Tôn vinh những vẻ đẹp của con người

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 70)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Tôn vinh những vẻ đẹp của con người

2.3.1. Vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa

Chiến tranh tuy mất mát và đau thương, nhưng trong chính cái mất mát và đau thương đó vẫn nảy sinh những tình cảm đẹp. Tình yêu của Phương và Kiên chính là minh chứng cho điều đó. Kiên và Phương dù rất yêu nhau, nhưng vĩnh viễn không thể có một kết thúc hạnh phúc. Tuy tình yêu đó đã bị bom đạn khắc

nghiệt của chiến tranh vùi lấp nhưng vẫn đọng lại những tình cảm chân thành, nồng nhiệt và sôi nổi của tuổi trẻ. Tình yêu buồn nhưng mang vẻ đẹp rất riêng, vẻ đẹp của tình yêu thời chiến. Hai người trẻ cũng đã từng có những tháng ngày tươi đẹp để tận hưởng cảm xúc ngọt ngào của tình yêu đầu đời, yêu bằng tất cả trái tim mình: “Ôi, cái ngày tháng Tư nóng hổi, nồng nàn. Những lần ôm xiết

ngắn ngủi chuếnh choáng trong làn nước màu lục nhạt” [48, tr.149]. Những lần

hò hẹn ngắn ngủi của họ đã để lại nhiều dư vị ngọt ngào của tình yêu đôi lứa. Đối với Kiên: “nhiều đêm trong giấc ngủ, giữa những cái chết, giữa những đoạn kí ức đầy tai họa và đau khổ, anh thường mơ thấy và cảm thấy lại vị ngọt

của giọt sữa trinh nữ đã cho anh sinh lực để trở thành người mạnh nhất, nhiều

hồng phúc nhất trong chiến tranh – Trở thành kẻ sống sót” [48, tr.175]. Cái đêm

hò hẹn ở bờ hồ năm ấy vẫn luôn nằm trong tâm trí của Kiên. Đến hai mươi năm sau, bờ hồ và mọi thứ xung quanh đã đổi thay nhưng kí ức đó vẫn còn trọn vẹn. Tình yêu thật màu nhiệm, nó đã nâng đỡ cho tâm hồn Kiên, tạo cho Kiên có thêm sức mạnh trong cuộc chiến, trong những ngày vất vả và khó khăn nhất, giúp Kiên sống sót. Nên chỉ cần nghĩ đến tình yêu ấy thôi cũng khiến lòng Kiên xao xuyến và bồi hồi.

Tuy Kiên và Phương không thể có kết thúc trọn vẹn bên nhau, nhưng trong giấc mơ của nhiều năm về sau, Kiên lại mơ thấy Phương đánh thức, lay anh dậy giữa lúc anh buông mình vào vùng chết: “Tiếng gọi cuối cùng ấy của mối tình đầu cũng đồng thời là vang âm đã nhập tâm về một cuộc đời hạnh

phúc, một tương lai tươi sáng mặc dù đã bị bỏ lỡ, đã bị buông rơi nhưng không

hề mất đi, mãi mãi còn đó, chờ đợi anh trên đường quá khứ” [48, tr.312]. Dù

chỉ là giấc mơ, nhưng giấc mơ này cho thấy tình yêu vẫn còn cháy mãi và chưa bao giờ tắt trong lòng Kiên. Giấc mơ làm sáng lên hi vọng về một hạnh phúc tuy chỉ còn trong quá khứ nhưng cũng là một kỉ niệm khó quên còn mãi với thời gian. Đối với Kiên, tình yêu ấy tồn tại trong suốt cuộc đời anh và chưa bao giờ thay đổi. Và một điều đáng để trân trọng, đáng quý chính là tình yêu của Phương

dành cho Kiên. Cho dù Phương gặp biết bao nhiêu sự đày đọa, bị cướp đi điều quý giá nhất của cuộc đời người con gái, nhưng Phương không bao giờ đánh mất tình yêu với Kiên, vẫn dành tình yêu chân thành nhất cho Kiên.

Vẻ đẹp tình yêu Kiên – Phương toát lên từ những điều đó. Tình yêu của họ đẹp không phải vì cái kết thúc có hậu, không phải vì hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn mà đẹp trong chính những khổ đau, nghiệt ngã và chia lìa. Nhưng điều đó càng làm cho tình yêu của họ đẹp hơn, tỏa sáng hơn. Đây cũng chính là một vẻ đẹp, một thông điệp về tình yêu mà Bảo Ninh muốn gửi đến người đọc thông qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Còn trong các truyện ngắn của Bảo Ninh, có rất nhiều câu chuyện về khát vọng tình yêu nhưng phần nhiều là cũng tình yêu buồn. Truyện ngắn Gió dại, cuộc trốn chạy của Tuấn và Diệu Nương đã cho thấy niềm khao khát tình yêu cháy bỏng, họ mong ước được trốn chạy để tìm thấy bình yên cho cuộc đời của họ. Những lời của Tuấn vang lên là lời van xin khẩn thiết, van xin để mong được buông tha: “Các bạn… Anh em ơi… - Giọng Tuấn – Chúng tôi chẳng làm

