Chia sẻ và cảm thông với những nỗi đau của con người

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 54 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Chia sẻ và cảm thông với những nỗi đau của con người

Tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh đa phần viết về những nỗi đau, chết chóc, mất mát của những số phận con người. Thông qua đó Bảo Ninh bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông sâu sắc đối với con người. Nỗi đau không chỉ của những con người trong chiến tranh, đã đi qua cuộc chiến đẫm máu mà còn là nỗi đau vọng dài, ám ảnh con người sau khi chiến tranh đã kết thúc, nỗi đau về những mảnh đời trắc trở, éo le…

Nỗi buồn chiến tranh là những nỗi đau dày đặc trong chiến tranh và những

kỉ niệm chiến tranh sẽ không bao giờ phai nhạt trong mỗi con người. Qua những nỗi đau mà Kiên phải chịu, cả trong chiến tranh và sau chiến tranh, Bảo Ninh đã thể hiện sự cảm thông của mình với Kiên – một con người khổ đau giữa cuộc đời. Kiên phải chịu nỗi ám ảnh chiến tranh kinh hoàng đến mức trở về cuộc sống hoà bình đã lâu, Kiên vẫn không thể quên được trận đánh tàn khốc ở truông Gọi Hồn mà tiểu đoàn 27 độc lập của anh “đã bị bao vây rồi bị tiêu diệt mất hoàn

toàn phiên hiệu. Một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn” [48, tr.11]. Kiên nhớ:

Mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị tưới đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện

ngục. Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị na-

pan tróc khỏi công sự, hoá cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao

chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng

rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà

Trận chiến vô cùng tàn khốc nhưng những gì nó để lại sau đó còn ghê rợn gấp bội phần:

Những ngày sau đó quạ bay rợp trời, và sau khi bọn Mĩ rút thì mùa mưa ập

xuống, lụt rừng. Bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm

nổi váng đỏ lòm. Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú

cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm. Khi lũ tan, mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc

ghê tanh như thịt thối [48, tr.11-12].

…Và còn rất nhiều cảnh chết chóc, đến nỗi sách Kiên viết cũng “đầy rẫy tử

thi” [48, tr.109]. Kí ức vì thế mà càng nặng nề, hiện tại bị đè bẹp dưới cái bóng

của quá khứ, Kiên như bị cầm tù, bị vây bọc bởi những kỉ niệm hãi hùng về chiến trận ở sông Sa Thầy, ở đồi Xáo Thịt: “Và ai đã đọc Kiên thì đều có dịp

hình dung những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch lẹt bẹt xuống đồng

cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy vào lúc rạng mơ sau suốt một đêm B52 liên tục chần.

Có thể tận mắt ngắm sườn đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một mái

nhà lợp bằng thây người” [48, tr.109]. Hoà bình đến đã lâu mà Kiên vẫn cứ trôi

theo dòng chảy của thời gian kí ức với những ấn tượng khủng khiếp mãi mãi chẳng buông tha: “Và những ban mai, những chiều tà, những đêm trường, chiến

tranh chứa chan đau khổ sống dậy trong lòng anh” [48, tr.150]. Cho nên ở Kiên

“đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một mạch từ thuở thơ ấu,

qua chiến tranh đến bây giờ” [48, tr.206]. Dưới ngòi bút của Bảo Ninh ta thấy

được trong chiến tranh, sinh mạng con người thật mong manh bèo bọt, họ phải chết đau đớn trong sự hoảng loạn tột cùng. Thử hỏi nếm trải nhiều nỗi đau, nhiều nỗi ám ảnh như thế làm sao con người có thể bình thường nếu như được sống sót? Cho dù họ có thể sống bình thường đi chăng nữa, thì những kí ức ấy liệu có phai nhạt và quên lãng được hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Những người đã từng đi qua chiến tranh sẽ chẳng thể nào quên được những năm tháng kỉ niệm đau thương ấy… Chính vì vậy, họ cứ mang hoài nỗi ám ảnh

về những tháng ngày đó, khiến cho những tháng ngày sống trong hòa bình cũng không thể nào bình yên.

