Điểm nhìn trần thuật từ bên trong – từ tâm hồn soi chiếu ra hiện

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 85 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Điểm nhìn trần thuật từ bên trong – từ tâm hồn soi chiếu ra hiện

hiện thực bên ngoài

Điểm nhìn trần thuật từ bên trong sẽ tái hiện được đời sống nội tâm, suy nghĩ của nhân vật một cách sâu sắc hơn. Điểm nhìn bên trong còn được gọi là “điểm nhìn chủ quan”, nhà văn có thể trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể và rõ ràng.

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, điểm nhìn trần thuật bên trong được Bảo Ninh đặt vào các nhân vật, và còn có sự dịch chuyển rất linh hoạt từ nhân vật này sang nhân vật khác; nhờ đó mà cảm nhận về chiến tranh trong từng con người trở nên sâu sắc và cụ thể hơn. Ở Kiên, chúng ta thấy điểm nhìn được nối kết thông qua những hồi ức từ quá khứ. Dù đã trở về từ cuộc chiến, nhưng Kiên vẫn không thoát khỏi hành trình tìm về quá khứ, bởi vì đối với Kiên quá khứ có một ý nghĩa lớn lao, những hoài niệm đau buồn về chiến tranh, tình yêu với Phương đều là những phần quan trọng gắn với cuộc đời của Kiên. Quá khứ trở về trong những giấc mơ, những nỗi nhớ, những hồi ức bất chợt… Kiên cứ nhớ về: mùa khô ấy, thời ấy, Kiên lặng đi nhớ lại, Kiên nhớ, hồi đó, đêm ấy, anh

nhớ lại rằng… Những giấc mơ cứ trở về liên tục, lúc tỉnh lúc mơ: “Giờ đây,

nhắm mắt dọi nhìn vào hồi ức, Kiên lại lặng lẽ thấy lại mình, dường như vừa

mới buổi trưa ngày hôm qua đó thôi” [48, tr.40], hay:“Cách đây không lâu

trong mơ tôi đã trở lại với truông Gọi Hồn”; rồi “suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỷ niệm một, từng người một,

lần lượt từ từ rành rọt như những thước phim quay chậm” [48, tr.57]. Có đêm

Kiên mơ thấy Hòa; chiến tranh ám ảnh đến mức: “có đêm tôi giật mình thức dậy

nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang

sống của Kiên. Những trăn trở, vật lộn và “chiến đấu” với kí ức ám ảnh của Kiên đã cho thấy được những gì mà con người phải chịu đựng là vô cùng lớn lao.

Kiên cảm nhận được rằng: “Có thể từ rày cuộc đời anh sẽ luôn luôn như

thế này chăng: tối tăm, đau khổ nhưng rạng ngời hạnh phúc? Và có thể giữa mơ

với tỉnh, như cheo leo trên bờ vực mà anh sẽ vượt nốt chặng đường đời còn lại”

[48, tr.55]. Những cảm nhận và sự đánh đổi trong chiến tranh cũng lí giải được phần nào những nỗi niềm sâu kín khó chia sẻ trong lòng Kiên.

Bên cạnh đó, còn là điểm nhìn từ Phương. Nếu Kiên tham gia cuộc chiến tranh vì sự xông pha, lí tưởng của tuổi trẻ thì Phương đã nhìn thấy được cái bi thương và thảm cảnh của chiến tranh. Cái nhìn của Phương về tương lai như một lời tiên đoán: “Em nhìn thấy tương lai, – Phương nói – Đấy là sự đổ nát. Sự

thiêu hủy” [48, tr.170]. Cái nhìn xa của Phương là điều mà Kiên không nghĩ

đến, và cuối cùng thì sự đổ nát và thiêu hủy cũng xảy ra, Phương đã bị chiến tranh hủy hoại đi nhiều điều quý giá của cuộc đời, ngay cả kết thúc tình yêu trọn vẹn với Kiên cũng mất. Điểm nhìn của Phương giống với điểm nhìn của cha Kiên, cha Kiên cũng nghĩ đến điều đó. Có thể nói, khi đặt điểm nhìn bên trong vào các nhân vật, chiến tranh được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, các nhân vật được miêu tả đa chiều hơn và thông qua đó, mỗi nhân vật tự bộc lộ những nội tâm phức tạp và sự day dứt khác nhau. Chiến tranh trong cảm nhận của Kiên khác với của Phương, với đồng đội của Kiên, của cha Kiên… Nỗi đau của Kiên cũng khác của Phương, khác với những đồng đội, đó có thể là sự trở dậy của kí ức, hay cũng có thể là nỗi nhớ, nỗi ám ảnh… Chiến tranh vì thế mà được soi chiếu và cảm nhận từ cái nhìn của mỗi con người. Trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, tác giả cũng đặt điểm nhìn bên trong vào các nhân vật chính, các nhân vật này hầu như thế chỗ cho tác giả, và cũng có sự dịch chuyển khá linh hoạt. Cho nên các sự việc được trần thuật từ nhiều nhân vật khác nhau đã giúp cho tiểu thuyết của Tạ Duy Anh mở rộng được tầm nhìn từ nhiều phía và tạo được chiều

