Giọng văn trăn trở, suy ngẫm, day dứt

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 95 - 101)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giọng văn trăn trở, suy ngẫm, day dứt

Giọng văn trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh chứa đựng nhiều trăn trở và day dứt, đó là những suy ngẫm, trao gửi của tác giả về cuộc đời, về sự

sống, về nỗi buồn, về sự hi sinh, về hạnh phúc hay khổ đau… Đó không phải là những lời “đao tao búa lớn” hay nặng nề mà là những lời tâm tình rất đỗi bình dị, câu chữ nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu sắc.

Truyện ngắn Thời tiết của kí ức, giọng văn là sự suy tư của tác giả về lẽ đời được rút ra ở cuối truyện. Đó là nỗi day dứt về nỗi đau, về những kí ức của quá khứ… Nỗi đau không chỉ làm cho cuộc đời của con người trọn vẹn hơn mà

còn “hàm chứa thế năng bung phá vào hiện tại và tương lai” và qua đó “đề

xuất những vấn đề thuộc về nhân tính và nghệ thuật” [8, tr.11]. Nỗi đau không

phải muốn quên là quên, muốn xóa là xóa, muốn không nhớ là sẽ không nhớ, cũng vì thế mà nó có những ý nghĩa rất riêng: “Bởi vì là một nỗi đau nên quá

khứ còn sống mãi. Và nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được

một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng

khoan thứ và một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận” [49, tr.114]. Bảo

Ninh nhận thức số phận, cuộc đời của con người đều xoay quanh cái vòng quay của hạnh phúc lẫn khổ đau. Dẫu biết không có gì là trọn vẹn, nhưng dường như những điều đó lại có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Nhờ có khổ đau mà con người mới biết trân trọng hơn hạnh phúc quanh mình cho dù niềm hạnh phúc đó nhỏ nhoi. Nhờ có khổ đau mà con người mới thấu cảm lẫn nhau và biết chia sẻ, cảm thông với nhau nhiều hơn. Và nhờ có khổ đau mà con người sống trọn vẹn hơn, nhận thức được sâu sắc hơn giá trị của cuộc sống. Đối với Kiên cũng vậy: “những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức

mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay” [48, tr.59].

Sức mạnh của sự hồi tưởng về quá khứ đau buồn đã cứu vớt cho tâm hồn Kiên, để anh có lòng tin và khao khát sống với đời. Có lẽ vì vậy mà tác giả Đoàn Ánh Dương có nhận xét: “Văn Bảo Ninh luôn là những cật vấn vào các vấn đề của

quá khứ, về sức mạnh ẩn tàng của nó” [8, tr.11]. Chính vì thế, những suy ngẫm

về nỗi đau trong các sáng tác của Bảo Ninh đã góp phần thực hiện nhiệm vụ cao cả của văn học, đó là thể hiện sự đồng cảm và quan tâm đến mỗi cá nhân của

con người trong xã hội, đặc biệt là hướng đến những nỗi đau mà họ phải chịu đựng và nếm trải trong cuộc đời.

Với Tạ Duy Anh, tác giả viết về những câu chuyện đời đầy bất hạnh, những khát vọng của con người bị vùi dập với giọng văn mạnh mẽ, nghiêm trang…nhưng ẩn sau đó là những suy ngẫm đầy tính nhân văn về con người. Ở Bảo Ninh, thì giọng văn trăn trở, day dứt, suy ngẫm nhưng chứa đựng một cái gì đó khắc khoải, thâm trầm đầy xót xa, thể hiện tấm lòng và sự thương cảm sâu nặng của nhà văn. Mặc dù mỗi tác giả có một nét khác biệt trong giọng văn, nhưng giữa Bảo Ninh và Tạ Duy Anh đều có sự gặp gỡ nhau ở giọng văn trăn trở, day dứt và đầy những suy ngẫm.

Bảo Ninh suy ngẫm về tình người, giọng văn day dứt như một lời cảnh báo về hậu quả sâu xa của chiến tranh. Lời của Can khi tâm sự với Kiên: “Tôi

không sợ chết, nhưng cứ bắn giết mãi thế này thì chết hoại tình người”

[48, tr.27]. Chiến tranh còn kéo dài, ngày nào máu còn đổ xuống thì đúng là “chết hoại tình người”. Tình người là điều quí giá, là niềm tin để con người nương tựa vào nhau mà tồn tại. Trong chiến tranh, tình người sẽ xoa dịu bớt những tổn thất, những đau thương cho con người, có thể thấy được điều đó ở truyện ngắn Hữu Khuynh: “Sự đời, tình người thần tình vậy đó. Tất cả nhẹ

tênh. Không có gì là vĩnh cửu hết, kể cả nỗi đau khổ, sự khiếp sợ và lòng căm thù” [49, tr.212]. Cho nên nếu tình người cũng bị hủy diệt thì cuộc sống khó mà tiếp diễn được. Những trăn trở mà Bảo Ninh gửi vào lời văn cho ta thấy được tấm lòng cao đẹp vì con người của nhà văn.