Kiên phải vật lộn trong vũng đau, ngay cả việc sống sót cũng đau, đau vì chứng kiến quá nhiều cái chết và hiện thực chiến tranh đẫm máu, đau vì mối tình không trọn vẹn, đau vì những vết thương tinh thần bám riết:

Dĩ nhiên, Kiên nghĩ, quên thật là khó. Nói chung chẳng biết đến bao giờ thì lòng mình mới có thể nguôi nổi, trái tim mình mới thoát khỏi gọng bàn tay

xiết chặt của những kỉ niệm chiến tranh. Những kỉ niệm có thể là êm đềm, có thể

là ác hại nhưng đều để lại những vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua,

hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi [48, tr.54].

Kiên là người may mắn sống sót tới ngày hoà bình nhưng “hội chứng chiến tranh” mà anh phải gánh chịu thật là kinh khủng. Anh đã chứng kiến quá nhiều cái chết của đồng đội mình: Can trốn đơn vị rồi chết; ba cô gái bị bọn thám báo hãm hiếp và giết hại; Thịnh “con” hi sinh trong một trận chiến; rồi đến Vân, Thanh và Từ; sau đó là Hòa giao liên; cái chết của Quảng và rất nhiều đồng đội nữa của anh. Vài nét phác họa ngoại hình của Kiên đã phần nào hé lộ một tâm hồn bị thương tổn nặng nề: “Cái nhìn của anh làm nản lòng người. Một cái nhìn

chằm chằm mà chẳng nhìn gì cả, trống rỗng, vô cảm” [48, tr.85]; “Người anh

cao, vai rộng, nhưng gầy, nước da xấu, cổ lộ hầu, khuôn mặt nhìn nghiêng nhìn

thẳng đều không đẹp, thô cứng, sớm dày nếp nhăn, thần thái mệt mỏi, rượi

buồn” [48, tr.135]; “Anh ta cao lớn mảnh dẻ, vẻ mặt không đẹp, lầm lì, có ánh

nhìn man rợ. Da dẻ anh khô và sạm, thủng lỗ chỗ, đét lại như thuộc, lốm đốm vệt

thuốc súng, môi mím chặt. Bên má một vết đạn bắn thẳng cầy một rãnh sát sạt

vào xương” [48, tr.318]. Đây là chân dung một con người từng trải qua nhiều đau

khổ và có đời sống nội tâm không yên ổn, không hạnh phúc. Một con người đối diện với cuộc sống bằng cái nhìn vô cảm, thờ ơ, cả về thể xác lẫn tinh thần đều chất chứa nỗi buồn cùng với những vết hằn của quá khứ. Đó cũng là điều mà anh lính lái xe Trần Sơn đã cảnh báo Kiên: “Mà nói thật chứ sau chiến thắng oai

hùng này những thằng lính chiến đấu như ông ấy mà ông Kiên, chả trở lại thành người bình thường được nữa đâu. Ngay cả giọng người, mẹ kiếp, xin nói

là còn chán mới hòng có lại để giao tiếp với đời” [48, tr.53]. Và lời cảnh báo ấy

đã trở thành sự thật.

Kiên mê mải viết cuốn tiểu thuyết mà không hề có ý định xuất bản. Ở đó, anh tự bộc bạch nỗi tuyệt vọng tinh thần:“Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia thử hỏi đã bao nhiêu năm ròng?”