sâu của mỗi tác phẩm. Nhưng ở Bảo Ninh có điểm đặc biệt, chính là sự bộc lộ tâm trạng của các nhân vật day dứt và sâu sắc hơn, mỗi nhân vật có một điểm nhìn nhưng đều xoáy vào nỗi đau lớn đó là hiện thực chiến tranh đau thương và những số phận bi thảm của con người.

Còn với các truyện ngắn như Vô cùng xưa cũ, Gọi con, Ngàn năm mây

trắng, Lá thư từ Quý Sửu, La Mác-xây-e, Tình thư, Đêm trừ tịch, Gió dại, Kỳ

ngộ, Rửa tay gác kiếm, Thách đấu, Bí ẩn của làn nước, Giang, Khắc dấu mạn

thuyền, Hà Nội lúc không giờ, Đêm cuối cùng ngày đầu tiên, Bội phản,

Không đâu vào đâu… Hầu hết các nhân vật trong truyện đều tự bộc lộ nội tâm,

tình cảm của mình. Ở điểm nhìn bên trong, các truyện ngắn của Bảo Ninh được kể theo dạng thức trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Theo đó, “tôi” tự mình kể lại câu chuyện về cuộc đời mình, kể về câu chuyện của người khác, và chủ động bày tỏ mọi suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình về sự việc, sự kiện, hoàn cảnh… từ đầu cho đến cuối truyện.

Câu chuyện của nhân vật “tôi” trong ẩn của làn nước với một nỗi đau “mãi mãi là bí ẩn” giống như tựa đề của truyện. Nỗi đau của nhân vật chính là nỗi đau mất gia đình, và xót xa hơn, đứa con gái mà anh cứu được lại không phải là con của anh mà của người đàn bà xa lạ; đó là điều mà không ai biết được. Nỗi khổ của nhân vật “tôi” là do chiến tranh và cả định mệnh trớ trêu đã khiến cho tôi phải ôm trong lòng một nỗi bi kịch không thể nói thành lời. Sự trớ trêu nữa là ở truyện Bội phản, điểm nhìn bên trong từ nhân vật “tôi”. “Tôi” phải hằng ngày chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt của Quân với Thảo. Dù biết Quân – anh rể đã bội bạc với Hằng – chị ruột của “tôi”, nhưng “tôi” lại không thể nào ra mặt để nói thẳng điều đó. Từ đây, dẫn đến sự xâu xé và dằn vặt nội tâm của “tôi”. Nhưng qua sự dằn vặt đó, không chỉ là sự bội phản của Quân với Hằng mà còn là sự bội phản của chính “tôi” với anh chị ruột của mình, cho nên “tôi” như đang đối diện với sự éo le của chính cuộc đời mình.

Truyện Khắc dấu mạn thuyền, “tôi” đã kể lại những sự việc và ký ức của cuộc đời mình. Đó là kí ức đẹp với một người con gái xa lạ, là kí ức dữ dội và quyết liệt của chiến tranh, để lại trong “tôi” những nỗi sầu riêng, luôn khiến lòng người phải day dứt. Ở truyện này, điểm nhìn bên trong của “tôi” được di chuyển linh hoạt từ thực tại trở về với thời chiến để xây dựng lại một thời bom đạn đã in sâu trong kí ức của “tôi”.

Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn điểm nhìn bên trong để khám phá tâm hồn của con người. Còn Bảo Ninh cũng chọn điểm nhìn bên trong để khám phá thế giới tâm hồn của con người, nhưng đặc biệt, sự khám phá đó gắn liền với những bi kịch, những câu chuyện tréo ngoe kể cả trong thời chiến và thời bình của con người. Điểm nhìn này góp phần thể hiện rõ tư tưởng nhân văn hiện thực, nhất là khi hướng phần nhiều về nỗi đau của số phận con người chứ không đơn thuần dừng lại ở việc khám phá nội tâm.

Việc để cho nhân vật tự bộc lộ chính là một cách để Bảo Ninh đi sâu vào tìm hiểu thế giới nội tâm với những trăn trở, những nỗi niềm khó diễn tả thành lời của nhân vật. Những số phận của con người được khơi mở và diễn tả chân thực, đầy đặn hơn. Bảo Ninh, với tất cả những tình cảm xuất phát từ tâm hồn đã soi chiếu ra hiện thực những câu chuyện đời, chuyện người thấm đẫm tư tưởng nhân văn hiện thực.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 85 - 88)