hại gì cả… Không chống lại ai… Hãy để chúng tôi đi…” [49, tr.86]. Nhưng tiếc

là kết thúc cuộc trốn chạy đó lại là cái kết buồn cho cả hai người. Họ bị bắn chết, nhưng vẫn ôm chặt lấy nhau: “Sau bụi cây bị đạn băm, hai con người ấy

quấn lấy nhau. Những vết đạn như càng vặn xiết hai cơ thể vào nhau. Vào chớp

mắt cuối cùng, người đàn ông dường như đã cố dùng thân mình đỡ đạn cho

người đàn bà. Nhưng đạn khoan qua người họ” [49, tr.86]. Đó thật sự là một

hình ảnh xót xa và đầy cảm động của đôi trai gái. Tình yêu tuy không được trọn vẹn, nhưng đến cuối cùng thì họ chết bên nhau và bảo vệ cho nhau đến phút cuối cùng.

Mộc trong truyện ngắn Trại “Bảy chú lùn” cũng đã từng dành nhiều tình cảm cho Nga. Khi chiến tranh kết thúc thì tình cảm của Mộc vẫn còn, chính vì vậy mà anh đã nuôi dưỡng và thương yêu Nương – con gái của Nga. Nhờ tình

yêu câm lặng đó, nên Mộc đã làm một việc mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ có điều nỗi đau trong anh vẫn còn hoài, còn mãi về sau…

Với truyện Kì ngộ, nhân vật Tư Lâm đã cố gắng tìm kiếm người con gái chăm sóc cho anh khi anh bị thương nhưng không thấy, đã nhiều lần anh rơi vào vô vọng. Nhưng không ngờ, người con gái mà Tư Lâm cất công đi tìm lại chính là em vợ của người hàng xóm Ba Liêm. Từ tình yêu mà người đi tìm nhau, rồi duyên phận, họ đã tìm thấy nhau và hạnh phúc bên nhau. Một cái kết đẹp cho một mối nhân duyên đẹp, đầy ngẫu nhiên và bất ngờ, bởi: “Hạnh phúc cũng vậy,

có biết bao ngả để có thể gặp được” [49, tr.447].

Có thể nói, trong hoàn cảnh khổ đau, khốc liệt và trớ trêu, tình yêu có thể bị vùi dập và bị chìm sâu vào quên lãng. Nhưng tình yêu lại vô cùng kì diệu, tình yêu vẫn tỏa sáng giữa đau thương, bùng cháy mãnh liệt và nâng đỡ con người vượt qua được nhiều khổ đau. Cho dù tình yêu có kết thúc viên mãn hay không thì đó cũng là một quá trình yêu thương đáng nhớ, ý nghĩa. Tình yêu kì diệu vì giúp con người làm được nhiều điều kì diệu và giúp con người tìm thấy nhau.

2.3.2. Vẻ đẹp của tình người

Những trang văn của Bảo Ninh không chỉ nói nhiều về nỗi đau mà qua đó còn tôn vinh vẻ đẹp của tình người. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, cái chết của những người đồng đội là một minh chứng cho vẻ đẹp tình người: “cũng chính cái chết của những người đồng đội phản ánh một phương diện khác của

chiến tranh: cái đẹp tình người. Điều đó được đúc kết trong một chân lí thật đơn

giản: “Những con người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này

nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì

bạn mình sống!”” [34, tr.243]. Những người đồng đội của Kiên đã lần lượt ra đi

sau các trận đánh hung tàn: các anh em trong tiểu đoàn 27 độc lập; trung đoàn 3 với các gương mặt như Thịnh “con”, Vĩnh, Thịnh “nhớn”, Cừ, Oanh, Tạo “voi”, Từ, Thanh, Vân… Nhớ đến Từ – người đã cũng Kiên đánh đến cửa số 5 của sân

bay Tân Sơn Nhất – trong lần gặp chót, đã trao cho Kiên cỗ bài với những lời tưởng chừng như bông đùa nhưng nghe mà xót lòng xót dạ: “Còn sống trở về thì dùng nó mà đánh bạc với đời. Các quân hai, quân ba, quân bốn này chứa hồn

thiêng của cả trung đội đấy, bọn tớ sẽ phù hộ cho cậu trăm trận trăm thắng…”

