp bức bóc lột và giành tự do cho mình. Vì thế, mọi thứ chống đối con người, kìm hãm sự phát triển và tự do của con người đều bị lên án.Tiêu biểu nhất cho khuynh hướng này chính là ca ngợi sự tự do của con người đã được giải phóng khỏi xiềng xích, áp bức của chế độ phong kiến. Điểm sáng ở đây là lên án Thần học và Triết học kinh viện; lên án nền luân lí đạo đức phong kiến đã chi phối và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tình cảm, tư tưởng của con người; qua đó ca ngợi sự bứt phá, ý chí vươn lên làm chủ tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Các nhà nhân văn đã cố gắng giành lại quyền tự do cho nhân loại. Họ đã cho các nhân vật

được suy nghĩ, tự do hành động, nói năng tùy theo lý tính và ý chí của mình với tư cách là một cá nhân độc lập có trách nhiệm với xã hội. Đồng thời, các nhà nhân văn còn tìm thấy nguyên nhân gây ra bất hạnh của con người ở ngay trong chính đời sống, chứ không phải trong quan hệ với thần thánh. Họ lên tiếng phê phán mạnh mẽ vào những điều xấu xa, tội lỗi của xã hội phong kiến; lên án sự áp bức của nhà thờ và phong kiến; chống lại mọi trói buộc đối với tự do cá nhân của con người. Bên cạnh đó, các nhà văn tiến bộ với một tinh thần trách nhiệm còn luôn cố gắng suy tư về tương lai, về cơ chế của tổ chức xã hội với hi vọng tìm được lối thoát cho chính mình và giải phóng nhân loại. Vẻ đẹp của con người trong chủ nghĩa nhân văn không chỉ ở tư chất bẩm sinh mà còn ở ý tưởng và tình cảm với xã hội. Qua những biểu hiện trên đã cho thấy tính xã hội và tinh thần trần thế của chủ nghĩa nhân văn.

Các sáng tác văn học trong giai đoạn này mang tính xã hội hơn, vì tình hình xã hội phát triển với mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Các nhà nhân văn thấy được xã hội có nguồn gốc hình thành, phát triển mang tính trần thế chứ không phải từ thần thánh. Chính vì thế, chủ nghĩa nhân văn phát triển theo xu hướng mô tả đời sống cụ thể về lịch sử xã hội. Các nhân vật nhân văn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xã hội, và nếu so sánh với các nhân vật cổ đại thì thấy rằng trong họ luôn có sự đấu tranh gay gắt và tích cực hoạt động với hoàn cảnh xung quanh. Cho nên nhân vật văn học Phục hưng sinh động và tràn đầy sức biểu cảm, góp phần làm cho cách lý giải hiện thực trong các sáng tác văn học thời kì này phong phú hơn.

Tuy nhiên tư tưởng nhân văn thời kì này còn nhiều mặt hạn chế. Đó là lí tưởng sống vì đồng tiền, coi tiền là trên hết, là tất cả trong cuộc sống. Do xã hội thời bấy giờ, đồng tiền giữ một vai trò hết sức quan trọng và chi phối đến tư tưởng này. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng của đồng tiền đến con người, một số nhà nhân văn tiến bộ đã lên tiếng đả kích gay gắt và chống lại những thế lực của đồng tiền, những con người sống vì tiền mà bất

chấp tất cả, giẫm đạp lên cuộc sống và quyền lợi của người khác. Hạn chế tiếp theo nữa là trào lưu tư tưởng nhân văn hầu như xa lạ với quần chúng do không có tính thuần nhất và còn nhiều giới hạn giữa các tầng lớp. Vì hạn chế này, nên đã xảy ra sự đối nghịch với nhân dân, mà chủ yếu là do hai luồng tư tưởng của các nhà nhân văn: một bên là lên án mọi hiện tượng phản nhân văn trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản còn một bên là thỏa hiệp và bênh vực cho quyền lợi của giai cấp tư sản.

