6. Kết cấu của luận văn
1.2.2.1. Tình yêu thương con người
Văn học chính là tiếng nói đồng cảm và sẻ chia với mọi khổ đau, vui buồn, hạnh phúc của con người. Chính vì thế, nó còn mang một sứ mệnh cao cả là thể hiện tình yêu thương đối với con người, bởi đây không chỉ là một thái độ sống, một cách ứng xử nhân văn mà còn là động lực lớn lao tạo nên sức mạnh, khơi nguồn sự sống và những mạch cảm hứng sáng tạo cho con người. Như lời Hồ Chí Minh trước lúc đi xa, có căn dặn lại trong bản di chúc rằng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Lời dặn của Bác thấm đẫm tính nhân văn, để các thế hệ sau hiểu rằng trong mối quan hệ giữa người với người, phải nhân lên trong nhau tình thân, sự thương yêu đồng loại; phải biết giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để mà sống và dìu dắt nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc đời.
Tình yêu thương con người thể hiện thái độ sống, cư xử đầy chất nhân văn. Đó chính là sức mạnh tinh thần lớn lao tạo nên năng lượng sống của con người. Như lời của Gorki: “Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tình yêu thương chân chính đối với con người được tổ chức như một lực lượng sáng tạo”
[18, tr.139]. Yêu thương là tôn trọng con người, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thứ bậc trong xã hội,… Dẫn theo lời của Bielinxki thì:
Niềm kính trọng đối với tên tuổi con người, tình yêu bao la đối với con
người chỉ vì rằng anh ta là con người, không có bất kì quan hệ nào đối với nhân
cách, dân tộc, tôn giáo, thứ bậc, thậm chí cả phẩm giá hay không phẩm giá
riêng của anh ta – tóm lại là tình yêu bao la và lòng kính trọng vô hạn đối với loài người, ngay cả với đại diện cuối cùng của nó, cần phải là bản chất, hơi thở,
Tình yêu thương bao la và rộng lớn, đó là yêu nước thương dân, yêu đời thương người,… và thương yêu chính bản thân mình. Những tình cảm thương yêu đó quyện chặt và đan kết vào nhau tạo nên một sức mạnh diệu kì, làm nên những sáng tác độc đáo, sáng tạo và sâu sắc tính nhân văn. Tố Hữu đã có những dòng thơ đầy cảm xúc khi nói về tình yêu thương giữa con người với nhau:
“Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em”
Tuy nhiên tình yêu thương được bộc lộ, thể hiện ở nhiều cung bậc với nhiều mức độ rất khác nhau. Yêu thương không chỉ là ca ngợi, tung hô trước vẻ đẹp, tài trí mà yêu thương còn hướng về những vùng khổ đau, những góc tối bất hạnh của con người. Đó chính là tiếng nói cảm thông và chia sẻ, là thái độ bênh vực, an ủi những cảnh đời, những số phận hẩm hiu, đau thương. Hơn hết, đau thương chính là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học, nguồn động lực sáng tác lớn lao cho các nghệ sĩ chân chính. Họ sáng tác để bày tỏ thái độ của mình, để lên tiếng thay cho con người, để bênh vực và đồng cảm với con người.
Với Nguyễn Du, tình yêu thương con người là những nỗi đau tận sâu nơi đáy lòng, đau cho cái xã hội đồng tiền thối nát, đớn hèn; thương xót cho những thân phận hồng nhan bạc mệnh như Thúy Kiều.
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Truyện Kiều)
Chế Lan Viên đã từng viết những dòng thơ đầy xúc cảm và day dứt khi đọc Truyện Kiều:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
Cành xuân phải trao tay khí nước mất
Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường”
Một tác phẩm văn học đích thực phải thể hiện được tình yêu thương con người, hướng về nỗi đau con người. Một người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng dành trọn trái tim của mình để sẻ chia, đồng cảm với những nỗi đau nhân tình thế thái trong cuộc đời con người, trong thời đại mà họ đang sống. Phải kể đến như: Đại văn hào Victor Huygô, Dostoievski, Nguyễn Du, Macxim Gorki,… Ví dụ như tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Huygô đã khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học vĩ đại bậc nhất. Sự vĩ đại của tác phẩm nằm ở những số phận tầm thường, cơ cực; ở những con người nhỏ bé bình thường trong xã hội…
Không chỉ đối với các nhà văn hiện thực mà ngay trong các sáng tác của các nhà văn lãng mạn, những gì mà họ truyền tải cũng hướng đến những nỗi đau buồn tận sâu trong tâm can của con người.
Dẫn theo lời của Đôbrôliubốp: Xã hội có nhiều tầng, nhiều lớp nên văn
học cũng phải có nhiều kiểu, nhiều dạng người khác nhau. Đó cũng chính là
những điều tạo nên niềm say mê thích thú đối với người đọc. Nó tạo nên những
thành công cho các tác phẩm, các nhà văn. Trong yêu cầu đó, nhân văn như một
tư tưởng, tình cảm, một bản chất của con người, mà mỗi một biểu hiện hay thiếu
vắng của nó trong một nhân cách cụ thể trở thành thước đo, tiêu chuẩn của tất
cả các đại diện lỗi lạc nhất của nghệ thuật. Không một lập trường quan điểm
triết học, chính trị xã hội và các quan điểm khác, có thể ngăn cách họ. Tất cả họ
đều có chung tư tưởng “nỗi đau về con người” [20, tr.53].
Các nghệ sĩ khi thể hiện tình thương yêu, san sẻ với nỗi đau của người khác đôi khi cũng là một cách để họ chia sẻ chính cuộc đời mình, chia sẻ những khổ đau mà bản thân họ đã trải qua. Họ không chỉ thương cho phận người mà còn thương cho chính thân phận của mình, như câu: “Thương người như thể
yêu thương người khác cũng chính là yêu thương chính bản thân mình, cảm thông và hiểu rõ hơn con người thật của mình. Theo Hêghen thì tình thương chính ở sự từ bỏ ý thức về bản thân mình, quên mình, nhưng chính trong sự biến mất và quên đi con người có thể tìm được và làm chủ được bản thân mình, tình thương như một hình thái tự khẳng định cá nhân của con người. Tình thương không chỉ mang con người xích lại gần nhau hơn mà còn đưa con người trở về với chính bản thân mình. Đây cũng là một biểu hiện đặc trưng của tư tưởng nhân văn hiện thực.
Tóm lại, tư tưởng nhân văn hiện thực chứa đựng tình yêu thương con người chan chứa, đó là tình yêu thương hướng về những vũng sâu tâm can của con người, nơi mà con người phải đối diện với những khổ đau, những bất hạnh, những nỗi buồn sâu thăm thẳm khó giãi bày, khó sẻ chia. Và nhờ hoạt động sáng tạo văn học, người nghệ sĩ sẽ làm nhiệm vụ cứu rỗi cho những tâm hồn khổ đau, bất hạnh và bảo vệ hạnh phúc của con người.