[48, tr.17]. Kiên là người may mắn nhất, vì anh còn được sống sót, trong khi đồng đội của anh đều lần lượt hi sinh. Nhưng sự “may mắn” này đã để lại trong Kiên biết bao day dứt. Tất cả những đồng đội ấy, người chết cháy, người bị thiêu trong quan tài thép cùng với tổ lái, người bị giết: “Họ bị giết ngay trước

mắt Kiên hoặc là đã chết trong vòng tay anh. Nhiều người đã chết để gỡ cho

tính mạng của Kiên. Nhiều người hi sinh bởi lỗi lầm của anh” [83]. Đôi khi biết

trước rằng rồi sẽ chết, nhưng họ vẫn mong người đồng đội của mình được sống. Tình đồng đội trong họ luôn gắn chặt với nhau trong những phút giây sinh tử của cuộc đời, đó là tình cảm đẹp rất đẹp, rất đáng trân trọng của những người lính trong chiến tranh.

Tình người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện rất tinh tế, đó không phải tình cảm biểu hiện bên ngoài mà ẩn sâu trong đau thương, trong chết chóc và lỗi lầm. Sống với những ám ảnh và buồn bã day dứt, Kiên cũng đã nhận ra được điều mà chiến tranh không thể hủy diệt, đó chính là “vĩnh cửu những tình người”. Trong chiến tranh, con người vẫn nâng đỡ và hi sinh cho nhau, hết lòng vì nhau, điều đó tồn tại vĩnh viễn sau tất cả những thương đau mà con người phải gánh chịu.Và chính những nỗi buồn đau đó đã trở thành nơi phát sáng của tình người.

Truyện ngắn Hỏa điểm cuối cùng, nhân vật Dưỡng đã có thái độ đối xử rất chân tình với kẻ thù của mình đó là cố gắng cứu tên giặc đưa vào bên trong thánh đường trước khi bộc phá phát nổ dù lúc đó anh cũng đang bị thương. Và sau đó, các đồng đội của Dưỡng đã nghĩ đến người thân của tên giặc, và nhờ người dân làm cho nó cái “mồ yên mả đẹp” để yên nghỉ, “và để gia đình nó sau này có thể rước nó về quê” [49, tr.314]. Hóa ra tình người vẫn ấm, kể cả khi đối mặt của chính kẻ thù của

mình thì lương tâm, tình người sẽ khiến con người biết thương nhau. Hành động của Dưỡng và cách suy nghĩ của những người lính đã cho thấy sự nhân nghĩa, sự khoan dung và độ lượng trong cuộc đời. Tên giặc cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh, hắn có lỗi nhưng nghĩ lại sẽ thấy tội hơn là thù hận, lao vào cuộc chiến chém giết nhau, để rồi cuối cùng khi chết đi, mọi thứ chỉ còn là tro bụi. Biết vậy, nhưng con người không thể nào làm khác được, vì chiến tranh đã kéo họ vào cuộc rồi tàn nhẫn để mặc họ quay cuồng trong bom đạn, giết chóc. Nhưng không vì thế mà tình người mất đi, tình người vẫn còn hiện hữu để cưu mang và cảm thông những con người đáng thương. Bảo Ninh đã viết câu chuyện với một cái kết có hậu, thấm đẫm tình người, tính nhân văn hiện thực. Cũng như trong truyện Hữu Khuynh, nhờ có tình người và sự cảm thông của mọi người trong làng nên dần dà mọi đau khổ của Tư Cụt cũng đã được hóa giải.

Truyện Mắc cạn lại là một mảnh ghép khác của tình người. Đó là câu chuyện

xoay quanh cuộc sống thời bao cấp đầy khó khăn của đôi vợ chồng Hảo và Túc, họ tuy đã bỏ nhau nhưng cuộc đời vẫn gắn với nhau. Khi không có tình yêu, cứ ngỡ là mọi thứ cũng sẽ kết thúc theo, nhưng giữa hai con người này thì không như thế. Mỗi người có một “con đường”, một suy nghĩ riêng và không hề nói năng gì với nhau, căn nhà cũng chia ra làm đôi rạch ròi để không ai “đụng chạm” đến ai. Nhưng cũng có lúc: “Họ riết lấy nhau, chẳng thốt một lời, im lìm mê lịm gần như chết ngất” [49, tr.382]. Và sau đó, khi đứa con ra đời, họ lại gắn với nhau trong lặng im và chỉ thi thoảng vài lần mấy câu lo cho đứa bé. Sự đời nhiều lúc trớ trêu, cuộc đời Túc dường như “mắc cạn” ở căn hộ tập thể đó, nhưng Túc vẫn giúp Hảo lo lắng và nuôi nấng:

những đứa con không cùng họ”. Thời cơ cực đó, đúng là “con người ta muôn thuở

chỉ lo sống, cứ thế sống, sống và chỉ có sống mà thôi” [49, tr.390] nhưng đọng lại

vẫn là tình người trong nhau. Giữa Túc và Hảo vẫn còn cái nghĩa sâu đậm, họ lẳng lặng giúp đỡ nhau và gắn bó với nhau trong cuộc đời về sau. Nhưng thiết nghĩ tình cảm của họ giờ đây cũng có thể gọi là “tình yêu” nhưng không phải là tình yêu thắm thiết của đôi lứa mà dưới góc độ khác, đó là tình người, tình nghĩa, đều là những điều

quí giá sẽ nâng đỡ con người trong những lúc khốn khó, éo le. Cuộc sống đẹp hơn, nhân văn hơn nhờ những tình cảm như thế.