Qua lời dặn dò của dượng trong ngày Kiên đến từ biệt, có thể cảm nhận được giọng văn trăn trở, suy tư về sự tồn tại, về sự sống còn của con người:

“Nghĩa vụ của một con người trước Trời Đất là sống chứ không phải là hy sinh

nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ” [48,

tr.72]. Với mong muốn Kiên hãy sống để trở về. Bởi: “Cuộc đời còn rất dài với

được bây giờ?” [48, tr.73]. Dẫu biết rằng khi bước vào cuộc chiến thì sự trở về là một điều mong manh, nhưng ẩn sâu trong lời nói của dượng với Kiên là những ý nghĩa thiết thực nên nhìn nhận về sự tồn tại và trải nghiệm đến tận cùng, đối diện với mọi thứ trong cuộc đời. Điều đó tiếp thêm khí thế, hun đúc niềm tin và hi vọng cho Kiên. Cuộc đời của mỗi con người cũng lắm gian truân, phải nếm trải biết bao khổ đau và buồn vui, nhưng khi phải sống trong cảm giác tội lỗi thì lại càng cảm thấy cuộc đời thăm thẳm, mênh mông và dài đằng đẵng. Bảo Ninh đã hướng về số phận của mỗi con người, để khám phá những ưu tư trong cuộc đời họ thông qua nhân vật Phúc trong truyện Thời tiết của kí ức: “Dĩ

nhiên với dòng đời dài vô cùng vô tận thì bốn mươi năm có là bao, chỉ là một

khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một cõi thời gian mênh

mang như biển mà từ bờ này sang bờ kia ngang với từ kiếp này sang kiếp khác

[49, tr.89].

Chiến tranh chia cắt, cướp đi cuộc sống của con người. Và nỗi buồn của con người khi không còn trên cõi đời này trong hình dung của Bảo Ninh, cũng đau lòng và xót xa: “Buồn lắm. Thương lắm. Ai oán. Dưới mồ sâu người đâu

còn là người. Nhìn nhau. Hiểu nhau mà không làm gì được cho nhau” [48,

tr.52]. Khi trở về với cát bụi, mọi thứ cũng chỉ còn là hư vô, nỗi đau cũng theo con người về cõi chết. Thông điệp mà Bảo Ninh muốn nhắn gửi chính là: Chết đi, người không còn là người, không thể làm gì được cho nhau nữa, nên phải quí trọng những giờ phút còn được sống bên cạnh người thân, gia đình, bạn bè… Bởi sự sống quí giá và tình người cũng quí giá không kém. Bên cạnh đó, con người phải biết sống sao cho ý nghĩa, để xứng đáng với những gì mà các thế hệ đi trước đã hi sinh: “Và người tốt sẽ còn được sinh ra ở các thế hệ sau. Còn những thằng sống sót thì phải cố gắng sống tử tế, sống cho ra sống. Chứ không

thì chiến đấu làm gì?” [48, tr.52].

Giọng văn còn thể hiện nỗi day dứt, suy ngẫm về hòa bình: “Hòa bình

xương” [48, tr.52]. Tuy có phần đau thương, nhưng đó chính là thực tế chiến đấu, thực tế mất mát. Nền hòa bình có được phải đổi bằng biết bao xương máu của các chiến sĩ, của bao thế hệ xung phong ra mặt trận, bởi thế, hòa bình vui đó nhưng cũng đau xót còn đó. Chính vì vậy mà niềm vui, hạnh phúc tột cùng của những người chiến sĩ và tất cả mọi người là mong mỏi chấm dứt chiến tranh. Đó là một niềm ao ước, đến nỗi chỉ được sống trọn một ngày thôi cũng đã là hạnh phúc lắm rồi: “Không còn bọn Mỹ, không còn bọn ngụy, không bom không pháo, đất nước thống nhất, hòa bình, dẫu chỉ được sống trọn một ngày như vậy

thôi rồi chết, cũng đáng” [48, tr.476]. Cuộc sống chỉ thật sự vui vẻ và hạnh phúc

khi đất nước không còn bóng quân thù, mọi người được sống yên ổn trên mảnh đất của mình, không chém giết, không tàn phá lẫn nhau. Trong truyện ngắn

thư từ Quý Sửu, giọng văn suy ngẫm về niềm mong ước hòa bình. Hòa bình

khiến cho con người khao khát sống mãnh liệt, để tận hưởng niềm hạnh phúc lớn lao ấy: “Hạnh phúc hòa bình ngân dài trong gió, rực sáng dưới nắng, như

là một niềm hư ảo có thể ngửi thấy, sờ thấy, có thể chạm tay vào được”

[49, tr.145].