[48, tr.58]. Với Kiên, viết trở thành hành động tự hủy, viết để tìm quên. Anh không thể làm chủ được tâm hồn mình nữa. Những kí ức chiến tranh dữ dội thường bất chợt ập đến làm anh luôn sống trong hoảng loạn. Hình như sống lại nỗi đau một lần nữa, người ta đau hơn cả lần trước. Không sao chạy khỏi được kí ức ấy, Kiên đã trở thành một kẻ“dị mọ”, ngập chìm trong rượu, thành“nhà văn phường”

gàn dở. Trong trạng thái chấn thương, Kiên không biết mình là ai, hiện tại biến thành cuộc hành trình ngược chiều thời gian tìm lại thời trai trẻ, anh cay đắng nhận

ra rằng:“Thì ra cuộc đời tôi kì thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông

không ngừng bị đẩy lùi về dĩ vãng. Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía sau xa

kia rồi” [48, tr.59].

Cuộc đời Kiên đúng là cay đắng thật, cay đắng cả trong chiến tranh và cay đắng trong những ngày trở về giữa cuộc sống thời bình. Ôm nỗi đau dằn vặt mà không bao giờ dứt ra được. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, người đọc sẽ cảm thấy thương Kiên và cảm thông với những đau đớn mà Kiên phải một mình chịu đựng. Không chỉ một mình Kiên, hầu như tất cả đồng đội anh khi ra khỏi chiến tranh đều bị chấn thương như vậy. Ngay trong cuộc chiến, một số người đã khủng hoảng niềm tin, tìm cách đào ngũ. Can là một trường hợp như vậy. Cảnh bắn giết triền miên cộng với lòng thương mẹ và nỗi nhớ quê hương đã làm cho người chiến sĩ trở thành bạc nhược. Anh ta kể với Kiên những điều sâu trong gan ruột mong tìm được sự cảm thông:“Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn mãi giết mãi thế này

thì chết hoại tình người. Dạo này đêm nào tôi cũng mộng thấy mình chết và tôi

bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [48, tr.27]. Ám ảnh

về việc nhân tính bị hủy hoại, bị méo mó ở Can vô cùng khủng khiếp. Can không hèn nhưng không thể chịu nổi cảm giác mình đang giết người. Hành động đào ngũ của Can có nguyên nhân sâu xa từ những ám ảnh và cảm giác như vậy. Cho nên, hành động ấy có phần đáng thương hơn đáng giận. Người lính khi tham gia chiến tranh, dù luôn mang trong mình tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng hi sinh, nhưng họ vẫn luôn khao khát được sống sót để trở về. Tuy sự trốn chạy để giải thoát chính mình sẽ làm giảm đi phần nào tinh thần chiến đấu, vẻ đẹp của những người lính nhưng đó lại là khao khát thật sự cần phải được nhìn nhận, cảm thông và sẻ chia. Và đây cũng là một trong những lí do khiến cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chịu nhiều dư luận, vì Bảo Ninh:

[…] đem lại một góc nhìn hoàn toàn mới về một mảng hiện thực vốn rất

quen thuộc của văn xuôi nước ta. Xem chiến tranh như môi trường thử thách

nhân tính, việc xử lí hiện thực được quy định bởi nguyên tắc “cuộc chiến tranh

của riêng anh”, tác phẩm này đã gây một “cú sốc” thực sự cho người đọc và cả

những người từng viết nhiều về chiến tranh. Cũng vì thế, dư luận xung quanh nó

thật phức tạp [5, tr.45].

Truyện ngắn của Bảo Ninh cũng thế, mỗi câu chuyện đời, chuyện người đều ẩn chứa sự cảm thông, sự chia sẻ của tác giả. Nhân vật Phúc trong truyện ngắn Thời tiết

của kí ức phải sống trong những kí ức buồn đau về tình bạn bè, tình yêu. Nhưng nỗi

đau của quá khứ cứ sống mãi trong Phúc khiến cho ông không thể nào tha thứ cho chính bản thân mình. Cũng chính vì mặc cảm tội lỗi mà ông đã không dám đối diện và không có đủ cản đảm để nhận đứa con gái của ông và Quỳnh. Cái kết của câu chuyện buồn với sự ra đi của Phúc, chứa đựng sự xót xa của tác giả. Còn nhân vật Minh trong truyện Bằng chứng thì cứ trăn trở và day dứt về mối quan hệ cha con của anh với Hùng. Có nhiều bằng chứng cho thấy Hùng không phải là con ruột của Minh, chi tiết cho thấy rõ ràng điều đó là Hùng đã cứu người trên vách núi cao, vì

Hùng rất sợ độ cao, mà điều này lại giống với Tuấn, người bạn đã hi sinh trong thời chiến và cũng là người mà vợ anh từng nhớ thương.

