Vẻ đẹp của tình người

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 73 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Vẻ đẹp của tình người

Những trang văn của Bảo Ninh không chỉ nói nhiều về nỗi đau mà qua đó còn tôn vinh vẻ đẹp của tình người. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, cái chết của những người đồng đội là một minh chứng cho vẻ đẹp tình người: “cũng chính cái chết của những người đồng đội phản ánh một phương diện khác của

chiến tranh: cái đẹp tình người. Điều đó được đúc kết trong một chân lí thật đơn

giản: “Những con người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này

nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì

bạn mình sống!”” [34, tr.243]. Những người đồng đội của Kiên đã lần lượt ra đi

sau các trận đánh hung tàn: các anh em trong tiểu đoàn 27 độc lập; trung đoàn 3 với các gương mặt như Thịnh “con”, Vĩnh, Thịnh “nhớn”, Cừ, Oanh, Tạo “voi”, Từ, Thanh, Vân… Nhớ đến Từ – người đã cũng Kiên đánh đến cửa số 5 của sân

bay Tân Sơn Nhất – trong lần gặp chót, đã trao cho Kiên cỗ bài với những lời tưởng chừng như bông đùa nhưng nghe mà xót lòng xót dạ: “Còn sống trở về thì dùng nó mà đánh bạc với đời. Các quân hai, quân ba, quân bốn này chứa hồn

thiêng của cả trung đội đấy, bọn tớ sẽ phù hộ cho cậu trăm trận trăm thắng…”

[48, tr.17]. Kiên là người may mắn nhất, vì anh còn được sống sót, trong khi đồng đội của anh đều lần lượt hi sinh. Nhưng sự “may mắn” này đã để lại trong Kiên biết bao day dứt. Tất cả những đồng đội ấy, người chết cháy, người bị thiêu trong quan tài thép cùng với tổ lái, người bị giết: “Họ bị giết ngay trước

mắt Kiên hoặc là đã chết trong vòng tay anh. Nhiều người đã chết để gỡ cho

tính mạng của Kiên. Nhiều người hi sinh bởi lỗi lầm của anh” [83]. Đôi khi biết

trước rằng rồi sẽ chết, nhưng họ vẫn mong người đồng đội của mình được sống. Tình đồng đội trong họ luôn gắn chặt với nhau trong những phút giây sinh tử của cuộc đời, đó là tình cảm đẹp rất đẹp, rất đáng trân trọng của những người lính trong chiến tranh.

Tình người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện rất tinh tế, đó không phải tình cảm biểu hiện bên ngoài mà ẩn sâu trong đau thương, trong chết chóc và lỗi lầm. Sống với những ám ảnh và buồn bã day dứt, Kiên cũng đã nhận ra được điều mà chiến tranh không thể hủy diệt, đó chính là “vĩnh cửu những tình người”. Trong chiến tranh, con người vẫn nâng đỡ và hi sinh cho nhau, hết lòng vì nhau, điều đó tồn tại vĩnh viễn sau tất cả những thương đau mà con người phải gánh chịu.Và chính những nỗi buồn đau đó đã trở thành nơi phát sáng của tình người.

Truyện ngắn Hỏa điểm cuối cùng, nhân vật Dưỡng đã có thái độ đối xử rất chân tình với kẻ thù của mình đó là cố gắng cứu tên giặc đưa vào bên trong thánh đường trước khi bộc phá phát nổ dù lúc đó anh cũng đang bị thương. Và sau đó, các đồng đội của Dưỡng đã nghĩ đến người thân của tên giặc, và nhờ người dân làm cho nó cái “mồ yên mả đẹp” để yên nghỉ, “và để gia đình nó sau này có thể rước nó về quê” [49, tr.314]. Hóa ra tình người vẫn ấm, kể cả khi đối mặt của chính kẻ thù của

mình thì lương tâm, tình người sẽ khiến con người biết thương nhau. Hành động của Dưỡng và cách suy nghĩ của những người lính đã cho thấy sự nhân nghĩa, sự khoan dung và độ lượng trong cuộc đời. Tên giặc cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh, hắn có lỗi nhưng nghĩ lại sẽ thấy tội hơn là thù hận, lao vào cuộc chiến chém giết nhau, để rồi cuối cùng khi chết đi, mọi thứ chỉ còn là tro bụi. Biết vậy, nhưng con người không thể nào làm khác được, vì chiến tranh đã kéo họ vào cuộc rồi tàn nhẫn để mặc họ quay cuồng trong bom đạn, giết chóc. Nhưng không vì thế mà tình người mất đi, tình người vẫn còn hiện hữu để cưu mang và cảm thông những con người đáng thương. Bảo Ninh đã viết câu chuyện với một cái kết có hậu, thấm đẫm tình người, tính nhân văn hiện thực. Cũng như trong truyện Hữu Khuynh, nhờ có tình người và sự cảm thông của mọi người trong làng nên dần dà mọi đau khổ của Tư Cụt cũng đã được hóa giải.

Truyện Mắc cạn lại là một mảnh ghép khác của tình người. Đó là câu chuyện

xoay quanh cuộc sống thời bao cấp đầy khó khăn của đôi vợ chồng Hảo và Túc, họ tuy đã bỏ nhau nhưng cuộc đời vẫn gắn với nhau. Khi không có tình yêu, cứ ngỡ là mọi thứ cũng sẽ kết thúc theo, nhưng giữa hai con người này thì không như thế. Mỗi người có một “con đường”, một suy nghĩ riêng và không hề nói năng gì với nhau, căn nhà cũng chia ra làm đôi rạch ròi để không ai “đụng chạm” đến ai. Nhưng cũng có lúc: “Họ riết lấy nhau, chẳng thốt một lời, im lìm mê lịm gần như chết ngất” [49, tr.382]. Và sau đó, khi đứa con ra đời, họ lại gắn với nhau trong lặng im và chỉ thi thoảng vài lần mấy câu lo cho đứa bé. Sự đời nhiều lúc trớ trêu, cuộc đời Túc dường như “mắc cạn” ở căn hộ tập thể đó, nhưng Túc vẫn giúp Hảo lo lắng và nuôi nấng:

những đứa con không cùng họ”. Thời cơ cực đó, đúng là “con người ta muôn thuở

chỉ lo sống, cứ thế sống, sống và chỉ có sống mà thôi” [49, tr.390] nhưng đọng lại

vẫn là tình người trong nhau. Giữa Túc và Hảo vẫn còn cái nghĩa sâu đậm, họ lẳng lặng giúp đỡ nhau và gắn bó với nhau trong cuộc đời về sau. Nhưng thiết nghĩ tình cảm của họ giờ đây cũng có thể gọi là “tình yêu” nhưng không phải là tình yêu thắm thiết của đôi lứa mà dưới góc độ khác, đó là tình người, tình nghĩa, đều là những điều

quí giá sẽ nâng đỡ con người trong những lúc khốn khó, éo le. Cuộc sống đẹp hơn, nhân văn hơn nhờ những tình cảm như thế.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 73 - 76)