Những cái kết thúc trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh có một điểm đặc biệt là thường không khẳng định, chốt lại vấn đề, không có lời giải đáp… mà có những khoảng trống, những câu hỏi. Giọng văn của Bảo Ninh trong những đoạn kết thúc của truyện chứa nhiều suy ngẫm, mà quan trọng là nhà văn muốn dành sự suy ngẫm đó cho người đọc. Như cái kết trong truyện

Không đâu vào đâu, chỉ là một câu hỏi bỏ ngỏ: “Một nhân vật lớn lao, quyền

cao chức trọng, một tên tuổi đáng vì nể, một cuộc đời thành đạt và họan lộ vẫn

thênh thang, vẫn đang lên như diều cớ sao lại có thể ứa nước mắt một cách

không đâu như vậy chứ? Và tại sao nhỉ, con người đó lại thốt lên một lời than

tiếc phi lý như vậy về đời mình?” [49, tr.39]. Hay những cái kết của truyện K

tự như thế, là những một niềm hoang hoải, suy tư, những cái kết lặng lẽ, không có lời giải đáp.

Tuy vậy, những kết thúc đó luôn khơi mở những hi vọng nhỏ bé, ấp ủ những tin tưởng mới dành cho cuộc đời, cho tương lai của con người… Giọng văn vẫn trăn trở và suy ngẫm, nhưng lại hé mở nhiều điều tốt đẹp. Như kết thúc trong truyện Hữu khuynh: “Lòng người thiết tha mong được sớm bắt đầu thời đại mới, với niềm hi vọng là từ đây sẽ mãi mãi không cùng chuỗi dài miên man

ngày lành tháng tốt” [49, tr.229]. Hay cái kết trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến

tranh mà cũng là lời của chính tác giả dành cho nhân vật của mình: “Anh sẽ

được trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí, những tình cảm đã giúp chúng

ta vượt qua muôn vàn đau khổ của chiến tranh” và để cho anh được sống

những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải bước vào chiến tranh,

chúng ta cần phải chịu đựng và hi sinh tất cả” [48, tr.320]. Và như lời của “tôi”

trong truyện Thách đấu: “Thậm chí chiến tranh cũng mang gương mặt tươi vui

giúp làm rộn rã thêm những tháng ngày bình yên của tôi hồi đó” [49, tr.355].

Nỗi đau buồn trong chiến tranh cũng như trong cuộc đời mỗi người dù khó phai nhòa, cũng không thể nào quên được, nhưng quan trọng là người ta sẽ chấp nhận nỗi đau vì những trải nghiệm mà nó mang lại, từ đó biết vượt qua và tiếp thêm niềm tin yêu cho một quãng đời mới cả trong quá khứ đến hiện tại và trong tương lai.

Ở truyện Kỳ ngộ, Bảo Ninh lại mang đến một nỗi trăn trở và suy ngẫm về cuộc sống:

Thế gian này sở dĩ hẹp là vì nó không khi nào chịu giống như là lẽ ra nó

phải thế. Và cuộc sống này thì tiếng vậy chứ vẫn cứ vô cùng đáng sống bởi

ngoài nông nỗi nhọc nhằn ngày qua ngày y chang nhau chán ngắt còn có biết

bao nhiêu là những bất thường, từ những may mắn lớn lao dành cho tất cả tới

những diệu kỳ lặng lẽ luôn âm thầm chợt đến với đời riêng mỗi người

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, không bao giờ hết khó khăn nhọc nhằn. Cuộc đời mỗi người cũng như vậy. Như Tư Lâm, rơi vào hoản cảnh trớ trêu cũng bởi vì trò đùa của số phận. Nhưng suy cho cùng, cuộc sống lại chứa đựng nhiều điều bất ngờ, nhiều điều kì diệu sẽ đến với mỗi con người. Bằng giọng văn suy ngẫm, nhưng nhẹ nhàng, Bảo Ninh đã mang một thông điệp ý nghĩa đến cho mọi người: cuộc sống rất đáng trân quý!

Tạ Duy Anh cũng có giọng văn trăn trở và suy ngẫm về con người, về thời thế, về cuộc đời… Sau khi trải qua những đắng cay của cuộc đời, con người sẽ chiêm nghiệm và nhận ra được ý nghĩa của cuộc đời. Tuy nhiên, ở Tạ Duy Anh, đằng sau những suy ngẫm đó là hiện thực mà con người không thể đối diện. Còn Bảo Ninh, cũng là hiện thực đau buồn, day dứt với vô vàn chuyện đời, chuyện người, chuyện chiến tranh… giọng văn suy ngẫm của Bảo Ninh mang đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng, con người sẽ trải nghiệm, chấp nhận để tìm lấy những ý nghĩa dành cho mình.

Giọng văn trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh luôn trăn trở, suy ngẫm, day dứt nhưng vẫn thấm đẫm buồn và niềm thương xót bộc lộ trong từng câu văn, từng dòng chữ. Đó cũng chính là nỗi trăn trở, day dứt, khắc khoải của Bảo Ninh khi hướng về cuộc đời, số phận của từng con người.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)