2.3.3. Vẻ đẹp của người lính

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, tuy âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn, là những bi kịch đau thương, nhưng người đọc vẫn có thể bắt gặp được vẻ đẹp bình dị của người lính toát lên từ những niềm vui. Trong hơn mười năm cầm súng, ít nhất là hai lần nhân vật Kiên được sống trong cảm giác hạnh phúc ngập tràn. Lần thứ nhất khi đơn vị anh hành quân thần tốc“đánh vào Tây Sài Gòn kết

thúc chiến tranh”, anh và đồng đội đã:“Sung sướng tự hào vì tốc độ của chiến

thắng. Hạnh phúc. Ngỡ ngàng. Ngây ngất” [48, tr.194]. Đó là niềm hạnh phúc

lớn lao mà chỉ những người lính từng vào sinh ra tử nơi chiến hào mới thực sự hiểu hết được. Niềm vui của các anh là cảm giác nhẹ nhõm được giải thoát khỏi một cuộc sống phi tự nhiên. Có điều cảm giác ấy tồn tại trong Kiên quá ngắn ngủi, bởi ngay giờ phút hòa bình đầu tiên, Kiên đã nhận ra sự xói mòn nhân tính trong tâm hồn mình và bạn bè. Lần thứ hai Kiên được sống trong cảm giác hạnh phúc khi đoàn tàu đưa anh về tới gần Hà Nội yêu dấu sau hơn mười năm xa cách:“đầu tàu như không ngừng hân hoan thúc lên hồi còi reo vui lanh lảnh:

Hạnh phúc, hạnh phúc” [48, tr.98]. Nhưng cuộc chia tay Hiền ở ga Nam Định và

cuộc gặp gỡ Phương ở Hà Nội đã khiến cho cảm giác hạnh phúc trong con người có biệt danh “Thần Sầu” ấy tan nhanh để nhường chỗ cho những dự cảm đau buồn về một tương lai bất hạnh đang chờ anh phía trước! Từ đó có thể thấy, ý thức về niềm vui của người lính là một cách để cảm nhận Nỗi buồn chiến tranh trọn vẹn hơn, vì ít ra trong nỗi buồn của Kiên vẫn tồn tại những khoảnh khắc hạnh phúc, cuộc đời chiến đấu đã được tận hưởng niềm vui ngợp trời khi thắng trận và nỗi hân hoan khi trở lại nơi chốn thân yêu sau nhiều năm xa cách.

Ở tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, ta cũng sẽ bắt gặp những niềm vui tự nhiên và xuất phát từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống của người lính: “Đó là những niềm vui, lắm khi vui đến bốc trời. Vui khi nắng lên, vui khi

trăng tỏ, vui đột ấp trót lọt, vui khi quơ được mẻ cá ngon, khi được ngủ đẫy đêm

không phải trở dậy đi đánh giặc, vui khi gặp nhau có bi đông rượu óc ách và vui

khi thắng trận trở về” [31, tr.97-98]. Mỗi tác giả thể hiện niềm vui, niềm hạnh

phúc bình dị của người lính một cách riêng, nhưng ở Bảo Ninh ta thấy được niềm vui được ý thức, nó khiến cho nỗi buồn trở nên day dứt và sâu sắc hơn. Ở Nỗi

buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Kiên cùng với biết bao người trẻ khác đã lên

đường với khí thế và tinh thần trẻ, sẵn sàng dấn thân vào chiến tranh. Nhưng trong tiểu thuyết, vẻ đẹp của người lính không phải là tinh thần hào hùng, không khí mạnh mẽ xung trận… như cách mà các tác giả khác đã xây dựng. Suy cho cùng, họ cũng vì cuộc chiến mà phải ra đi, nên phải sống trong điều kiện vất vả thiếu thốn, phải đối diện với những cảnh chém giết, chết chóc rợn người nhưng họ cũng có những nỗi sợ hãi chết chóc, những khát khao như bao người. Qua đó, Bảo Ninh đã phần nào đưa đến một cách nhìn khác chân thực hơn về niềm vui và nỗi buồn của người lính.

Còn trong các truyện ngắn, Bảo Ninh đã cho thấy vẻ đẹp của người lính toát

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 70)