Mặc dù đã nhận ra được hạn chế của xã hội cũ, nhưng chủ nghĩa nhân văn không thấy được chế độ tư hữu chính là nguyên nhân dẫn đến áp bức và các thói xấu trong xã hội. Chính vì điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề hạnh phúc của nhân loại. Bên cạnh đó, thời kì tiền tư bản chủ nghĩa của xã hội Tây Âu lại xuất hiện những hoàn cảnh bất hạnh, tàn bạo không khác gì thời Trung cổ, nên các nhà nhân văn chủ nghĩa lại rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng lí tưởng do không thể giải quyết được triệt để tình hình đó. Họ chỉ còn một hướng đi là tiếp tục lên án những hiện tượng phản nhân văn trong đời sống với tâm thế bế tắc và bi quan. Hạn chế này cũng chính là hạn chế của thời đại chứ không phải do bản thân của chủ nghĩa nhân văn. Vấn đề không đơn giản chỉ là tháo gỡ được xiềng xích của chế độ phong kiến, giáo hội để đem lại sự tự do cho con người… thì nhân loại sẽ hạnh phúc, đó chỉ là sự ảo tưởng của chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn đặt vấn đề giải phóng nhân loại trước hết bằng cách giải phóng cá nhân, mà không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội, và điều đầu tiên cần phải đạt được chính là tự do cho toàn xã hội. Sự ảo tưởng đó còn tồn tại qua các thế kỉ XVII – XVIII – XIX, ngay cả những nhà trí thức của phong trào Ánh sáng ở nước Pháp cũng không thể nào xóa bỏ được mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân văn chủ nghĩa và hiện thực tư sản. Và để khắc phục mâu thuẫn đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ra đời. Tuy nhiên do sở hữu tư sản vẫn còn tồn tại và phát triển, nên dù các nhà nhân văn chủ nghĩa đã cố gắng

tưởng tượng ra nhiều dự án tổ chức xã hội nhưng lại càng không tưởng và không thể cải tạo xã hội.

Bên cạnh đó, do tình trạng phát triển của ý thức xã hội thời Phục hưng còn yếu nên các nhà nhân văn chưa thể suy nghĩ triệt để về chủ nghĩa nhân văn. Nên trong văn học nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng, các nhân vật không được phân biệt về mặt giai cấp, chẳng hạn như các tác phẩm của Shakespeare, Rabơle, Xecvantex. Các nhân vật tích cực thời Phục hưng lại không có tính xác định về lịch sử - xã hội, còn các nhân vật tiêu cực thường có tính chất cụ thể về mặt xã hội. Đây là do sự hạn chế trong tư tưởng, quan điểm của trào lưu này tạo nên, mà thực chất là do sự bế tắc của xã hội.

Hạn chế nữa là chủ nghĩa nhân văn đã nhìn nhận lầm lẫn giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội, nên áp dụng các qui luật của tự nhiên và xã hội dẫn đến mâu thuẫn trong quan điểm và tính chất trừu tượng của chủ nghĩa nhân văn. Mâu thuẫn tiếp theo với lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn là sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khoa học kĩ thuật thay đổi và phân công lao động làm con người lệ thuộc vào các qui luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Tư tưởng nhân văn thời kì này tuy vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhiều mặt tiêu cực, nhưng cũng đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của con người và chính là nền tảng quan trọng cho hệ tư tưởng mới tiến bộ, toàn diện ra đời.

Ở Việt Nam, việc tiếp thu, xây dựng và phát triển tư tưởng nhân văn hướng về con người cũng đã được quán triệt rõ ràng, thông qua các văn kiện của Đại hội Đảng. Cụ thể là từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII cũng đã khẳng định:

Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của

yếu tố con người, chủ thể mọi sáng tạo của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn

minh quốc gia phải xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, nhằm phát triển

thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người và con người trong sản xuất và đời

sống, để từ đó làm tăng gấp bội hiệu quả kinh tế xã hội [28, tr.5].

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)