Quay lưng là một truyện ngắn đầy éo le. Vinh đã quen biết Hạnh trong chiến

tranh, khi anh bị thương vào mùa thu năm 1972. Khi trở về, Vinh vẫn không thể quên được Hạnh. Nhưng Hạnh đã có gia đình, cái éo le chính là họ đã không nhận ra nhau mặc dù sống sống trong một khu nhà đã hơn hai chục năm. Đến khi tình cờ nhận ra nhau thì đã muộn. “Vinh cũng đột ngột cảm thấy như một roi vút vào tim”,

còn Hạnh thì nghẹn đi: “Em ở nhà Z2 đấy anh. Phòng 407. Cũng ở đấy đến hai chục

năm hơn. Anh ơi. Hóa ra chúng mình…” [49, tr.459]. Thà không gặp lại thì hơn,

đằng này giây phút gặp lại và nhận ra nhau, cả hai đều vỡ òa trong sự tiếc nuối, trớ trêu của cuộc đời.

Còn truyện ngắn Giang là sự luyến tiếc cho một mối tình chỉ gặp gỡ một lần rồi chia ly mãi mãi, đó là một nỗi đau cồn cào, cứa sâu vào lòng người: “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng

không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ mãi nhớ. Trở thành nỗi đau.

Những nỗi đau mất mát âm thầm” [49, tr.34].

Trong truyện Không đâu vào đâu, một nhân vật quyền cao chức trọng, thành đạt lại ứa nước mắt một cách không đâu vào đâu khi nghe những câu chuyện mà bà mẹ kể cho đứa con trai của mình nghe. Điều đó khiến người đọc ít nhiều suy nghĩ. Khi con người rơi lệ vì những điều tưởng chừng “không đâu vào đâu”, nhưng thật ra trong những giọt nước mắt đó ẩn chứa nhiều bí mật, nhiều nỗi niềm khó tả. Qua truyện, người đọc sẽ cảm thông với những khổ tâm, cảm thông với lời than tiếc “thì

cuộc đời của bác đâu có đến nỗi như thế này” [49, tr.39] của người đàn ông ấy. Mỗi

người luôn có những niềm riêng mà có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống, trong những người vô tình gặp gỡ…

Đó thật sự là một truyện ngắn đến độ không đâu vào đâu: điều nó mang đến người đọc là sự khúc mắc; không phải khó hiểu, mà là lật ngược và cản trở cái nhìn thông thường. Một người đàn ông lớn tuổi, thành đạt, có vai vế xã hội – giữa chúng

ta trong cuộc sống này, với cái quá vãng chung còn nóng hổi, nói lên nhiều thứ; và

về nguồn cơn những giọt nước mắt với lời than tiếc kia, “tôi” cảm thấy, không ngoài

những gì “tôi” đã nghiệm trải qua cái chết, mất mát và đau khổ [47, tr.9].

Có thể nói, với những nỗi đau nhiều cung bậc, Bảo Ninh đã gửi vào đó sự cảm thông sâu sắc của tác giả với các nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Sự cảm thông đó chính là biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực. Cũng chính vì vậy mà: “Bảo Ninh làm sống lại cuộc chiến dưới một chủ nghĩa nhân văn: lòng xót thương của tác giả, của chúng ta nữa, với những con người rất đỗi

bình thường, những con người bị cuốn vào cuộc chiến lớn lao, bi tráng” [80].

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)